Live Tìm đường giải thoát: Trả lời tất cả các câu hỏi của bọn mày về đạo Phật chính thống Ấn Độ, giải thích đạo Phật Nam Tông !

Tao đồng ý với mày. Nói một đằng làm một nẻo. Ko biết là ko biết cái gì. Ko biết đĩa thịt trước mặt mình từ đâu mà có hay là kp mình giết làm thịt nên vờ như ko biết. Nghe nó có thiểu năng k. Chỉ có ăn hoặc k ăn lại còn có cái kiểu miệng ăn mà "tâm" phải "tỏ ra" ko biết :vozvn (19):

Bạn không hiểu và cũng không hành trì thì tham gia làm gì, chỉ tỏ ra mình nông nổi thôi.

Thời đó nó khác thời nay nhiều, đi khất thực một lần, ngày ăn một bữa trước ngọ thời, không phân biệt đồ bố thí sang hay hèn, cơ bản là sạch sẽ và người thí thực chân thành.

Nên các thầy do cái duyên đến thì nhận, tránh cái tâm phiền não cho chúng sinh.

Mục đích của Phật giáo là tăng trưởng trí huệ, phổ độ chúng sinh và khất thực là một phần nhỏ của quá trình.

Đâu phải người tham ăn tục uống lấy ăn no uống say làm thú vui có thể bàn luận?
 
thì tôi chỉ hỏi dưới góc độ triết học thôi, vì mấy ông trên này bảo phật giáo ko phải tôn giáo mà là triết học. Còn nếu xem phật giáo đưa mọi người đến niết bàn thì nó chẳng khác gì tôn giáo cả, quan điểm của tôi là thế.

Về mặt triết học thì Phật giáo cá nhân hoá bản thể theo nhân duyên, kiếp này rồi kiếp sau tăng trưởng trí huệ dần dần, dùng các giới để răn đe kẻ sơ học, người yếu đuối, còn pháp gia đồng bộ hoá nhân sinh theo pháp luật dựa trên quan điểm khiến dân sợ không dám làm việc ác vì nhân quả ngay lập tức còn tàn ác hơn, tức là lấy cái rất ác răn đe cái ác?
 
Phật giáo Nguyên thuỷ có nhận định gì về cõi Tây phương cực lạc?
Mục đích tu tối thượng là để giải thoát khỏi sự luân hồi và muôn kiếp khổ đau, nhưng nếu nguyện lực của một người chỉ cầu sinh thiên thôi thì sao? điều đó có trái với giáo pháp không?

Mục đích cốt lõi của kẻ tu hành là dùng các phương tiện điều phục các căn, hành trì tinh tấn để sinh ra trí huệ, đời sau rồi sau nữa, qua trăm ngàn kiếp thì trí huệ viên mãn thành bậc vô học (tức không cần học cũng biết), khi đó mới có thể thành quả vị.
 
Để trả lời về vấn đề "Khởi Đầu Phật Giáo Cho Phép Dùng Tam Tịnh Nhục, Rồi Thuận Theo Nhân Duyên 'Giới Cấm Ăn Thịt' Được Gotama Tuyên Bố" và có hẳn bài giảng về nó hẳn hoi (ĐÂY LÀ PHẦN DÀNH CHO NHỮNG KẺ CHƯA CHỊU TÌM HIỂU KHO TÀNG KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO KỂ CẢ ĐẠI THỪA VÀ NGUYÊN THỦY MÀ CỨ THÍCH RỐNG HỌNG TUYÊN BỐ NHỮNG GÌ ĐƯỢC TUYÊN BÀY LÀ SAI => CHÍNH BẢN THÂN CHƯA CÓ ĐỦ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỂ THẨM XÉT/CHƯA TỰ THÂN TRẢI NGHIỆM/KIỂM CHỨNG MÀ ĐÃ VỘI KẾT LUẬN).

Khởi đầu KHI CON ĐƯỜNG (ĐẠO) GIÁC NGỘ - ĐƯỢC GOTAMA TÌM LẠI/DỰNG LẠI/TUYÊN BÀY, bấy giờ tăng đoàn mới được kiến tạo gồm tập hợp nhiều những cá nhân với thói quen tập quán sinh hoạt thế tục mà hầu như toàn bộ tập quán trên theo chiều hướng đọa lạc đem đến đau khổ...

