Cảnh báo lừa đảo‼️ Vịn với Tech bắt tay lừa đảo tỷ đô ở dự án Grand World Phú Quốc

Thấy bài đăng của em Phương Ngô trên FB. Copy về luôn. Ko tẹo nữa bọn Mafia Đông Âu đi report FB lại bị gỡ mất bài

GRAND WORLD PHÚ QUỐC - Phi Vụ Lừa Đảo TỶ USD của VINGROUP & Techcombank


Khu du lịch và biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Grand World Phú Quốc tọa lạc trên đường Gành Dầu – Cửa Cạn thuộc khu Bãi Dài của huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang. Dự án có quy mô 85,3 ha, Chủ đầu tư dự án là Công ty CP Đầu tư LDG (LDG Investment; mã chứng khoán LDG). Tháng 11/2018, LDG Investment đã chuyển nhượng toàn bộ dự án Grand World Phú Quốc cho Công ty New Vision là một Công ty con do Vingroup trực tiếp điều hành.

Quy mô dự án hơn 2.733 căn với TỔNG GIÁ TRỊ TƯƠNG ĐƯƠNG 1 TỶ USD và đã được BÁN HẾT vào năm 2021. Trong đó bao gồm:

- Nhà phố liền kề (gọi lách luật là Shophouse) 1.035 căn, trung bình mỗi căn trị giá 15 tỷ đồng
- Boutique Hotel 198 căn, trung bình mỗi căn trị giá 40 tỷ đồng.
- Vin Holiday 1&2 có 1.500 căn Condotel, trung bình mỗi căn trị giá 2,5 tỷ đồng.

Theo như Hợp đồng mua bán được ký kết, trong mục 5.2 Nghĩa vụ của bên bán “có trách nhiệm làm thủ tục với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua”. Theo Điều 1 của TT 23/2014/TT-BTNMT, ngày 19/05/2014: “Thông tư này quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).”
“Giấy chứng nhận” trong Hợp đồng mua bán được hiểu là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Hợp đồng mua bán:

Grand World Phú Quốc được Vingroup giới thiệu là một dự án nghỉ dưỡng bất động sản được các nhà đầu tư săn đón. Nhưng đáp lại sự kỳ vọng, tập đoàn #Vingroup cùng với #Techcombank đã giăng ra một bẫy “ma trận lừa đảo” để chiếm đoạt các khoản đầu tư của khách hàng một cách trắng trợn với con số ước tính lên hơn 1 TỶ USD.

———————————————

Đầu tiên, cần nói đến chức năng và pháp lý của dự án:

1. Sổ đỏ dự án Grand World ghi rõ mục đích sử dụng: ‘ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ’.
Gồm 02 sổ: tổng diện tích 85,3ha:

Sổ 1. CU 861652, Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm, diện tích: 407.951,7m2
Sổ 2. CU 861653, Nhà nước cho thuê trả tiền một lần, diện tích:374.975,4m2
Sổ đỏ (QSDĐ) dự án Grand World:


2. Văn bản Quyết định số: 230/QĐ-BQLKKTPQ năm 2018 của Bản Quản Lý Khu Kinh Tế Phú Quốc về quy hoạch dự án Grand World cũng ghi rõ tính chất chức năng quy hoạch của dự án: “Xác định là khu du lịch, dịch vụ tổng hợp với các dịch vụ du lịch, khách nghỉ dưỡng, quảng trường, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật,...”
Quyết định số 230/QĐ-BQLKKTPQ:


3. Văn bản Quyết định số 02/QĐ-BQLKKTPQ năm 2019 của Bản Quản Lý Khu Kinh Tế Phú Quốc về quy hoạch dự án Grand World tại điều 1 cũng ghi rõ: Công ty TNHH Bất Động Sản New Vision cho thuê đất để sử dụng vào mục đích đất thương mại dịch vụ (thực hiện dự án xây dựng khu du lịch và biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Grand World).
Quyết định số 02/QĐ-BQLKKTPQ:


4. Thậm chí khi Grand World đã bán sạch dự án từ năm 2021 và đến ngày 15/09 năm 2023 Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang có Văn bản số: 2479/SXD-QLN trả lời về tính pháp lý cho một công dân (khách hàng đã mua dự án) là:
“Qua kiểm tra, Sở Xây dựng có ý kiến như sau: Dự án Khu du lịch và biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Grand World thuộc khu du lịch sinh thái Bãi Dài tại xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Đến nay Sở Xây dựng chưa nhận được hồ sơ pháp lý liên quan đến việc mua bán nhà của dự án. Vì vậy, Sở Xây dựng không có cơ sở để trả lời.”
Công văn trả lời pháp lý dự án Grand World của Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang:


Theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì đất Thương mại, dịch vụ là đất sử dụng xây dựng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, dịch vụ, thương mại. Tức đất Thương mại dịch vụ ở đây chỉ là đất Nhà nước cho thuê để doanh nghiệp khai thác và vận hành Thương mại và dịch vụ chứ không phải là đất để phân lô, bán nền kèm theo Công trình xây dựng. Như vậy rõ ràng các giao dịch chuyển nhượng công trình dịch vụ du lịch ở Grand World Phú Quốc đều là chuyển nhượng “ma”.

Vingroup muốn huy động vốn ở #Grand_World Phú Quốc cho nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ có thể là bán lại quyền khai thác căn hộ dịch vụ mà thôi. Nhưng nếu chỉ bán quyền khai thác thì giá trị sẽ không cao. Từ lý do đó, có quyền đặt nghi vấn “Vingroup đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của nhà đầu tư để LỪA ĐẢO?” bằng cách mập mờ với khách hàng là BÁN CẢ BẤT ĐỘNG SẢN, và phát hành hợp đồng giao dịch là “HỢP ĐỒNG MUA BÁN CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ DU LỊCH”.

Điều 19 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định nguyên tắc mua bán nhà, công trình xây dựng (hay công trình du lịch theo cách gọi của Vingroup) là phải gắn với quyền sử dụng đất, thứ mà Vingroup không thể chuyển nhượng cho khách hàng được.

Điều 174 Luật Đất Đai năm 2013 chủ đầu tư có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất của đất thuê nhà nước trả tiền một lần. Nhưng đó là khi chuyển nhượng TOÀN BỘ dự án hay khu đất đó, tương tự cách mà LDG Investment đã bán lại cho Vingroup như đã nói ở trên,
chứ không được “chia nhỏ từng phần hay còn gọi là phân lô” để bán. Còn riêng đất thuê nhà nước trả tiền hàng năm thì không được chuyển nhượng.

Nói thêm về việc này, chúng ta có thể nhắc về vụ chuyển nhượng Vinpearl cho Melia. Trên báo chí truyền thông, Vingroup chỉ có thể chuyển nhượng quyền quản lý và khai thác của các khách sạn Vinpearl cho Melia chứ không phải bán toàn bộ khách sạn Vinpearl. Lý do là các khu đất mà Vingroup xây dựng Vinpearl thực tế đều là đất đi thuê và các khách sạn của Vinpearl là nằm trong một phần đất đó và cũng không phải là một dự án thành phần. Nên Vingroup không thể bán một phần dự án là các khách sạn cho Melia, mà chỉ có thể chuyển nhượng quyền quản lý và khai thác cho Melia. Từ đó mới hình thành, song hành thương hiệu Melia Vinpearl Phú Quốc.

Thế nên, Hợp đồng mua bán Công trình du lịch của Vingroup đã ký với khách hàng là hoàn toàn vô hiệu và VI PHẠM PHÁP LUẬT vì Quyền sử dụng đất từng khu là không thể. Việc Vingroup đem một sản phẩm Bất động sản KHÔNG THỂ CHUYỂN NHƯỢNG bán cho khách hàng thì chính xác là sai phạm .

