‘Trẻ em học toán để thông minh hơn, không phải trẻ thông minh mới học toán’

Thất bại

Súng hết đạn
Tại buổi ra mắt Trường Toán Minh Việt (trụ sở tại Mỹ) diễn ra trực tuyến vào sáng ngày 5-11 (giờ Việt Nam), Giáo sư (GS) Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ), cho biết trong những năm gần đây, Toán học ở Việt Nam đã và đang có những chuyển biến tích cực, nhất là trong việc thiết kế, xây dựng chương trình giáo dục Toán học cho trẻ em, thanh thiếu niên ở bậc phổ thông. Điển hình là công tác biên soạn sách giáo khoa, trong đó làm sao để phụ huynh lẫn người học có được cảm hứng hay nhận thức từng bước về tính thực tiễn của môn toán.

Toán không chỉ dành cho người thông minh

“Sứ mệnh của những người làm công việc như chúng tôi đó là làm sao để tất cả mọi người không còn sợ môn Toán nữa. Tôi ví dụ như Tạp chí Pi mà chúng tôi đang phát triển, đó là sản phẩm dành cho những người yêu Toán và cả những người (tạm) chưa yêu Toán” – GS Hải, người từng vinh dự được Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ ba (TWAS) bầu làm Viện sĩ trẻ, đại diện cho khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương nhiệm kỳ 2009-2013, chia sẻ.

‘Trẻ em học toán để thông minh hơn, không phải trẻ thông minh mới học toán’ ảnh 1
Giáo sư Phùng Hồ Hải. Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ

Cũng theo ông Hải, cách tiếp cận về giảng dạy môn Toán ở Việt Nam cũng từng bước cần được xem xét, điều chỉnh. Những thập niên trước đây, khi nói đến Toán học, người ta thường nghĩ đến những người giỏi. Nói cách khác, Toán là môn học dành cho những người có năng khiếu và chỉ những người thông minh mới học Toán. Tuy nhiên, xã hội hiện nay cần đến sự phối hợp của tất cả mọi người để công việc đạt được hiệu quả. Ai cũng cần học Toán để phát triển tư duy, để nhạy bén hơn trong suy nghĩ, để giải quyết những vấn đề cấp thiết, gần gũi, dân sinh trong cuộc sống.

“Tôi đồng ý với quan điểm rằng học Toán là học cách giải quyết vấn đề, hay nói cách khác học Toán là học “nghệ thuật giải quyết vấn đề” (Art of Problem Solving). Chữ “problem” không chỉ là “bài toán” mà nó còn là tất cả những vấn đề, những khó khăn mà trong cuộc sống trẻ con hay người lớn đều có thể đối diện. Hiểu Toán học một cách rộng ra như vậy, chỉ ra được Toán học không chỉ là cộng trừ nhân chia mà là phát triển tư duy, thì môn Toán mới trở nên thực tiễn, hấp dẫn hơn với trẻ em lẫn phụ huynh” – Chuyên gia từng làm việc tại các Viện Nghiên cứu Toán – Lý lớn ở Đức, Ý, Mỹ nhận định.

“Tôi đồng ý với quan điểm rằng học Toán là học cách giải quyết vấn đề, hay nói cách khác học Toán là học “nghệ thuật giải quyết vấn đề” (Art of Problem Solving) - Giáo sư Phùng Hồ Hải

‘Trẻ em học toán để thông minh hơn, không phải trẻ thông minh mới học toán’ ảnh 2
Ai cũng cần học Toán để phát triển tư duy, để nhạy bén hơn trong suy nghĩ, để giải quyết những vấn đề cấp thiết, gần gũi, dân sinh trong cuộc sống. Ảnh minh họa: HOÀNG GIANG

Thực trạng “thấy Toán là toát mồ hôi”

Giáo sư Ngô Bảo Châu, người tâm huyết và rất ủng hộ dự án Trường Toán Minh Việt, nhận xét nhìn chung xã hội Việt Nam rất quan tâm đến môn Toán, và có rất nhiều tài năng Toán. Tuy nhiên, GS Châu cảm thấy rất tiếc khi có những em học sinh rất thông minh, rất tài năng ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng khi nhắc đến môn Toán thì rất sợ, khi đối diện với những con số và các công thức thì “toát mồ hôi”.