Tập trung vào vấn đề chính là thói quen ăn nuốt lẫn nhau, nuôi dưỡng nhau bằng máu thịt/bằng sự sát hại, khi ấy với 4 SỰ THẬT được Gotama tuyên bày: ĐÂY LÀ KHỔ - ĐÂY LÀ CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN ĐAU KHỔ (TẬP) - ĐÂY LÀ SỰ CHẤM DỨT KHỔ ĐAU (DIỆT) - ĐÂY LÀ CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN SỰ CHẤM DỨT KHỔ ĐAU (ĐẠO), thì thói quen nuôi dưỡng thân bằng sự chết của chúng sanh là Tập, Gotama chỉ ra nó => nhưng phải làm sao để uốn nắn một thân cây đã trưởng thành và cứng chắc mà không bị gãy, nếu không khéo léo sử dụng Tuệ Tri Phương Tiện để từng bước làm mềm cấu trúc đã được định hình sâu dày bền chắc => Pháp thiểu dục tri túc hướng những đệ tử đầu tiên của Gotama đi những bước đầu về ĐẠO, đã chỉ ra thói quen TẬP HÀNH ĐƯA ĐẾN ĐAU KHỔ CỦA VIỆC SÁT SANH HẠI VẬT NUÔI THÂN => Gotama cũng từng bước khuyến khích các đệ tử "BÀO MÒN NGHIỆP SÁT BẰNG BƯỚC KHỞI ĐẦU" ngày ăn 1 bữa/thông qua khất thực (ở đây nhiều nghĩa phát triển nếu các HÀNH GIẢ THỰC SỰ MUỐN TỰ THÂN TRẢI NGHIỆM/THẨM XÉT BẰNG CHÍNH TƯ DUY CỦA MÌNH ĐỂ RỒI MINH CHỨNG NÓ. Ở đây chỉ tập trung vào chủ đề đang đề cập) ngày ăn 1 bữa => và vì khất thực nên thực phẩm được cúng dường (chính xác là Cung Dưỡng - CUNG CẤP DƯỠNG NUÔI ) là tùy vào điều kiện nhân duyên của người cúng dường - VẬT THỰC VẪN LÀ NHỤC THÂN CHÚNG SANH LÀM CHỦ ĐẠO. TAM TỊNH NHỤC RA ĐỜI LÀ 1 TUỆ TRI PHƯƠNG TIỆN VÍ NHƯ LƯỠI DAO BÀO MỎNG THÓI QUEN CỦA VIỆC ĂN THỊT: "Không ăn thịt chúng sanh mà BẢN THÂN CHỦ Ý GIẾT HẠI SANH VẬT ẤY ĐỂ NUÔI THÂN NÀY; không ăn thịt chúng sanh mà THẤY CHÚNG SANH ĐÓ BỊ GIẾT ĐỂ NUÔI THÂN NÀY, không ăn thịt chúng sanh mà BIẾT/NGHĨ TƯỞNG RÕ RẰNG CHÚNG SANH ĐÓ BỊ GIẾT ĐỂ NUÔI THÂN NÀY". Vậy thì như @Zeus777@chinchinchin với tư duy Chân Chánh của chính bản thân đã chỉ rõ, chỉ có 2 trường hợp Thịt có thể ăn: 1/ Thịt của con vật bị chết do già/bệnh, 2/dã thú giết/người khác giết => chúng sanh đó chắc chắn đã chết rồi và NGHIỆP SÁT ĐÓ CŨNG ĐÃ ĐƯỢC KẺ TẠO TÁC NGHIỆP ĐÓ HOÀN THÀNH TRƯỚC THỜI ĐIỂM 1 VỊ KHẤT SĨ ĐẾN THỰC HIỆN HÀNH VI KHẤT THỰC -> Ở THỜI ĐIỂM NGHIỆP SÁT TRÊN ĐƯỢC TẠO TÁC, TÂM KẺ TẠO TÁC XÁC ĐỊNH VẬT BỊ GIẾT LÀ DÙNG ĐỂ NUÔI THÂN CHÍNH HỌ VÀ GIA QUYẾN MÀ KHÔNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA 1 BÊN THỨ 3 NẰM NGOÀI KHU VỰC (GIỚI) KỂ TRÊN => SỰ THAM GIA VÀO BUỔI ĂN ĐƯỢC CÚNG DƯỜNG CHO MÌNH CỦA 1 VỊ KHẤT SĨ CHÍNH XÁC LÀ 1 HÀNH VI CỘNG NGHIỆP VỚI KẺ TẠO TÁC NGHIỆP Ở MỨC ĐỘ PHÂN TẦNG CAO THẤP RA SAO thì tôi để các ông tự tư duy. Theo thời gian dài phát triển cùng với sự chuyển biến nội tâm từng bước cạo bỏ bớt sự bền vững của thói quen cũ theo chiều hướng ĐẠO (ĐẾ), tự thân nội tâm CÁC TỲ KHEO/TỶ KHƯU/TU SĨ đều sẽ phát sinh CHÁNH TƯ DUY/CHÁNH KIẾN/CHÁNH NIỆM để soi sáng sự U TỐI (VÔ MINH) TRƯỚC ĐÂY CHE MỜ CÁI THẤY mà đều sẽ đi đến nhận định như 2 ông @Zeus777@chinchinchin => tự chính bản thân họ sẽ chuyển đổi các thói quen dần sang CHÁNH NGHIỆP để nuôi dưỡng thân mạng này, từ đó có được "CHÁNH MẠNG".

ĐẠO PHẬT XOAY QOANH LÍ NHÂN QUẢ DUYÊN SINH:

Khi đã có những vị nhận thức rõ ràng về các điều trên, và giáo lí NỀN TẢNG VỀ 4 SỰ THẬT ĐƯỢC GOTAMA TUYÊN BÀY ĐÃ THẨM THẤU LƯU TRUYỀN ĐƯỢC TƯƠNG ĐỐI => có những vị Khất Sĩ chỉ dùng vật thực lấy thực vật là chủ đạo và cũng có nhiều những gia chủ Cúng Dường dần hướng đến ĐẠO (ĐẾ)... Trong Kinh Lăng Già A Bạt Đa La Bửu/Bảo Kinh gọi tắt là Lăng Già (đây là 1 TRONG NHỮNG bộ kinh mà những kẻ có sự phân chia tự trong chính nội tâm họ cho rằng của CÁI GỌI LÀ ĐẠI THỪA BẮC TÔNG/ NHỮNG BỘ KINH ĐƯỢC HẬU THẾ TẠO TÁC) Đại Huệ Bồ Tát hỏi Đức Gotam 108 câu, trong đó có câu về vấn đề ăn thịt/tại sao cấm ăn thịt => Gotama chỉ rõ lí do tại sao không nên ăn thịt, vì lẽ gì cấm ăn thịt và LẦN ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ TRI THỨC NHÂN LOẠI BIẾT ĐƯỢC (DO) GOTAMA NÓI ĐẾN 1 LOẠI THỊT GỌI LÀ THỊT KHÔNG CÓ MẠNG CĂN => Ở THỜI ĐIỂM HIỆN ĐẠI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY NHẤT CON NGƯỜI MỚI CHÍNH THỨC TIẾP CẬN ĐƯỢC ĐẾN KHÁI NIỆM NÀY VỚI TÊN GỌI "THỊT NHÂN TẠO"... TỪ THỜI ĐIỂM KINH LĂNG GIÀ TUYÊN BÀY CŨNG LÀ LÚC QUẢ CỦA HÀNH TRÌNH LÀM MỀM MỘT CÁI CÂY TRƯỞNG THÀNH VỚI CẤU TRÚC CỨNG RẮN BỀN CHẮC ĐỂ UỐN NẮN MÀ KHÔNG BỊ GÃY THÀNH TỰU GÓI GỌN TRONG CHỦ ĐỀ ĐƯỢC ĐỀ CẬP: "ĂN THỊT".