TECHCOMBANK CẤU KẾT VỚI VINGROUP CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN KHÁCH HÀNG VỚI CÁCH THỨC CHẢ KHÁC GÌ MAFIA CHO VAY.

Hợp đồng mua bán Công trình du lịch mà New Vision ký với khách hàng gọi là bên mua, là một hợp đồng vi phạm pháp luật, nên chắc chắn rằng Hợp đồng mua bán và Hợp đồng tín dụng để thực hiện thanh toán không đủ điều kiện đăng ký công chứng “tài sản giao dịch đảm bảo” lên Sở TN-MT nhằm thực hiện thế chấp theo đúng quy định pháp luật. Techcombank đã vi phạm đã vi phạm quy định tại Điều 12 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006; điểm a, khoản 1, Điều 3 và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về Đăng ký giao dịch đảm bảo và sau đó thay thế bằng quy định tại Điều 4, Nghị định 102/2017/NĐ-CP ngày 01/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về Đăng ký giao dịch đảm bảo, đối với tài sản bảo đảm: quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (bất động sản) phải thực đăng ký giao dịch bảo đảm, thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.

Như đã nói ở trên, các “Công trình du lịch” ở dự án Grand World là các tài sản không thể “chia nhỏ từng phần hay còn gọi là phân lô” để chuyển nhượng. Vì lẽ đó, khi khách hàng mua sản phẩm ở dự án Grand World cần vay vốn, Vingroup và Techcombank đã cấu kết nhau qua mặt khách hàng.

Cụ thể, để được giải ngân khoản tiền vay Techcombank đã yêu cầu bên vay cũng là bên mua Công trình du lịch Grand World Phú Quốc phải ký Hợp đồng ủy quyền toàn bộ tài sản mua và tất cả những gì thuộc/nằm trong tài sản mua cho Công ty Sao Thủy tại văn phòng Công chứng Nguyên Ngọc. Sao Thủy là Công ty con của Techcombank, có chức năng đòi nợ thuê, khủng bố bên mua/bên vay nếu trả chậm hoặc được quyền chiếm luôn tài sản vì bên vay/bên mua đã ký với họ Hợp đồng Ủy quyền. Đây là cách mà không cần phải ra tòa dân sự để thi hành án phát mãi tài sản theo đúng quy trình hợp pháp của Pháp luật.

Bởi, trước khi làm việc với Techcombank về khoản vay và cách thức vay thì bên mua cũng là bên vay đã thanh toán trước cho Vingroup từ 30% - 40% số tiền trên tổng giá trị Bất động sản mà họ đã thỏa thuận giao dịch trên Hợp đồng mua bán. Thế Nên, nếu không đồng ý ký vào Hợp đồng Ủy quyền theo yêu cầu của Techcombank thì hoặc là không được duyệt cho vay hoặc là mất hoàn toàn khoản tiền đã thanh toán trước đó hoặc là phải tự chi trả hết 100% số tiền. Vì rõ ràng, từ khi khách hàng ký vào Hợp đồng Ủy quyền cho Công ty Sao Thủy là khách hàng đã giao toàn bộ tài sản của mình cho Techcombank. Như thế, Techcombank và Vingroup hoàn toàn có thể cấu kết với nhau để chiếm dụng cho các mục đích khác. Và hành vi này hoàn toàn vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.

Hợp đồng tín dụng: https://drive.google.com/file/d/1Cu-eZFCQIVCZbohaESFyCrghzpBht-AS/view?usp=sharing

Hợp đồng Ủy quyền: https://drive.google.com/file/d/1WWuuFqdAfIkPDhHVeAKU71SaeyuGJVS4/view?usp=sharing

Với những thủ đoạn trên, #Techcombank đã vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 179 Bộ luật hình sự năm 1999. Đến Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã có sự thay đổi tên gọi thành tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tội vi phạm các quy định trong hoạt động ngân hàng được thực hiện với lỗi cố ý và có tổ chức.

