Mua 80% nguồn điện từ bên ngoài, EVN đang gánh lỗ thay cho khách hàng?

Kinoshita Tōkichirō

Gió lạnh đầu buồi
China

Với 80% nguồn điện được mua từ các đơn vị bên ngoài hệ thống, Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN - cho hay đang phải gánh lỗ thay cho khách hàng.​

Mua 80% nguồn điện từ bên ngoài, EVN đang gánh lỗ thay cho khách hàng? - Ảnh 1.

Ngành điện thông tin về khoản lỗ 26.000 tỉ đồng - Ảnh: LÊ MINH
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội, khi cơ quan này đề nghị làm rõ "nguyên nhân chính của khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng năm 2022 của EVN" trong báo cáo thẩm tra về kinh tế, xã hội tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
EVN lỗ hơn 26.000 tỉ đồng năm 2022
Theo EVN, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của tập đoàn được lập theo đúng quy định, đã được kiểm toán độc lập, kiểm tra bởi đoàn kiểm tra liên ngành và được Bộ Công Thương tổ chức họp báo công bố.
Nhắc lại số liệu đã công bố, EVN cho biết giá bán lẻ điện bình quân trong năm 2022 là 1.882,73 đồng/kWh. Giá thành mua điện từ các nhà máy điện gồm tất cả các chi phí là 2.032,26 đồng/kWh. Như vậy, mỗi kWh bán cho khách hàng sử dụng điện năm 2022 thì EVN lỗ 149,53 đồng/kWh.
Chi phí này khiến cho EVN lỗ sản xuất kinh doanh điện là 36.294,15 tỉ đồng năm 2022. Tuy nhiên, với các thu nhập khác liên quan tới sản xuất kinh doanh điện là 10.058,36 tỉ đồng, số lỗ tổng hợp của tập đoàn trong năm 2022 là 26.235,78 tỉ đồng.
EVN giải thích giá thành mua điện có khâu phát điện chiếm tỉ trọng lớn tới 83,6%. Vì vậy, EVN đã đưa ra nhiều giải pháp để giảm chi phí như tiết kiệm 10% chi phí thường xuyên, cắt giảm chi phí sửa chữa lớn từ 20% đến 40%... giúp giảm 19,69 đồng/kWh so với năm 2021.
Tuy nhiên, do các thông số đầu vào khâu phát điện năm 2022 (giá nhiên liệu than, dầu, khí) tăng đột biến so với các năm trước đây nên làm giá thành khâu phát điện tăng mạnh.
Nguyên nhân khiến giá thành phát điện tăng, theo EVN, là do giá than nhập khẩu tăng rất mạnh trong năm 2022.
Ngoài ra, giá than pha trộn do TKV cung cấp năm 2022 tăng từ 41% đến 46,4%; than pha trộn Tổng công ty Đông Bắc cũng tăng từ 34,7% đến 39,4%. Giá khí, giá dầu cho các nhà máy điện tua bin khí, chạy dầu trong nước cũng tăng.
Nhà máy trực thuộc EVN chỉ chiếm 20% tổng sản lượng
Thông tin thêm, tập đoàn này cho hay đang là người mua điện duy nhất bán cho khách hàng. Các nhà máy trực thuộc EVN chỉ chiếm 20% tổng sản lượng, với mức giá bình quân là 859,9 đồng/kWh. Còn lại 80% được EVN mua từ các nhà máy điện độc lập, có giá bình quân là 1.757,5 đồng/kWh (chưa bao gồm chi phí truyền tải, phân phối - bán lẻ, phụ trợ).
EVN cho rằng nếu thị trường năng lượng được phát triển hoàn chỉnh, giá bán lẻ điện được điều chỉnh kịp thời thì các khách hàng sử dụng điện sẽ phải chịu ngay các chi phí mua điện tăng thêm do thông số đầu vào tăng đột biến trong năm 2022.
“Tuy nhiên, với cơ chế điều tiết giá bán lẻ điện như hiện tại của Chính phủ, EVN đang là doanh nghiệp đứng ra chịu toàn bộ khoản lỗ sản xuất kinh doanh năm 2022 thay cho các khách hàng sử dụng điện” - EVN nêu vấn đề.
 