@Zeus777 @mottykytu muốn phán định cái gì có phải sự thật, phải hay không phải thuộc về sự thật hoặc MỘT PHẦN CỦA SỰ THẬT thì hãy nhìn nó trên tổng thể... khi mà sự tìm hiểu về tổng thể còn chưa đủ thì hãy tiếp tục tự thân trải nghiệm/thẩm xét/tư duy kiểm chứng nó liên tục không ngừng. Gotama từng chỉ rõ: "Tin Như Lai mà không hiểu Như Lai thì chính là đang phỉ báng Như Lai".

@chinchinchin @Zeus777 có thể các ông nhận định lúc đầu Gotama cho phép các đệ tử ăn thịt rồi sau đó mới cấm (nếu sau khi đọc đến đây những gì tôi giải đáp cộng với chính tự thân các ông tìm tòi/tư duy/thẩm xét bộ kinh được nhắc đến và chấp nhận nó là hợp với giáo lí nền tảng của Đạo (con đường) này cũng giống như lúc chính bản thân các ông tự tư duy về sự bất hợp lí của TAM TỊNH NHỤC) LÀ BỊT TAI TRỘM CHUÔNG/GÂY HẬU QUẢ RỒI TỪ TỪ KHẮC PHỤC => vậy tôi sẽ giới thiệu đến các ông 1 bài kinh ngắn nữa để xem bản thân chính là thân cây trưởng thành cứng chắc có dám can đảm dùng QUYẾT ĐỊNH - 1 TRONG THẬP BA LA MẬT - để đoạn tận SÁT NGHIỆP NGAY Ở ĐỜI SỐNG HIỆN TIỀN HAY KHÔNG.

TRƯỚC HẾT MỜI ĐỌC 4 CÂU KỆ CHỐT CỦA BÀI KINH => THÀNH THẬT MÀ NÓI LÀ TÔI KHÔNG ĐỂ TÂM NHỚ TÊN PHẨM KINH NÀY, 4 CÂU KỆ NÀY LÀ MANH MỐI ĐỂ CÁC ÔNG TÌM ĐỌC MỘT CÁCH TRỌN VẸN CHÍNH XÁC BÀI KINH...

DĨ SẮC CẦU KIÊN NGÃ,
DĨ ÂM THANH CẦU NGÃ
THỊ NHÂN HÀNH TÀ ĐẠO
BẤT NĂNG KIẾN NHƯ LAI

Dịch:

Dùng sắc để thấy ta,
Lấy âm thanh cầu ta
Là người HÀNH TÀ ĐẠO
KHÔNG THỂ THẤY NHƯ LAI

Bài kinh về 2 vị Tỳ Kheo được tu học và hành trì theo những gì được Gotama tuyên bày nhưng chưa 1 lần được thấy Đức Đạo Sư của mình. Hai vị với sự hành trì miên mật đã có được thành tựu kha khá làm sáng tỏ được vài khả năng mà cụ thể là có thể thấy được nhiều thứ mà người bình thường ở thời đại xã hội lúc bấy giờ không thể thấy được => khi nhìn vào 1 bát nước thì thấy có vô số chúng sanh VI TẾ (CỰC NHỎ)... 2 vị trên đường để gặp tận mặt vị Đạo Sư Gotama, khi khát nước cùng đến bến 1 bờ sông để tìm nước uống, khi ấy với khả năng đã nêu, 1 vị từ cái thấy trên ngay liền sau là sự nhận thức nếu uống nước này vào có khả giết chết rất nhiều chúng sanh vừa thấy nhưng lại KHỞI NIỆM NHƯ SAU: "TA UỐNG NƯỚC NÀY ĐỂ VƯỢT QUA CƠN KHÁT, ĐỂ RỒI TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH ĐẾN GẶP MẶT ĐỨC ĐẠO SƯ", VỊ ẤY TÁC HÀNH ĐÚNG NHƯ THẾ; VỊ CÒN LẠI CŨNG VỚI CÁI THẤY VÀ LIỀN SAU LÀ TƯ DUY NHẬN THỨC RÕ RÀNG NHƯ TRÊN NHƯNG LẠI KHỞI NIỆM: "TA KHÔNG THỂ VÌ MONG MUỐN VƯỢT QUA CƠN KHÁT NÀY ĐỂ ĐẾN GẶP MẶT ĐỨC ĐẠO SƯ MÀ UỐNG NƯỚC NÀY ĐỂ RỒI GIẾT CHẾT BIẾT BAO CHÚNG SANH", VỊ ẤY QUYẾT ĐỊNH KHÔNG UỐNG NƯỚC ẤY => ĐỂ CHO CƠ THỂ SUY KIỆT VÌ THIẾU 1 TRONG CÁC YẾU TỐ DUYÊN SINH "CỰC KÌ QUAN TRỌNG LÀ NƯỚC" DUY TRÌ XÁC THÂN VỊ ẤY VÀ MẠNG CHUNG -> SÁT NGHIỆP ĐOẠN TẬN.