Đó là còn chưa kể các Hợp đồng mua bán “Công trình xây dựng” này là bất hợp pháp và vô hiệu như đã nói ở trên. Thì bản thân tài sản khi bị thanh lý cũng không chuyển nhượng được.

Tiếp tục bất ngờ hơn:
Theo đó, ngày 25/10/2023 vừa qua, công ty TNHH Quản lý Đầu tư #Thiên_An (Thiên An) đã hoàn tất phát hành lô trái phiếu DTACH2328002, với giá trị 1.070 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm. Như vậy ngày đáo hạn của lô trái phiếu này là ngày 25/10/2028. Trước đó, vào ngày 17/10/2023, Thiên An đã phát hành thành công lô trái phiếu DTACH2328001, với giá trị 1.076 tỷ đồng, cùng lãi suất 9,7%/năm, kỳ hạn 5 năm tính từ ngày 17/10/2023 – 17/10/2028.

Đáng chú ý, dự án #Grand_World Phú Quốc tiếp tục được Thiên An đem làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu DTACH2328002, sau khi đã lấy tài sản này làm đảm bảo tại lô trái phiếu DTACH2328001, ít ngày trước đó. Tức giá trị cầm cố tổng cộng là 2.146 tỷ đồng.

Thông tin lô trái phiếu Thiên An - Tài sản đảm bảo là Dự án Grand World Phú Quốc:
https://markettimes.vn/du-an-grand-...o-cho-2-lo-trai-phieu-cua-thien-an-46133.html

Nhìn trên mặt truyền thông thì đây chỉ là hai đợt phát hành trái phiếu bình thường. Nhưng, như mọi người đã biết thì dự án Grand World thời điểm này đã được bán hết cho khách hàng, thậm chí là còn đang bị kiện cáo tranh chấp giữa Vingroup và khách hàng thì Ủy ban chứng khoán, Bộ tài chính, VPBank, Bộ phận thẩm định giá, Kiểm toán, thẩm định tài sản thế nào mà lại có thể tiếp tục cho Vingroup đem đi thế chấp cầm cố và phát hành trái phiếu như vậy? Đem tài sản đã bán để đi cầm cố thì có phải là lừa đảo thêm lần thứ 2 trên chính Dự án Grand World Phú Quốc?

Cũng lắm hài hước: Đến thời điểm này Vingroup chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho Dự án Grand World Phú Quốc nhưng vẫn được Sở TN-MT cùng các cơ quan bộ ngành thông qua mọi giao dịch, “cao tay” tới mức “tay không bắt giặc” khi có dấu hiệu cấu kết với Bản Quản Lý Khu Kinh Tế Phú Quốc để xù luôn 97 tỷ tiền thuê đất dự án. https://plo.vn/bql-khu-kinh-te-phu-...-thue-dat-khong-dung-quy-dinh-post732833.html

Rất nhiều đơn kêu cứu và đơn tố giác gửi lên Công An Cơ quan Điều tra nhưng lại không được giải đáp và xử lý.

Đơn kêu cứu lần thứ 1 gửi của các nạn nhân mua 198 căn khách sạn mini (boutique hotel) lên các cơ quan chức năng và báo chí:
https://drive.google.com/file/d/1HUg6A8rNqmwdO2oQdQhJrTGinkGI9XDi/view?usp=sharing

Đơn kêu cứu lần thứ 2 gửi của các nạn nhân mua 198 căn khách sạn mini (boutique hotel) lên các cơ quan chức năng:
https://drive.google.com/file/d/1EZ91-_lBpXrxP51jRe5onC-_lM19M3_A/view?usp=sharing