Nó nói cũng ko sai đâu. Chúng mày tính thứ mấy dự án khí định làm toàn trên 10 USD/MMBTU và hiệu suất phát điện 82% thì chi phí chừa tính truyền tải là bao nhiêu thì thấy.
Nhưng nói nó gánh lỗ cho dân thì sai. Nó và dân gánh cho bọn thép xi măng boxit thì có.
 
Nó nói cũng ko sai đâu. Chúng mày tính thứ mấy dự án khí định làm toàn trên 10 USD/MMBTU và hiệu suất phát điện 82% thì chi phí chừa tính truyền tải là bao nhiêu thì thấy.
Nhưng nói nó gánh lỗ cho dân thì sai. Nó và dân gánh cho bọn thép xi măng boxit thì có.
Lâu lâu cũng có thằng ml hiểu vấn đề đấy, vn đang gánh lỗ giá điện cho bọn sắt thép sml luôn
 
Nó nói cũng ko sai đâu. Chúng mày tính thứ mấy dự án khí định làm toàn trên 10 USD/MMBTU và hiệu suất phát điện 82% thì chi phí chừa tính truyền tải là bao nhiêu thì thấy.
Nhưng nói nó gánh lỗ cho dân thì sai. Nó và dân gánh cho bọn thép xi măng boxit thì có.
Tao ko cần ai gánh lỗ, cứ minh bạch công khai tài chính ra đây?
 
Tao ko cần ai gánh lỗ, cứ minh bạch công khai tài chính ra đây?
Minh bạch tài chính nhưng toàn khái niệm chuyên nghành mày hiểu thế đéo nào được
Tau ngu tau hỉu dư lài
đại khái từ chuyên ngành nà giao hợp, xuất tinh thỳ từ dưn dã nà đỵt nà chịch xoạc phang pháo phập nôn vô tường.... vân vân và mây mây
 
Tao ko cần ai gánh lỗ, cứ minh bạch công khai tài chính ra đây?
Làm gì có chuyện minh bạch. Mày xem QH còn chả đc biết 1 năm đảng cướp được dùng bao nhiêu từ ngân sách và chi vào đâu, ai minh bạch cho mày?
Mấy cái như quy định trợ giá văn bản có đấy, nhưng hay đóng dấu mật nên khó tổng hợp đc đầy đủ trừ khi muốn làm và ngồi trong CP đủ cao.
 
cái địt lồn chị nhà nó, chúng nó lên báo gào như tiên sư tổ nhà nó bỏ tiền túi của chúng nó ra xây và vận hành hệ thống điện vậy, chúng mày đéo biết là tiền vận hành là từ ngân sách, là từ tiền mồ hôi nước mắt, thuế má của bần cùng nông khố rách áo ôm hay ko
 
Chửi (1 bộ phận) của EVN là đúng thôi cứ chửi. Nhưng nhớ là ko phải tất cả ng lao động EVN đều xấu và cũng đừng quên EVN chỉ đc làm theo cái khung do thằng khác dựng lên.
Lò chúng nó cả, chúng mày muốn chữa bệnh phải hiểu đúng và đủ bệnh đã chứ.
 
Tụi m k biết evn phải nuôi bọn sữa chữa truyền tải nhiều lắm à. Đâu phải cứ phát điện là xong. Xai ba cái đồ china nên hỏng suốt
 
Chúng mày lên fb San vẩu mà đọc. Đoạn khác chưa bàn, nhưng đoạn truyền tải là "con voi trong phòng".

