Đạo lý Kinh Nghiệm Học Phật - Vấn đáp Phật Pháp

PHẬT PHÁP CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI BIẾT CHÁN SỢ SINH TỬ.


Chỉ vậy thôi,

Không có biết chán sợ sanh tử thì Phật Pháp nầy tôi năn nỉ đừng có rớ tới là vì ba lý do :


1️⃣

Không có chán sợ sanh tử thì mình không có chấp nhận nỗi lời Phật bởi vì Phật xúi mình đi ra mà.
Mình chấp nhận không có nỗi.

2️⃣

Không chán sợ sanh tử thì có nghĩa là mình đang Mê.
Nếu mình còn Mê thì tại sao mình lại đúc cái đầu vô cái con đường lìa bỏ làm chi.

3️⃣

Cái lý tưởng Phật Pháp đi ngược lại cái đời sống của mình thì tại sao mình ngu dại gì mình đúc cái đầu vô trong đó.

Vì thế, Phật Pháp chỉ dành cho một hạng người duy nhất là biết CHÁN SỢ SANH TỬ.
Kẻ nào còn cầu mong hưởng phúc Nhân Thiên, còn mong được hưởng cái trăng thanh gió mát là kẻ đó chưa có phải là cầu đạo Giải Thoát.
Phải thấy một phút hít thở của La Hán cũng là Khổ thì mới thật sự chán sợ sanh tử ...!!!


Gớm như vậy đó,
Phải đến mức như vậy.
Cái một phút hít thở của La Hán chứ không phải của mình nha, một phút thôi cũng là Khổ thì mới thật sự là chán sợ sinh tử. Còn thấy mình còn muốn được cái nầy, cái kia là Chết.

Và tôi đã nói cái cuối cùng, mình thấy một phút mà hít thở của vị La Hán có gì đâu.
Hít với thở thôi đâu có gì mà thơm ngon, béo ngọt, bùi giòn gì đâu ...
Nhưng mà hễ còn có mặt là còn Khổ nha.

Đức Phật dùng hình ảnh nầy nè :

● Ngài nói giống như phân người dầu cho nó là một đống lớn hay nó chỉ dính một miếng nhỏ xíu trên đầu cây que thì lúc nào nó cũng là phân, lúc nào cũng đáng gớm.

● Dầu nó là một đống lớn hay chỉ là một miếng ở đầu que gỗ thì phân ở đâu cũng là phân.

● Ngài nói bất cứ hình thức hiện hữu nào, dầu thô hay là tế đến mấy thì cũng đều là đáng chán, đáng sợ hết.


Cái người không hiểu Đạo, không học Giáo Lý, không hành Tứ Niệm Xứ thì không có tin được cái chỗ nầy.

Các vị rất là ngạc nhiên là tại sao Đức Phật Ngài nói về cái chuyện sanh tử, cái chuyện có mặt ở đời này bằng cách nói rất là khắc khe, nghiêm túc như vậy.

Các vị phải thấy biết như vậy thì các vị mới thấy Ngài nói đúng.

Các vị thử tưởng tượng đi, cái này tôi đang nói kiểu thường thức dành cho người dốt đặc không có biết gì hết nè.
Trong một ngày, cái Tâm ác và Tâm thiện của quý vị cái nào nhiều hơn ...?!

Chắc chắn là Tâm ác nhiều hơn Tâm thiện rồi từ đó suy ra bước ra ngoài đời nhắm mắt quơ tay toàn là người xấu nhiều hơn người thiện không à.
Tại vì bản thân đã là xấu.

Các vị tưởng tượng đi, mình xấu mà chung quanh mình toàn là người xấu thì hỏi quý vị vậy có cơ hội nào để mà mình làm thiện không.
Rất hiếm.
Toàn là chuyện tầm bậy không.

● Bây giờ, các vị có nhan sắc một chút, có tiền một chút, có sức khỏe một chút, có tuổi trẻ một chút thì thử hỏi các vị cái tâm tình nào mà các vị tìm đến với Phật Pháp ...?!

Làm ơn trung thực, làm ơn chân thành với lòng mình một chút đi.
Bây giờ các vị có tiền, có sức khỏe, có nhan sắc, có tuổi trẻ, có uy tín quyền lực, có chức vụ, đặc biệt là có tình cảm nam nữ đang mùa yêu thì hỏi có bao nhiêu kẻ chịu đến để mà nghe đạo ...?


Nhưng mà các vị chán đời, sợ khổ nên trong cái room nào giảng cũng nhào vô nghe không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, nghe được cái gì bỏ túi bao nhiêu hay bấy nhiêu.

● Cho nên cái đạo này, là dành cho cái người Ly Tham, dành cho những người muốn Tịch Diệt, dành cho những người chán sợ Sanh Tử.

Ác nhiều bao nhiêu thì khổ nhiều bấy nhiêu.

Khi nào, cơ hội làm ác nó nhiều hơn cơ hội làm thiện thì cái cơ hội Đọa lớn hơn cái cơ hội sanh về Nhân Thiên.
Cái cơ hội làm giun, làm trùn, làm dòi, làm bọ nó lớn lắm.

Còn cái chuyện mình quay trở lại mình làm nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân, đủ ăn đủ mặt, có học, có tiền, có nhan sắc, có sức khỏe, rồi có tình yêu, có quyền lực, có chức vụ ....


Tôi xin hứa với các vị cái chuyện đó nó hiếm dữ lắm.
Hiếm lắm ...
 