Đơn kêu cứu lần thứ 3 gửi của các nạn nhân mua 198 căn khách sạn mini (boutique hotel) lên các cơ quan chức năng:
https://drive.google.com/file/d/1xiBNZyk-2xQx8tUj2cbNdVrPGLWwhRMv/view?usp=sharing

Đơn tố giác tội phạm của 105 nạn nhân mua khách sạn Mini (Boutique Hotel) gửi lên Công An Tỉnh Kiên Giang:
https://drive.google.com/file/d/1rTVa2UXlqJy1PlzEU_QY-QTeRf_gDC6x/view?usp=sharing

Đơn tiếp nhận nguồn tin tội phạm của Công An Tỉnh Kiên Giang với Đơn tố giác tội phạm của bà Nguyễn Lan Phương:
https://drive.google.com/file/d/1v_O6jujk00NBh4cNEW_WZ-K5GvF5ZnqZ/view?usp=sharing

Phiếu chuyển đơn tố giác từ CA TPHCM sang CA Thủ Đức:
https://drive.google.com/file/d/1zv-HhQGwV6ieCtkZn53fnrmTMbBrCARs/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/1gHGE9EZdbz3p_Cv_i7bPtvYsPLEFXmuP/view?usp=sharing

Hình ảnh: QSĐ của dự án Grand World Phú Quốc

Link bài gốc

Tóm tắt cho mọi người nắm:
- Đất Grand World là đất thương mại dịch vụ. Đều là đất thuê. Một sổ là đất thuê thanh toán hàng năm và một sổ là đất thuê trả tiền một lần. Trong đó, đất thuê trả tiền hàng năm thì không chuyển nhượng được và đất thuê trả tiền một lần thì chỉ chuyển nhượng được cả dự án hoặc dự án thành phần chứ không phân lô bán nền được.

- Vingroup đã lừa dối khách hàng khi hợp đồng ghi là mua bán công trình dịch vụ du lịch. Vì theo điều 19, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định nguyên tắc mua bán nhà, công trình xây dựng (hay công trình du lịch theo cách gọi của Vingroup) là phải gắn với quyền sử dụng đất. Do quyền sử dụng đất Vin không thể chuyện nhượng nên Hợp đồng mua bán công trình du lịch là VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VÔ HIỆU.

- HÀNH VI BÁN THỨ KHÔNG THỂ BÁN NÀY LIỆU CÓ THỂ HIỂU LÀ HÀNH VI LỪA ĐẢO KHÔNG?

- Do đó, khách hàng muốn vay vốn cũng không thể đi đăng bộ thế chấp được. TCB đã cấu kết với Vingroup khi bắt khách hàng phải ký một hợp đồng ủy quyền toàn bộ tài sản cho công ty Sao Thủy, công ty mua bán nợ của Techcombank. Hành vi này hoàn toàn không khác gì hành vi của phường MAFIA CHO VAY NẶNG LÃI.

- Để ép buộc khách hàng phải ký vào cái hợp đồng ủy quyền vô lí đó, vì trước đó để được vay thì khách hàng đã phải trả trước 30 - 40% mới cho vay. Nếu khách không đồng ý ký hợp đồng thì họ cũng mất số tiền đã đặt trước này.

VẬY HÀNH VI NÀY CỦA TCB LIỆU CÓ THỂ NÓI LÀ HÀNH VI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN KHÔNG?

- Chưa hết, dù đã bán hết Grand World từ 2021 nhưng 2023, Vingroup đã thông qua Thiên An dùng dự án thành phần ở Grand World, thứ mà đã bán hết cho khách hàng, để thế chấp cho hơn 2000 tỷ đồng lô trái phiếu. Vậy liệu đây có phải là việc CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN KHÁCH HÀNG HAY KHÔNG khi Vingroup đã bán cho khách hàng rồi nhưng vẫn đem tài sản đó thể chấp vay tiền?