QUY HOẠCH ĐƯA ĐẤT NƯỚC QUAY LẠI THỜI “QUAN LIÊU BAO CẤP”

Trong buổi tọa đàm “Giải bài toán thiếu điện”[do CLB Café Số tổ chức chiều 9-6-2023] ông Hà Đăng Sơn (một chuyên gia) có ý phê bình những người phê bình “Quy hoạch điện VII”. Ông mô tả công việc của những người làm quy hoạch là rất phức tạp và đòi hỏi trí tuệ. Tuy nhiên, ông Sơn than là Quy hoạch “quá cứng nhắc, 5 năm mới được điều chỉnh, trong khi thực tế thay đổi chóng mặt”.

Cùng trên bàn chủ tọa, tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, cho rằng, “Thực tế thay đổi sao không viết lại quy hoạch. Sao lại tự mình vẽ ra (quy hoạch) rồi buộc mình”. Theo ông Cung, “phải để thị trường ban hành”. Ông Cung cho rằng, “Phải thay đổi cách thức làm chính sách, phải để các nhà đầu tư đưa ra quyết định, đừng bàn nữa, đừng chỉ thị nữa”.

TS Nguyễn Đình Cung giải thích, “Thiếu điện là cơ hội kinh doanh, cơ hội đầu tư. Thay vì ngồi xét duyệt hồ sơ [mua điện từ 85 dự án năng lượng tái tạo không kịp giá fit] thì chỉ cần dùng giá là mua được”. Nguyên Long, một nữ nhà báo rất thuộc bài và dẫn chương trình khá duyên dáng, cắt lời, “Nhưng điện là hàng hóa đặc biệt”. TS Nguyễn Đình Cung dơ hai tay lắc đầu. Có cảm giác như ông rất tuyệt vọng khi đã cố giảng giải về “thị trường” mà những người xung quanh ông vẫn tư duy “hành chánh”.

85 dự án năng lượng tái tạo [phần lớn đã xong] ngồi chờ duyệt giá và ngay cả khi EVN có mua điện của họ, cũng không thể chuyển điện ra miền Bắc nơi đang thiếu điện.

Các đại diện của EVN trong Tọa đàm này không nói ra nhưng rõ ràng không phải EVN không phải không biết năm nay miền Bắc thiếu điện, không phải không biết miền Nam sẽ dư điện nếu khai thác từ 85 dự án năng lượng tái tạo. Nhưng EVN, nơi kiểm soát 100% việc truyền tải điện, không làm đường dây 500kv nối “mạch 3” từ Vũng Áng - Quảng Trạch ra. EVN chịu ràng buộc bởi Quy hoạch điện VII và chỉ tư duy trong “Quy hoạch”.

TS Nguyễn Đình Cung nằm trong số 37 cán bộ trẻ của Việt Nam được gửi sang các nước phương Tây, năm 1992, học về kinh tế thị trường theo học bổng của UNDP. Ông là người trực tiếp thiết kế Luật Doanh nghiệp 1999.

Trong thập niên 1990s, không chỉ có những cán bộ trẻ như ông Cung, những nhà lãnh đạo của quốc gia như ông Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, cùng các bộ trưởng đều hiểu, nguyên nhân chính đưa đất nước chìm xuống tận đáy là do áp dụng mô hình xô viết [khi chưa thấy sai ta gọi là “nền kinh tế kế hoạch hóa”, khi thấy sai ta gọi là “cơ chế quan liêu bao cấp”]. Họ biết, chỉ có kinh tế thị trường mới “đánh thức được tiềm lực” của dân, của nước.

Toàn bộ cơ chế chính sách được thiết lập trong giai đoạn ông Võ Văn Kiệt và ông Phan Văn Khải làm thủ tướng đều là khai thông, là thiết lập một hành lang pháp lý cho kinh tế thị trường. Việt Nam lúc đó đã chấp nhận các đòi hỏi của phương Tây qua các hiệp định song phương, đặc biệt là Hiệp định BTA với Mỹ, qua các định chế quốc tế như UNDP, IMF, WB… và về sau là WTO để sửa hàng trăm điều luật.