Khi vị Tỳ Kheo thọ dụng nước SAU KHI ĐÃ Ý THỨC RÕ RÀNG CÁC NHÂN VÀ QUẢ CỦA SÁT NGHIỆP ĐẾN GẶP ĐỨC GOTAMA, GOTAMA CHỈ RÕ NHƯ ÔNG ĐANG ĐỨNG TRƯỚC NHƯ LAI NHƯNG THẬT SỰ VẪN CÒN ĐANG Ở CÁCH RẤT XA VÀ VẪN CHƯA THẤY ĐƯỢC NHƯ LAI, CÒN VỊ TỲ KHEO KIA TUY ĐÃ BỎ XÁC GIỮA ĐƯỜNG VỚI QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH VỊ ẤY => ĐÓ LÀ VỊ ĐÃ THẤY ĐƯỢC RÕ RÀNG THÂN TƯỚNG NHƯ LAI... SAU ĐÓ GOTAMA ĐỌC 4 CÂU KỆ ĐƯỢC NÊU.

Đến đây thì chắc chắn những người với tư duy "Sáng Suốt" sẽ Thấy được nhiều vấn đề... trong tất cả hàng đệ tử của Gotama hàng 4 thánh quả rất nhiều thì chắc chắn họ cũng sẽ thấy được cái thấy mà 2 Tỳ Kheo trên thấy được => cái thấy "sáng suốt" của các ông sẽ phát triển theo thuận lẽ thường. Tôi sẽ đề cập đến 1 bài kinh cũng về các chúng sinh trong 1 bát nước. Vẫn mở đầu bằng 4 câu

Phật quán 1 bát nước
Tám muôn bốn ngàn trùng (đây là con số tỷ lượng tượng trưng)
Nếu không đọc chú này
Như ăn thịt chúng sanh

Trong bài kinh này, 1 vị Tỳ Kheo sau khi đạt được cái thấy như 2 vị trên khi quán sát 1 bát nước, nhân duyên thuận lợi mà được ở gần Gotama, vị ấy trình bày với Đức Đạo Sư. Gotama vì vị ấy mà chỉ cho 1 pháp là khi uống nước ông hãy dùng con mắt thịt mà nhìn đồng thời hãy đọc 1 bài chú được đề cập trong 4 câu trên => đọc đến chỗ này và nếu có tìm hiểu về Kinh Lăng Già được đề cập bên trên - liên quan đến đoạn tuyên bày về "THỊT/VẬT THỰC KHÔNG CÓ MẠNG CĂN), chính tự thân các ông hãy tư duy/thẩm xét/quán sát để cho ra chính kết luận của bản thân các ông.

Lại nói tiếp, từ 1 chủ đề này nếu với tư duy "sáng suốt" như 2 ông @Zeus777@chinchinchin , các ông sẽ để cho tư duy đó phát triển thuận lẽ hợp duyên với lí thường cuộc sống, rằng như vậy tại sao khi Gotama thực hành khổ hạnh 6 năm và gục ngã với thân xác kiệt quệ (Được miêu tả sống động qua các bài khinh và hình tượng 1 vị tu sĩ gầy trơ xương trong các chùa) bên bờ Ni Liên Thiền tại sao lại thọ dụng bát sữa của 1 vị Nữ Tín Thí (mà sau này lúc gần nhập diệt Gotama đề cập bữa ăn đó với bữa ăn cuối là 2 bữa ăn tối thắng) mà không Quyết Định đoạn Tận Sát Nghiệp như vị đệ tử được ông cho là THẤY ĐƯỢC NHƯ LAI => trả lời cho câu hỏi này 1 cách rõ ràng ngắn gọn, TẤT ĐẠT ĐA lúc gục ngã bên bờ Ni Liên Thiền chưa phải là 1 Vị CHÁNH ĐẲNG GIÁC mà là 1 vị đang ĐI TÌM CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN SỰ GIẢI THOÁT CÁC KHỔ ĐAU, 1 vị chưa thấy rõ được KHỔ/TẬP/DIỆT/ĐẠO - LÍ DUYÊN SANH - BÁT CHÁNH ĐẠO - VÀ QUAN TRỌNG NHẤT -> SỰ KHÔNG CÓ TỰ TÁNH/KHÔNG HÀM CHỨA CỦA CÁC PHÁP, CÁC PHÁP LÀ DO CÁC DUYÊN KẾT HỢP VÀ ĐỊNH TÁNH BỞI CÁC ĐIÊN ĐẢO LOẠN TƯỞNG MÀ THÀNH => CÂU TRẢ LỜI NÀY CŨNG TRẢ LỜI LUÔN CÂU HỎI MÀ NHỮNG KẺ KHÔNG CHỊU HAY KHÔNG BAO GIỜ TÌM HIỂU SÂU VỀ NHỮNG GÌ GOTAMA TUYÊN BÀY MÀ HAY ĐƯA RA LÍ LẼ LẬP LUẬN RẰNG NẾU TẤT CẢ LÀ KHỔ SANH RA ĐÃ LÀ KHỔ THÌ SAO KHÔNG CHẾT ĐI NGAY LÚC SANH. ĐÓ LÀ NHỮNG CÂU HỎI CHO THẤY SỰ HIỆN HỮU RÕ RÀNG CỦA CÁI TRẠNG THÁI KHÔNG SÁNG SUỐT (VÔ MINH), 1 KẺ ĐANG BỊ TRÓI CHẶT KHÔNG CÓ KIẾN THỨC CÔNG CỤ VẪY VÙNG TỰ THẮT CHẶT BẢN THÂN CHO ĐẾN CHẾT CŨNG KHÔNG THỂ THOÁT RA KHỎI SỰ TRÓI BUỘC. Sẵn nhân duyên chủ đề này, đề cập luôn về sự sanh về cảnh người được Gotama tuyên bày trong Bộ Đại Bảo Tích -Phẩm Phật Thuyết Nhân Xử Thai và Phẩm Phật Thuyết Nhập Thai Tạng, cho những kẻ nghỉ rằng TỰ TỬ KẾT HỢP VỚI NIỆM PHÁT SANH LÀ CHẾT LÀ DỨT HẾT ĐỂ THOÁT KHỔ HAY NHƯ THỜI KỲ ĐẦU TĂNG ĐOÀN CÓ CÁC TU SĨ QUÁN THÂN BẤT TỊNH MÀ NHÀM CHÁN RỒI PHÁT SANH NIỆM VÀ ĐI ĐẾN HÀNH KẾT LIỄU BẢN THÂN ĐỂ "TRỐN TRÁNH SỰ Ô UẾ" CỦA THÂN...