- Tiền thuê đất của dự án Grand World cũng chưa được Vingroup đóng. Như vậy, khi nghĩa vụ tài chính chưa hoàn thành mà Vin đã đi bán cho khách hàng là hoàn toàn sai luật.

ĐÂY LÀ MỘT CASE CÓ THIỆT HẠI RẤT LỚN ƯỚC TÍNH HƠN 1 TỶ USD. THỬ HỎI NẾU CÁC DỰ ÁN KHÁC CỦA VIN CŨNG THẾ THÌ THỰC SỰ VẠN THỊNH PHÁT CHẢ LÀ NGHĨA LÝ GÌ.




 
Sửa lần cuối:
Tao xạo lồn làm gì,2021 tao về VN,Hùng nổ 4T,vượng vin,quyết còi gạ tao ở VN làm việc,cấp vốn cho làm ăn nhưng tao ngu éo gì mà làm cho chúng nó,đớp mẹ hết chắc tao còn húp cứt,tao hợp tác với vinbiocare và viện sinh học IBT 1 số hạng mục nhỏ nhưng chấm dứt rồi
Ah nhân nói cái Vinbicare. Lúc làm bô, bọn này định làm vacxin covid, thuốc với vacxin các loại.
Chém gió là bỏ 200 củ đô Mỹ ra nhập máy móc dây chuyền đóng gói vacxin, rồi mua bản quyền vacxin của thằng đầu buồi nào đấy bên Mỹ....bla...bla...

Giờ dự án này sao rồi m nhỉ? Đã kịp mua máy móc công nghệ gì về để úp bô dân Vịt chưa?

Mà thế đéo nào m đã đc lại quả bằng biệt thự Vin+ xe Vin thế?
 
Tóm tắt cho thằng nào lười đọc:
Vingroup muốn huy động vốn ở #Grand_World Phú Quốc cho nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ có thể là bán lại quyền khai thác căn hộ dịch vụ mà thôi. Nhưng nếu chỉ bán quyền khai thác thì giá trị sẽ không cao. Từ lý do đó, có quyền đặt nghi vấn “Vingroup đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của nhà đầu tư để LỪA ĐẢO?” bằng cách mập mờ với khách hàng là BÁN CẢ BẤT ĐỘNG SẢN, và phát hành hợp đồng giao dịch là “HỢP ĐỒNG MUA BÁN CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ DU LỊCH”.

Điều 19 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định nguyên tắc mua bán nhà, công trình xây dựng (hay công trình du lịch theo cách gọi của Vingroup) là phải gắn với quyền sử dụng đất, thứ mà Vingroup không thể chuyển nhượng cho khách hàng được.

Chắc vừa rồi ồn ào vụ 1 nhóm người phát hiện ra GCN QSDĐ của Vought là đất thuê 50 năm chứ ko phải Sở hữu lâu dài, Vought thì bưng bít khá nhanh, chắc ko ít NHÀ ĐẦU TƯ phải ăn 331 hoặc lên phường uống nước chè.
Nhưng nay nhóm khác có tiền thuê luật sư xịn để lật lại hợp đồng, giờ xem đội pháp lý bên nào mạnh hơn thôi.
Khối người mua nhà của Vought chắc cũng giật mình lấy sổ ra xem lại :))
 
tao đồng ý hết trừ chuyện iq thấp nhé. Tiền to ở Vn thường là bên trên phát xuống , mày ko làm ăn vs +s vẫn giàu đc nhưng phải gom rất nhiều tiền nhỏ. Còn chơi vs ma thì bị ma dắt là sớm muộn mà tao đéo ngờ lại đau thế kaka. Tao làm ăn vs bọn + chứ tao cực ghét , bắt đắt dĩ thôi. Tao làm hồ sơ qua mẽo rồi qua đó k biết mấy thg tư bản có như +s ko 😂😂
Nó còn tinh vi hơn + nhiều, mày cứ liều liệu.
 