Tôi hay nói với trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, ông Nguyễn Đình Lương, “Điều gì ở trên bàn đàm phán, các anh thua thì nhân dân Việt Nam chiến thắng”. Đấy không phải là một câu đùa. Ông Lương cũng thừa nhận là hầu hết những điều họ đòi hỏi là cần thiết cho nền kinh tế và mở ra cho dân mình.

Luật Doanh nghiệp 2005, là một trong những văn bản luật cuối cùng được sửa theo tinh thần cam kết gia nhập WTO [không còn phân biệt doanh nghiệp nước ngoài và trong nước]. Những quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005 vẫn trên tinh thần ấy, thông thoáng.

Hôm qua, PTGĐ EVN, ông Võ Quang Lâm nói rằng, “Sau đường dây 500kv mạch 1, được làm dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ta có mạch 2, làm rất nhanh, hoàn thành năm 2005. Nhưng, mạch 3, đoạn từ Vũng Áng - Quảng Trạch ra, nếu làm không thể nào nhanh được vì thủ tục vô cùng rắc rối”.

Số 6 Hoàng Diệu là trụ sở của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nhưng từ “sào huyệt của quan liêu bao cấp” ấy, “con đẻ” của Ủy ban, Bộ Kế hoạch Đầu tư lại đã cung cấp cho đất nước các tác giả của những chính sách đổi mới. Nếu Bộ Kế hoạch Đầu tư “tuyên bố hoàn thành nhiệm vụ” từ cuối nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải thì về chính sách, chúng ta vẫn có thể theo hướng thị trường.

Từ 2011, một thế hệ lãnh đạo mới bắt đầu thay thế. Khi ở cấp trung ương, nhiều nhà lãnh đạo cay đắng nhận ra “con đường làm khánh kiệt quốc gia” thì họ đang ở cấp rất thấp hoặc đang ở địa phương. Khi các nhà lãnh đạo đổi mới biết mình phải “học phương Tây” để có kinh tế thị trường, thì họ đang bổ sung các chứng chỉ chính trị để tìm đường thăng tiến.

Họ không thực sự hiểu kinh tế thị trường mà đang nắm kinh tế thị trường; họ không có tư duy chính sách mà say sưa làm chính sách.

Luật Đầu tư 2014 là một trong những luật mẹ đẻ ra “trận đồ bát quái” về thủ tục. Đặc biệt, Luật Quy hoạch 2017 là một ví dụ tiêu biểu về “quan liêu”. Tôi chưa từng thấy có cái luật nào trên thế giới mà tư duy tối tăm như Luật ấy. Điều nguy hiểm hơn, Luật Quy hoạch 2017, đe dọa những nỗ lực đưa đất nước phát triển theo hướng kinh tế thị trường [thị trường thất bại thì lấy đâu phúc lợi cho định hướng] và có nguy cơ tiến gần tới mô hình "tập trung", mô hình đã và chắc chắn sẽ dẫn đến “quan liêu - bao cấp”.

Tôi hiểu nỗi tuyệt vọng của TS Nguyễn Đình Cung. Làm sao mà không đau khi cũng từ số 6 Hoàng Diệu có những thế hệ đã từng khát vọng xây dựng kinh tế thị trường và đã “thể chế hóa” thành công những khát vọng ấy. Cũng từ số 6 Hoàng Diệu, lại xuất hiện tác giả của những chính sách đi ngược với kinh tế thị trường. Đau nhất là không rõ, họ có biết họ đang làm gì với đất nước.
 
Suốt 20 năm nay, người dùng điện sinh hoạt và kinh doanh phải trả giá điện cao hơn giá bình quân để hỗ trợ cho khối sản xuất công nghiệp. Điều phi lý là khối sản xuất công nghiệp tiêu thụ đến một nửa lượng điện năng của cả nước, trong khi điện sinh hoạt chỉ chiếm một phần ba và điện dùng trong thương mại - dịch vụ chỉ chiếm 5%.
 
Top