Đó là 1 trong những bậc đá nền tảng nữa của CON ĐƯỜNG NÀY => 1 HÀNH PHẢI KẾT HỢP VỚI Ý NIỆM PHÁT SANH LIỀN SAU ĐỂ ĐỊNH HÌNH ĐÓ LÀ THIỆN HAY BẤT THIỆN, CÓ THỂ NẮM BẮT NÓ VỚI CÂU KINH NGẮN NÀY:

Ý DẪN ĐẦU CÁC PHÁP,
Ý LÀM CHỦ Ý TẠO
NẾU VỚI Ý NHIỄM Ô
NÓI NĂNG HAY HÀNH ĐỘNG
NHƯ XE CHÂN VẬT KÉO (HÌNH TƯỢNG VẬT KÉO NẶNG NỀ)

NẾU VỚI Ý THANH TỊNH
NÓI NĂNG HAY HÀNH ĐỘNG,
NHƯ BÓNG KHÔNG RỜI HÌNH (HÌNH TƯỢNG NHẸ NHÀNG)

Trở lại với 2 phẩm kinh trong Bộ Đại Bảo Tích, tự các ông tư duy/thẩm xét xem với thói quen dục nhiễm về ái luyến ham thích thú vui dục tình xác thịt VẪN ĐANG CÒN HIỆN HỮU NƠI "NỘI TÂM" CHÍNH MÌNH, CÁC ÔNG - DÙ BIẾT ĐƯỢC NHỮNG GÌ GOTAMA TUYÊN BÀY, ĐÃ THẨM XÉT/TƯ DUY/KIỂM CHỨNG NÓ LÀ NHƯ THẾ - LIỆU CÓ THỂ CHIẾN THẮNG NĂNG LỰC VÀ SỰ LÔI KÉO MẠNH MẼ CỦA THÓI QUEN (NGHIỆP LỰC) MÀ THOÁT KHỎI CẢNH ĐẦU NHẬP VÀO THAI TẠNG (TỬ CUNG) MÀ TRỞ LẠI KHỔ CẢNH NÀY NỮA HAY KHÔNG MÀ HỎI RẰNG: "BIẾT KHỔ VẬY SAO KHÔNG CHẾT NGAY LÚC SANH". HAY LÀ TỰ "THÀNH THẬT" VỚI BẢN THÂN LÀ CẦN PHẢI TỪ TỪ UỐN NẮN BÀO MÒN SỰ BỀN CHẮC CỦA CÁC THÓI QUEN BẤT THIỆN TÙY THEO CĂN CƠ CỦA MỖI NGƯỜI RIÊNG BIỆT; VUN TRỒNG BỒI ĐẮP CÁC THÓI QUEN THIỆN NGÀY MỘT SÂU DÀY ĐỂ TẠO 1 PHẢN LỰC TỰ KÉO MÌNH RA.

RIÊNG VỚI ÔNG @mottykytu NHƯ ĐÃ NÓI, CHỚ VỘI MÀ TỰ CHO RẰNG ĐẠI THỪA VÀ NGUYÊN THỦY LÀ DỊ BIỆT KHÁC NHAU, 1 ĐƯỢC GOTAMA TUYÊN BÀY, 1 ĐƯỢC HẬU THẾ TẠO... HÃY CỨ TỪ TỪ MÀ THẨM XÉT "TOÀN DIỆN". CHÚC ÔNG ĐẾN ĐƯỢC VỚI SỰ THẬT TUYỆT ĐỐI, TỪ MỘT KẺ VẪN ĐANG TỪNG BƯỚC TỰ THÂN TRẢI NGHIỆM/THẨM XÉT/TƯ DUY ĐỂ KIỂM CHỨNG/KẺ MÀ THEO TINH THẦN LĂNG NGHIÊM VẪN CÒN ĐANG TRONG HÀNG NGŨ DÂN MA VỚI NHỮNG ÁI LUYẾN DỤC NHIỄM VỀ SẮC DỤC THỂ XÁC GỬI ĐẾN ÔNG. HÃY "THÀNH THẬT" VỚI CẢ CHÍNH BẢN THÂN

Trong @Cõi Mộng mà sao kỳ công quá, tôi hay có cảm giác không thân thiện với kiểu viết in hoa cả đoạn dài và cá nhân tôi thấy hợp lý.
 
Thức bác nói đến nó là thức tục sinh, là các tâm mang chức năng tái sinh trong 121 tâm vương, mà 121 tâm vương chính là thức trong ngũ uẩn. Quan điểm của nhiều nguồn e tìm hiểu thì có 2 cách hiểu về thức trong 12 nhân duyên, 1 phía thì nói thức đó là thức tục sinh, phía thứ 2 thì nói thức đó chính là lục thức, theo ngu kiến của e khi mà tìm hiểu và đúc kết lại cả 2 đều đúng, và đều là thức trong ngũ uẩn. Điều này cũng thỏa mãn thắc mắc của e vì sao đạo phật lại tìm ra 2 định nghĩa cùng tên mà lạ khác ý nghĩa nhau đc, hóa ra bản chất ko hề khác nhau, nó cùng tên vì nó là 1.