Ah nhân nói cái Vinbicare. Lúc làm bô, bọn này định làm vacxin covid, thuốc với vacxin các loại.
Chém gió là bỏ 200 củ đô Mỹ ra nhập máy móc dây chuyền đóng gói vacxin, rồi mua bản quyền vacxin của thằng đầu buồi nào đấy bên Mỹ....bla...bla...

Giờ dự án này sao rồi m nhỉ? Đã kịp mua máy móc công nghệ gì về để úp bô dân Vịt chưa?

Mà thế đéo nào m đã đc lại quả bằng biệt thự Vin+ xe Vin thế?
dự án của Vinbiocare thì tao ko rõ,IIBR chuyển giao cho ít máy móc quá hạn sử dụng cùng ít công nghệ vaccine,mà chắc cũng éo dùng đâu
 
Giờ thằng nào ký cho anh Vịn ra sổ, tương lai thằng đấy sẽ đi tù. Vì đất ở đây là thương mại dịch vụ, đéo phải đất ở
Giờ nhìn đám lãnh đạo lũ lượt đi tù vậy, đéo thằng nào dám ký ra sổ cho anh Vịn đâu

Đến ngày xấu trời anh Vịn đi tù. Lúc ấy khéo cả "tưởng thú" cũng đứt
Sổ có lol gì không ra được, khả năng cao cũng y chang Ocean Park 2 và 3 thôi. Bán cái nhà cắm trên đất sử dụng chung có thời hạn
 
NGAY TỪ LÚC NÊN PLAN SALE VIM đã đặt bẫy rồi.
1. VIM (hoặc các CĐT VN) luôn luôn có câu SỞ HỮU LÂU DÀI (trong luật đéo có định nghĩa về từ này). Sở hưũ 50 năm cũng là Sở hữu lâu dài; đất ở cũng gọi là Sở hữu lâu dài. Nhưng đấy là CÂU TRUYỀN THÔNG, chứ còn nếu về Văn bản pháp lý thì tuyệt đéo có bao h CÂU này xuất hiện trong các Văn bản của VIM. Chính vì VIM biết, nên nó mới thiết kế cái BẪY này.
2. VIM nó Ị nên Pháp luật VN, vì sao. ĐM QUAN ĐỚP THAM, thì Đơn treo nhé. Mà có khi các Đại cổ đông ngầm là các CỐP.
3. THUYẾT ÂM MƯU, VIM có cổ đông lớn CONAN đại diện phần góp vốn ở VIM là a Q PC Tịt. Nên chúng m đừng mơ cái ĐƠN gửi đi có người giải quyết.
4. Để check dự án thuộc loại gì. Đơn giản mang BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ra xem cái Khu đấy thuộc dạng đất gì. Hoặc bỏ tí phí nên Cơ quan quản lý quy hoach hoặc địa chính cơ sở là nó nắm được.
M nghĩ bọn mua không biết loại đất cát mình mua à, căn bản là đòn bẩy được dùng cao lại miễn lãi + chiết khấu. T ôm bô chết toi thôi chứ F0 F1 ăn đẫy.
 
Sổ có lol gì không ra được, khả năng cao cũng y chang Ocean Park 2 và 3 thôi. Bán cái nhà cắm trên đất sử dụng chung có thời hạn
Hình như đất OP2+3 là đất ở. Còn đất Grand World PQuoc là đất thương mại dịch vụ. Đất thương mại dịch vụ giờ mà ra đc sổ hồng từng lô riêng lẻ giờ có thánh
 
Hình như đất OP2+3 là đất ở. Còn đất Grand World PQuoc là đất thương mại dịch vụ. Đất thương mại dịch vụ giờ mà ra đc sổ hồng từng lô riêng lẻ giờ có thánh
Tách sổ r t O2 và 3 cũng đất thuê với cả đất công cộng thành phố luôn. Vin cấp sổ có diện tích sàn chứ không có diện tích đất sử dụng riêng. Gần giống sổ chung cư.
 