“Có tài năng, thông minh nhưng lại sợ tính toán, sợ con số, sợ công thức thì đôi khi sẽ mất đi rất nhiều cơ hội để phát triển. Vậy nên, chúng ta phải có giải pháp để tất cả mọi người đừng sợ Toán nữa. Cần hiểu rằng, có thể chúng ta không xuất sắc, không giỏi Toán, nhưng cũng không sợ Toán, học Toán một cách vui vẻ, tích cực, đủ để rèn luyện tư duy giải quyết các “bài toán” hằng ngày trong cuộc sống” – Người được vinh danh, trao tặng Huy chương Fields năm 2010 nói.

Ông Châu đưa ra ví dụ: Trong cuộc sống thường nhật, không phải lúc nào chúng ta cũng có đủ thông tin để giải quyết các vấn đề. Có khi chỉ tiếp cận được 30% thông tin, có khi nhiều hơn hoặc thậm chí ít hơn. Vì vậy, để có chọn lựa phù hợp nhất, giảm thiểu các rủi ro nhất, cơ hội thắng nhiều nhất, thì chúng ta phải suy xét, cân nhắc nguồn lực; có khi cần tính toán xác suất để dự đoán và đưa ra chọn lựa.

“Nói một cách dễ hiểu nhất thì học toán là để “tránh những sai lầm”, và “Toán học ẩn chứa trong cuộc sống” như cách mà Nhà Toán học người Mỹ Jordan Ellenberg viết trong cuốn sách “Để không phạm sai lầm”” – GS Châu nhận xét.

‘Trẻ em học toán để thông minh hơn, không phải trẻ thông minh mới học toán’ ảnh 3
Giáo sư Ngô Bảo Châu. Ảnh: Website ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM
Nhà Toán học từng đoạt nhiều giải thưởng danh giá của thế giới cũng bày tỏ băn khoăn khi ở Việt Nam, tình trạng “học Toán để đi thi” vẫn còn là vấn đề nan giải. Ông đưa ra ví dụ, khi việc thi môn Toán chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm, chúng ta thấy rõ hơn về tâm thế “học để đối phó kỳ thi” thay vì học để phát triển tư duy.

“Tôi nghĩ việc thi trắc nghiệm cũng là bình thường, có thể giúp kỳ thi nhẹ nhàng hơn, việc chấm bài thi cũng dễ dàng hơn. Thế nhưng, có một bộ phận người học nảy sinh tâm lý tìm kiếm các giải pháp để đối phó cách thức thi này, nói cách khác họ không tập trung vào giải Toán mà chỉ rèn kỹ năng để thi trắc nghiệm tốt.” – Ông Châu nói.

Trẻ em chỉ yêu Toán khi học thấy vui

Để thúc đẩy môn Toán phổ thông phát triển ở Việt Nam, GS Ngô Bảo Châu cho rằng phải thiết kế một hệ thống giảng dạy phù hợp, đặc biệt phải phân định được “cái gì cần dạy, dạy ở mức độ nào, còn cái gì thì không cần đưa vào chương trình dạy học”.

“Tôi đưa ra ví dụ, theo tôi thì ở bậc tiểu học chúng ta có thể tập trung vào các bài Toán về phân số, trong khi ở bậc trung học cơ sở thì chú trọng vào phương trình bậc 2. Có những vấn đề mà tôi thật sự chưa hiểu, vì sao lại dạy “7 hằng đẳng thức đáng nhớ” ở chương trình cấp 2, hay một số vấn đề khác. Việc dạy-học này quan trọng ở chỗ nào, và mục đích của việc dạy-học đó là gì? Hay như việc chúng ta vẫn còn dạy các “bài toán mẹo”, việc giải các bài toán mẹo thực chất có lợi ích gì cho phát triển tư duy? Tôi nghĩ chúng ta cần nghiên cứu lại, cái gì cần thiết thì dạy còn cái gì không thì hãy bỏ đi.” – Ông Châu góp ý.