Mục đích của tu tập là có được siêu việt trí huệ, khi đó mọi căn thông suốt, mọi hành động của nhân sinh đều rõ ràng, sách vở kinh điển như đèn đuốc, trí huệ như mặt trời, vô minh phiền não như bóng tối.

Mặt trời lên thì đèn đuốc chẳng còn cần, bóng tối phải tự lui...
 
Làm sao mà hiểu hết đc bác, hiểu hết thì thành ala hán r. 12 nhân duyên e cũng ngẫm nữa năm r, càng ngẫm càng ra vấn đề mà càng ra vấn đề thì lại càng thấy mình chả hiểu gì. Đúc kết của e là tự e nghiệm ra thôi, cũng tham khảo từ cả các thầy tiểu thừa và đại thừa. Cảm ơn chia sẻ của bác. Những thứ này chắc học qua vô lượng kiếp mới thực sự hiểu đc.

Tụng trì vạn biến, diệu lý tự minh.

Khi bạn cố hiểu cái gì là bạn đang muốn hiểu theo một định hướng của việc hiểu đó mà không phải là nội hàm thật sự của tác phẩm.

Nên đọc và đọc, để tự "ngộ" ra thì mới là cái đúng (với và/hoặc phù hợp) cho bạn.
 
Về mặt triết học thì Phật giáo cá nhân hoá bản thể theo nhân duyên, kiếp này rồi kiếp sau tăng trưởng trí huệ dần dần, dùng các giới để răn đe kẻ sơ học, người yếu đuối, còn pháp gia đồng bộ hoá nhân sinh theo pháp luật dựa trên quan điểm khiến dân sợ không dám làm việc ác vì nhân quả ngay lập tức còn tàn ác hơn, tức là lấy cái rất ác răn đe cái ác?
các anh cũng răn đe, dọa dẫm người khác bằng nhân quả, nhân duyên, kiếp này, kiếp sau...lấy cái lợi ra dụ dỗ là niết bàn, giải thoát. Còn pháp gia ko lằng nhằng, chả cần biết kiếp sau mày là gì, kiếp trước mày thế nào, mày làm ác thì sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, anh làm lợi cho xã hội, cho cộng đồng, cho đất nước thì tưởng thưởng, đơn giản như tế công ăn thịt chó.
 
Mật tông có phải là phật giáo nguyên thủy ko mày
Mật tông đc tạo ra bằng giáo lý của đại thừa + bà la môn nhằm đưa phật giáo vào đời sống duy tâm của ng dân Ấn Độ cổ đại trong tình thế đạo phật bị bài trừ ở Ấn Độ. Đạo Phật nguyên thủy thì mang tinh thần vô thần còn đại thừa và mật tông thì ngược lại.
 
Tao thấy thầy Thích Giác Khang giảng về nhân quả và những bài giảng của thật rất thực tế và sâu ^^ nếu tìm hiểu nam tông mọi người vào xem thầy Khang rất hay và thâm thuý
M bị nhầm à, nam tông làm gì có ai giảng vãng sanh với adi đà, nhìn trang phục của thầy là trang phục bắc tông r
 
Mật tông đc tạo ra bằng giáo lý của đại thừa + bà la môn nhằm đưa phật giáo vào đời sống duy tâm của ng dân Ấn Độ cổ đại trong tình thế đạo phật bị bài trừ ở Ấn Độ. Đạo Phật nguyên thủy thì mang tinh thần vô thần còn đại thừa và mật tông thì ngược lại.
Thế đám chùa chiềng thờ cúng nhang khói um sùm là sure kèo ko pải nguyên thủy nhỉ. Thấy sân si vcl mà tu tập gì được
 
Nhiều việc bạn không cần trải qua cũng có thể biết, đó gọi là trí huệ.

Còn nếu không có trí huệ thì việc đến rồi còn mơ hồ, việc qua rồi còn ngỡ ngàng?

Đạo hạnh thôi.
Thôi bớt xl đi. Chưa giử dc giới nào thì có lol mà trí huệ. Đọc vài ba cuốn sách chưa đủ đâu
 
Xin phép anh em được đánh dấu chủ đề này lúc rảnh để đọc, là chủ đề rất muốn để được bổ sung thêm kiến thức
 
Nầy quý đạo hữu, ngay trên tấm thân một trượng của chư vị có đầy đủ các pháp của Như Lai, chớ hướng ngoại cầu huyền!
 