Tóm tắt cho thằng nào lười đọc:


Chắc vừa rồi ồn ào vụ 1 nhóm người phát hiện ra GCN QSDĐ của Vought là đất thuê 50 năm chứ ko phải Sở hữu lâu dài, Vought thì bưng bít khá nhanh, chắc ko ít NHÀ ĐẦU TƯ phải ăn 331 hoặc lên phường uống nước chè.
Nhưng nay nhóm khác có tiền thuê luật sư xịn để lật lại hợp đồng, giờ xem đội pháp lý bên nào mạnh hơn thôi.
Khối người mua nhà của Vought chắc cũng giật mình lấy sổ ra xem lại :))
Bít lol, từ lúc mua nó đã cho mày chọn option r, pháp lý càng nát chiết khấu càng cao.
 
Hợp đồng mua bán 50 năm thì nó sẽ hay hơn chỗ này. Còn hợp đồng thuê thì tất nhiên sau 39 - 49 năm là cút thôi
Thì xác định mua cái chung cư thấp tầng mà. Úp được ai thì úp thôi, hiểu luật chơi thì chơi không thì đừng chơi. Éo ai dí dao cho tụi m mua cả.
 

Tóm tắt​

Bài viết tố cáo hành vi lừa đảo của Vingroup và Techcombank trong dự án Grand World Phú Quốc, với số tiền lên đến 1 tỷ USD.
  • Dự án Grand World có mục đích sử dụng là đất thương mại dịch vụ, không phải đất để phân lô bán nền.
  • Vingroup đã bán "cả bất động sản" cho khách hàng, tuy nhiên họ không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho khách hàng.
  • Hợp đồng mua bán công trình du lịch của Vingroup và Techcombank là vi phạm pháp luật.
  • Techcombank yêu cầu khách hàng ký hợp đồng ủy quyền toàn bộ tài sản cho công ty con để được giải ngân khoản vay.
  • Vingroup đã đem dự án Grand World đi thế chấp để phát hành trái phiếu, dù dự án đã được bán hết và đang vướng tranh chấp.
  • Sở TN-MT và các cơ quan chức năng được cho là đã cấu kết với Vingroup để "xù" 97 tỷ tiền thuê đất dự án.
 
Thì xác định mua cái chung cư thấp tầng mà. Úp được ai thì úp thôi, hiểu luật chơi thì chơi không thì đừng chơi. Éo ai dí dao cho tụi m mua cả.
Trước nó bán cái Vin Holyday với Botique tao bảo đảm với mày rằng. Gặp tụi nhân viên bán hàng của Vin nó phân tích và gửi bảng tính exc giòng tiền, lợi nhuận rất dễ bị xuống tiền, dễ lung lắm. Thế nên mấy ông bà già dắt tiền trăm tỷ trong túi nó up cả mớ
 
tao . hóng cho thằng thớt, mẹ kì công tố cáo vậy thù xứng đáng có nhiều người quan tâm thôi
dân VN bị thoái hóa gen nghiêm trọng,phổ cập internet hay cảnh báo cũng chẳng ăn thua đâu,ngu di truyền ngu bẩm sinh mấy chục năm rồi
 
Tách sổ r t O2 và 3 cũng đất thuê với cả đất công cộng thành phố luôn. Vin cấp sổ có diện tích sàn chứ không có diện tích đất sử dụng riêng. Gần giống sổ chung cư.
T nghĩ chính phủ nóng lòng muốn áp dụng sớm 2 luật mới gồm BĐS+ Nhà ở, để cứu đám cty bđs như Vịn, và cứu chính bản thân đám IQ cao
Chứ cứ đà này khéo đi tù cả lũ

 
Chắc gì tiền những fen mua này là tiền sạch ,cũng toàn rửa như nhau thôi
 
Top