‘Trẻ em học toán để thông minh hơn, không phải trẻ thông minh mới học toán’ ảnh 4
Học Toán quan trọng là phải vui, các cháu thấy vui thì thích học. Ảnh minh họa: HOÀNG GIANG
Khuyến nghị về phương pháp dạy Toán, GS Châu cho rằng giáo viên hay phụ huynh đừng kỳ vọng hay đặt lên vai trẻ yêu cầu phải nhận thức được tầm quan trọng của Toán học; hay phải biết học Toán sẽ giúp ích cho tương lai của các cháu. “Trẻ em không cần phải nhận thức nhiều về tính ứng dụng của Toán, vì như vậy sẽ rất mệt mỏi, cũng không thiết thực với chúng. Học Toán quan trọng là phải vui, các cháu thấy vui thì thích học. Mà mỗi cháu lại có niềm vui khác nhau, cho nên phải tìm hiểu” – GS Châu nói.

Nhà Toán học này cũng ví von, giáo viên và phụ huynh hãy xem Toán học cũng như một môn thể thao rèn luyện tư duy và trí thông minh của trẻ em. Cháu nào thích được thử thách, thích thi đua thì hãy giao cho chúng những bài Toán có tính thử thách, nâng cao. Đứa nào không đủ “sức khỏe” cho môn thể thao Toán học thì để chúng có niềm vui bằng việc “di dạo, ngắm cảnh” qua những bài toán cơ bản, nhẹ nhàng. Ai cũng được tôn trọng, đừng để tất cả các cháu phải lao vào một cuộc thi chung, sẽ không còn vui nữa.

“Trẻ em không cần phải nhận thức nhiều về tính ứng dụng của Toán, vì như vậy sẽ rất mệt mỏi, cũng không thiết thực với chúng. Học Toán quan trọng là phải vui, các cháu thấy vui thì thích học. Mà mỗi cháu lại có niềm vui khác nhau, cho nên phải tìm hiểu” - GS Ngô Bảo Châu
“Việc dạy Toán cũng cần linh hoạt, tìm kiếm các phương pháp đơn giản hóa các dãy số, công thức phức tạp. Cần nhớ rằng vẻ đẹp của môn Toán nằm ở chỗ biến những dãy số, công thức phức tạp thành đơn giản, dễ hiểu. Có như vậy thì các em mới thấy niềm vui, mới thấy yêu Toán thay vì sợ Toán” – Ông Châu đưa ra lời khuyên.

Đổi mới giảng dạy Toán học: Từng bước, chậm mà chắc

Đồng tình với GS Ngô Bảo Châu, GS Phùng Hồ Hải cũng cho rằng phương pháp giảng dạy môn Toán cần có sự điều chỉnh. Đúng là Toán học ở Việt Nam đã và đang có những thay đổi tích cực, nhất là trong thiết kế chương trình giảng dạy. Tuy nhiên, kỹ năng, nhận thức, tư duy của giáo viên vẫn còn chưa thể bắt kịp.

‘Trẻ em học toán để thông minh hơn, không phải trẻ thông minh mới học toán’ ảnh 5
Việc thay đổi việc giảng dạy môn Toán cần được thực hiện từng bước, chậm mà chắc, không thể vội vàng nhưng cũng cần có các bước chuẩn bị. Ảnh minh họa: HOÀNG GIANG
“Nếu không có thầy giỏi, thì khó có thể có trò giỏi được. Giáo viên dạy Toán cần thay đổi bản thân trước các nhu cầu mới về giảng dạy môn Toán. Tuy nhiên, chúng ta không thể vội vàng làm ngay, có kết quả ngay được. Giáo dục mang lại lợi ích “trăm năm”, thì không thể làm trong một sớm một chiều, mà thực tế có khi cần đến vài chục năm mới có thể đạt được kỳ vọng của chúng ta” – GS Hải nói.