bác cho em hỏi, em đang đọc kinh trung bộ số 1 có đoạn viết như sau trang số 10 gần cuối : " con người có khuynh hướng ác nhiều hơn thiện, chúng ta có xu hướng thích làm ác hơn làm thiện, cho nên cuộc đời này mở mắt ra là chúng ta thấy cảnh bất toại nhiều hơn là cảnh toại nguyện" (kinh nghiệm cuộc sống của tôi là đúng). Phật ông đi dạy để mọi người thoát khổ để mọi người ko làm ác, hướng thiện. Đấy là phương pháp của ông. Trở lại vấn đề, nếu Phật giáo quan điểm như vậy thì có giống với triết lý của bên Pháp gia không, nền tảng tư tưởng của pháp gia dựa trên tính ác. Con người có khuynh hướng tính ác vì vậy cần phải có pháp luật để răn đe, pháp luật đủ mạnh để mọi người không thấy việc hại mà tránh, thấy việc lợi mà làm. Cách thức 2 cái khác nhau, ông Phật ông thuyết giảng còn bên Pháp gia thì sử dụng pháp luật, tuy nhiên mục đích đều muốn xã hội tốt đẹp hơn. (Tôi không bàn đến niết bàn mà đang xét dựa trên triết học giống như mấy anh trên này nói). Thế tôi muốn hỏi là pháp gia đã chứng thực sự hiệu quả của mình trong việc mang lại một xã hội tốt đẹp, đất nước cường thịnh, còn phật giáo vẫn chưa chứng quả được. Nói cách khác, phật giáo dùng lời lẽ để khuyên nhủ tội phạm, còn pháp gia dùng pháp luật để dạy bảo tội phạm (ở đây là người xấu) như thế có phải pháp gia hiệu quả hơn phật giáo không ? xét về mặt xã hội.
Có giống và có khác.
Pháp ở trong xh đc đặt ra mục đích để duy trì trật tự xh để không có loạn lạc.
Như vậy pháp luật trong xh đc giai cấp thống trị đặt ra nhằm phục vụ cho một tầng lớp nào đó, thì chưa chắc nó đảm bảo tính công bằng, và dĩ nhiên ở đây đối tượng mà nó quản lý là con người và phục vụ con người.
Tùy vào mức độ của nền văn minh mà tính chất của pháp luật này có mức độ công bằng khác nhau. Vd trong các nước có nền dân chủ cao và thấp, chủ nghĩa cs hay tư bản, hay các nước quân chủ lập hiến...
Do đó đối tượng của pháp luật xã hội nó ko thể bao quát lên tất cả mọi chúng sinh và vì thế nó ko phải là quy luật của tự nhiên.
Vd việc câu cá để giải trí nó không có vi phạm pháp luật. Nhưng xét về mặt Phật Pháp thì nó là hành vi bất thiện, do ở đây người thực hiện hành vi đó có tà kiến, và không nghĩ rằng mình có thể tái sanh thành 1 con cá!
Một khác nhau lớn nữa là pháp xã hội có tính chất răn đe, còn Phật pháp có tính chất tự giác.
Người đầy đủ tri kiến, do hiểu đc hậu quả và sự vô nghĩa của những nghiệp bất thiện nên họ không làm, không nói, không nghĩ đến. Còn người ta có thể luồn lách qua khe hở của luật pháp sở tại để làm chuyện sai trái thì mặc dù ko phạm luật pháp nhưng vẫn tạo nghiệp bất thiện.
 
Giữa phạm thiên, phạm thiên vương và đại phạm thiên, đại phạm thiên vương các vị này có là một vị hay nhiều hay khác gì nhau hay là ông sahampati?
Có rất nhiều phạm thiên.
Có cả phàm lẫn thánh.
Có 16 cõi phạm thiên sắc giới 4 cõi phạm thiên vô sắc giới.
16 cõi phạm thiên từ sơ thiền cho đến tứ thiền.
4 cõi phạm thiên vô sắc từ không vô biên xứ cho đến phi tưởng phi phi tưởng.
Sơ thiền 3 cõi phạm chúng, phạm phụ, đại phạm
Nhị thiền 3 cõi thiểu quang, vô lượng quang, quang âm thiên.
Tam thiền 3 cõi, tứ thiền 7 cõi, trong 5 cõi cao nhất của tứ thiền là 5 tịnh cư thiên là nơi sống của bậc thánh BẤT Lai ( tam quả) và sẽ niết bàn tại đó, không trở lại dục giới nữa.
Sahampati là tên của một vị phạm thiên sắc giới. Trong kiếp quá khứ là tỷ kheo tu tập dưới thời đức phật Kassapa và cũng là bạn của tiền thân đức Phật Thích Ca Mâu Ni
 
Có giống và có khác.
Pháp ở trong xh đc đặt ra mục đích để duy trì trật tự xh để không có loạn lạc.
Như vậy pháp luật trong xh đc giai cấp thống trị đặt ra nhằm phục vụ cho một tầng lớp nào đó, thì chưa chắc nó đảm bảo tính công bằng, và dĩ nhiên ở đây đối tượng mà nó quản lý là con người và phục vụ con người.
Tùy vào mức độ của nền văn minh mà tính chất của pháp luật này có mức độ công bằng khác nhau. Vd trong các nước có nền dân chủ cao và thấp, chủ nghĩa cs hay tư bản, hay các nước quân chủ lập hiến...
Do đó đối tượng của pháp luật xã hội nó ko thể bao quát lên tất cả mọi chúng sinh và vì thế nó ko phải là quy luật của tự nhiên.
Vd việc câu cá để giải trí nó không có vi phạm pháp luật. Nhưng xét về mặt Phật Pháp thì nó là hành vi bất thiện, do ở đây người thực hiện hành vi đó có tà kiến, và không nghĩ rằng mình có thể tái sanh thành 1 con cá!
Một khác nhau lớn nữa là pháp xã hội có tính chất răn đe, còn Phật pháp có tính chất tự giác.
Người đầy đủ tri kiến, do hiểu đc hậu quả và sự vô nghĩa của những nghiệp bất thiện nên họ không làm, không nói, không nghĩ đến. Còn người ta có thể luồn lách qua khe hở của luật pháp sở tại để làm chuyện sai trái thì mặc dù ko phạm luật pháp nhưng vẫn tạo nghiệp bất thiện.
Cái bôi đen là mâu thuẫn rồi anh, như tôi nói về mặt triết học, phật giáo cũng răn đe, dọa dẫm người khác kiểu nhân quả, tạo nghiệp...và lấy cái lợi ra dụ dỗ như đạt tới niết bàn, ko còn cảm thấy khổ nữa, thậm chí còn phân cấp trong việc tu hành để có địa vị, giống như phân cấp trong xã hội vậy.
Anh chưa hiểu về pháp gia, những người đầu tiên đặt nền móng cho pháp gia là Thương ương, nhưng thời Thương ương cách hiểu nó khác, đến thời Hàn Phi Tử nó đã được bổ sung, chỉnh sửa nhưng nguyên tắc vẫn dựa trên tính thuyết ác của con người từ đó khuyến nghị việc quản lý xã hội đất nước phải dựa trên pháp luật. Pháp gia cũng nói, việc thực thi ban hành pháp luật cũng phải dựa vào tình hình, điều kiện, không cứng ngắc. Anh phong kiến sử dụng dựa trên những nguyên tắc pháp luật khác, anh tư bản như singapore, Hàn...dựa trên nguyên tắc khác, anh Mỹ phương tây cũng sẽ phải dựa trên nguyên tắc khác, tuy nhiên dù thế nào cũng phải đảm bảo pháp luật phải được thực thi nghiêm minh. Vì anh Pháp gia cho rằng con người là tính ác, chả trông đợi gì vào chúng nó ở những việc chung, sự khôn lỏi sẽ tự diệt chúng và diệt cả xã hội này "nếu những người tốt không lên tiếng chống lại cái ác, cái ác sẽ chiến thắng", bao nhiêu con người có tính tự giác. Ví dụ như việc nhường chỗ cho người già ở trên xe buýt, nếu mọi người không tưởng thưởng cho hành vi đó, bao nhiêu người sẽ tự giác, nếu mọi người ko dạy bảo việc nhường chỗ cho người già là hành vi tốt, nên làm bao nhiêu người sẽ làm. Nếu hành vi thấy người khác bị nạn nhưng anh ko cứu ko bị pháp luật trừng phạt, xã hội lên án thì bao nhiêu người sẽ bàng quang. Theo phật giáo chỉ dựa vào tính tự giác thì nó có loạn không ? khi cái nghiệp quả các anh mang ra giảng nó có thể ko xảy ra ngay, mà có thể phải ở kiếp sau lận. Nhưng Pháp gia thì bảo ko ? tao không biết kiếp sau mày thế nào hết, cũng chả phải chờ tới khi đó để mày phải nhận hậu quả cho hành vi sai trái đó, xử luôn.
 