Vị này chia sẻ thêm, dù không thể thay đổi ngay được nhưng chúng ta phải chuẩn bị. Ngoài việc tìm kiếm các giải pháp hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực đội ngũ giảng dạy, ở trong nước cũng cần đến nhiều giải pháp, trong đó có việc nâng cao nhận thức và văn hóa đọc sách. Các trường cần phải có thư viện, cập nhật các đầu sách và có giải pháp khuyến khích đọc để thay đổi thói quen, tư duy, kỹ năng…
Nguồn
 
Ko riêng gì Toán, đó là thực trạng chung của tất cả các môn ở VN: học để thi
Bố mẹ nào cũng lên án chuyện này, nhưng vẫn cho tiền con đi học thêm, cày để thi (!!?)
 
công nhận môn toán như kiểu 1 dạng tập gym cho não vậy, tao đã khai sáng được phần nào cái đầu ngu si của tao nhờ môn toán
 
Cho con đi rèn tư duy EQ mới đúng cha mẹ hiểu biết. Toán nó chỉ rèn IQ thôi.
tao lạy mày,người VN toàn hình thức bên ngoài,thích đẹp trai gái xinh vú to chân dài thì lấy lồn đâu ra con cái thông minh,thông minh IQ do gen di truyền,ngộ độc DHA,iot cũng éo thông minh lên được tý nào đâu
 
không có nhà toán học nào lại thực sự khuyến khích học toán

Buôn giáo dục thì có khuyến khích học toán

toán nên là sở thích, không phải cái cớ để giam giữ tuổi trẻ khỏi thực tiễn kinh doanh
Châu Á ngoan ngoãn :ah: đón đọc các ấn phẩm địa chính trị https://xamvn.icu/images/icons/popo/ah.png nay đã có fanpage tiếng Việt https://xamvn.icu/images/icons/popo/ah.png tại xamvn
https://xamvn.icu/box/leu-bao-nguoi-toi-co.145/?starter_id=3812&order=post_date&direction=desc
mọi đóng góp https://xamvn.icu/images/icons/popo/ah.png xin truy cập
 
tao lạy mày,người VN toàn hình thức bên ngoài,thích đẹp trai gái xinh vú to chân dài thì lấy lồn đâu ra con cái thông minh,thông minh IQ do gen di truyền,ngộ độc DHA,iot cũng éo thông minh lên được tý nào đâu
Thì t có nói clg đến IQ đâu. T đang đề cao chỉ số EQ mà.
 
Những thằng đợp đc nhiều gái đều EQ. Còn m cay đám m liệt kê thì cứ việc.
bọn đấy là động vật hạ đẳng,ham muốn súc vật có gì hay ho đâu mày,ở VN thì đúng là EQ chuẩn bài,chứ còn trí tuệ xếp sau cùng IQ cao quá là chúng nó đập chết ngay
 
bọn đấy là động vật hạ đẳng,ham muốn súc vật có gì hay ho đâu mày,ở VN thì đúng là EQ chuẩn bài,chứ còn trí tuệ xếp sau cùng IQ cao quá là chúng nó đập chết ngay
Diễn đàn sex thì địt bọp là trọng tâm, khi nào trên giảng đường (chẳng hạn) thì điều # là trọng tâm. M cao giọng sai nơi r.
 
Chúng mày có chắc thằng giáo sư học toán 30 năm tư duy nhanh nhẹn hơn thằng hút đá 3 ngày không :vozvn (17):
 
bọn đấy là động vật hạ đẳng,ham muốn súc vật có gì hay ho đâu mày,ở VN thì đúng là EQ chuẩn bài,chứ còn trí tuệ xếp sau cùng IQ cao quá là chúng nó đập chết ngay
V m chắc hẳn là loài động vật thượng đẳng lắm hen :vozvn (19):
 
Thằng nào giỏi toán thì nghề nào liên quan đến tư duy nó cũng giỏi
Chuyên toán mà làm về tài chính đầu tư thì thôi,đỉnh vãi loz
 
Top