Thế đám chùa chiềng thờ cúng nhang khói um sùm là sure kèo ko pải nguyên thủy nhỉ. Thấy sân si vcl mà tu tập gì được
Tiểu thừa vẫn có thờ đức phật Thích Ca nhưng mang ý nghĩa nhớ ơn cội nguồn và tri ân. Khác nhau nhiều nhất là việc nhận cúng dường, bên nguyên thủy k nhận tiền và thường xuyên tổ chức đi khất thực. Kể cả cần thuốc thì cũng phải xin ng khác bố thí thuốc chứ k nhận tiền để mua thuốc. Cái này cũng chính là nguyên nhân gây chia rẽ thành nguyên thủy và đại thừa từ thời tập kết kinh điển lần 4. Sư nguyên thủy thường mặc áo vàng đậm và hở 1 bên vai, sư đại thừa thì áo vàng nhạt và mặc kín mít. Đấy là đúng theo truyền thống nha chứ thời này này nhiều chùa t nhìn còn chả biết n là cái giống gì nữa. Như bar vàng chẳng hạn, sinh hoạt thì như đại thừa còn trang phục thì tiểu thừa.
 
Tiểu thừa vẫn có thờ đức phật Thích Ca nhưng mang ý nghĩa nhớ ơn cội nguồn và tri ân. Khác nhau nhiều nhất là việc nhận cúng dường, bên nguyên thủy k nhận tiền và thường xuyên tổ chức đi khất thực. Kể cả cần thuốc thì cũng phải xin ng khác bố thí thuốc chứ k nhận tiền để mua thuốc. Cái này cũng chính là nguyên nhân gây chia rẽ thành nguyên thủy và đại thừa từ thời tập kết kinh điển lần 4. Sư nguyên thủy thường mặc áo vàng đậm và hở 1 bên vai, sư đại thừa thì áo vàng nhạt và mặc kín mít. Đấy là đúng theo truyền thống nha chứ thời này này nhiều chùa t nhìn còn chả biết n là cái giống gì nữa. Như bar vàng chẳng hạn, sinh hoạt thì như đại thừa còn trang phục thì tiểu thừa.
Nói thật chùa chiềng ở vn nhìn đúng kiểu kinh doanh. Để con nhang đệ tử bán nhang khói chim sẻ um sùm trong sân, xây cho hoành tráng rồi nhận cốt… sau khi tìm hiểu sơ sơ thì có vẻ bên nguyên thủy chuẩn hơn nhỉ
 
K phải báng bổ nhưng SƯ đéo bị thiểu năng thì thừa biết thịt từ đâu ra
mày ngu bỏ mẹ, hơn 2600 năm trước nó lạc hậu, nghèo đói ntn? có cho mà ăn là sướng rồi lại còn đỏi hỏi phải đồ chay đồ mặn. Nên đức Phật cùng tăng đoàn không thể kén chọn chỉ ăn chay được. NGU
Đơn giản là mày đi khất thực từng nhà dân, người ta cho cái gì mày ăn cái đó, chó mèo ngựa gì ăn hết....đó là ăn tùy duyên. Còn gia chủ mà vì mày, thịt ngựa, thịt trâu tiếp đãi mày thì đó là chủ động vì mày mà giết thịt chứ k phải tùy duyên cho gì ăn đó. NGU thì để não nó thông thoáng ra.
 
Nói thật chùa chiềng ở vn nhìn đúng kiểu kinh doanh. Để con nhang đệ tử bán nhang khói chim sẻ um sùm trong sân, xây cho hoành tráng rồi nhận cốt… sau khi tìm hiểu sơ sơ thì có vẻ bên nguyên thủy chuẩn hơn nhỉ
M cứ tìm hiểu và thấy bên nào phù hợp vs bản thân hơn thì theo. Chứ cứ nói nguyên thủy hơn đại thừa, đại thừa hơn nguyên thủy thì những người theo phái còn lại họ lại vào chất vấn mệt lắm.
 
Top