Sửa lần cuối:
Dựa vào câu Phật ngôn :" Mỗi chúng sanh đầu thai với tâm tục sanh trong sáng"

Tâm đầu thai tức là tâm quả là tâm không thiện không ác.
Tâm nhân thì mới có thiện và ác.


Tức là chúng ta bắt đầu kiếp sống này với cái tâm đầu tiên thì không thiện không ác. Nhưng đó chỉ là 1 sát na tâm thôi.
Còn sau này vẫn có thiện ác như. Vì tâm nhân chỉ có thiện hoặc ác. T đã viết 1 bài chi tiết ở bên Triết học A tỳ đàm.

Thực tế trong đạo Phật thiện - ác - buồn - vui cũng đều là nhân sanh tử và quả sanh tử. Nói về mặt rốt ráo thì nó tương đương nhau thôi, vẫn là luẩn quẩn luôn hồi.

Còn PG chủ trương là đi ra khỏi luân hồi. Nhưng mà làm ác thì không có ra được vì chỉ có đọa. Vì thế người cầu giải thoát bắt buộc phải hành thiện.

Hành thiện là để mong 1 ngày không còn thiện ác nữa (A La Hán) chứ không phải cầu công đức để kiếp sau cái chữ "TÔI" to đùng được sung sướng, được giàu sang, thông minh, học giỏi :d

Nhân Quả Thiện Ác

Quả lành là gì? Là đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi, có được tiếng tăm, quyền lực, tình cảm, v v…
Nhân lành là gì? Là bố thí, trì giới, phục vụ, trí tuệ, thiền định, v v …

Người không học đạo họ khoái Quả lành nhưng không thích tạo Nhân lành. Đối với người xấu tạo Nhân lành không có vui, hưởng Quả lành mới sướng. Ai cũng thích hái trái chứ đâu có chịu siêng canh tác bao giờ!

Nhưng đối với người hiền trí thì ngược lại. Họ chỉ được vui khi họ sống lành, sống thiện thôi.
Và khi Quả lành Quả thiện nó trổ đến thì họ lại không có lấy đó làm niềm vui, làm sự hứng thú.

Thí dụ như họ coi tiền như rác, họ coi điều kiện tiện nghi chẳng là gì hết, họ chỉ cầu được một chỗ vắng, chỗ yên, chỗ sạch để họ ngồi họ hít vào thở ra trong sự tỉnh thức và họ sung sướng lắm rồi, đói họ kiếm cái gì đó họ nhai nhẹ nhẹ họ nuốt cái ực là xong, khát nước thì uống, bệnh hoạn cần thiết lắm thì làm 1,2 viên rồi thôi.

Đối với người tu hành hiểu đạo thì cái chuyện mà tiện nghi sung sướng nó chỉ là mất thời gian, là cái họa nhiều hơn phúc. Tức là người có tu hành thích gieo Nhân lành nhưng không đam mê trong Quả lành.

Còn người không có tu hành không học đạo thì thích hưởng Quả lành nhưng lười tạo Nhân lành, mà hễ lười tạo Nhân lành thì đương nhiên, tức nhiên, mặc nhiên, cố nhiên là siêng tạo Nhân xấu.

Không ai trong đời sống này mà không có lành, không có ác, không có, phải chọn một trong hai. Khi mà lười làm lành thì dứt khoát người này siêng làm bậy, mà người lười làm bậy thì đương nhiên phải siêng làm lành, làm thiện, đó là cái luật.
Cảm ơn bác, t sẽ tìm đọc thêm ở topic triết học a tỳ đàm.
 
CỘI NGUỒN

Nơi khởi đầu và nơi cuối cùng chúng ta đi về sau tất cả.

Toàn bộ đời sống của tất cả chúng sinh dầu là con ong, con kiến hay vị danh nhân thế giới cũng đều là sanh và tử, buồn vui trên nền tảng của thiện ác nhân quả, dầu muốn dầu không trong mỗi phút trôi qua chúng ta đang có mặt trên con đường dẫn về đâu đó. Trong từng phút giây trôi qua ấy, ta đang kín đáo xây dựng chỗ về cho mình.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói riêng và chư Phật ba đời mười phương nói chung
Các Ngài có nhất thiết trí đó là: Cái gì các Ngài cũng biết trong đó có hai trí rất đặc biệt và dễ dàng tế độ cho một người chứng đạo:

1. Đức Phật Ngài biết rõ thiện căn của mỗi người dày mỏng, khác biệt ra sao
2. Ngài biết rõ ác tâm, ác căn của mỗi người khác nhau như thế nào.


✍️
TÂM PHÁP


Từ những nghiệp thiện và nghiệp ác của mỗi người khác nhau nên đã tạo ra những nền tảng tâm thức và nhân cách của mỗi người cũng khác nhau. Đó chính là nguồn gốc của chúng ta.

Nói theo A Tỳ Đàm thì mỗi một chúng sinh gồm có hai phần là DANH PHÁP và SẮC PHÁP hay còn gọi là phần HỒN phần XÁC.

-Phần XÁC (SẮC PHÁP)
là khối cơ thể vật chất mấy chục ký lô của mỗi người được cấu tạo bởi ĐẤT NƯỚC, LỬA, GIÓ và 24 SẮC Y ĐẠI SINH

-Phần HỒN( DANH PHÁP): Là phần tinh thần, buồn vui thiện ác trong tâm tư mỗi người. được phân tích và chia chẻ làm nhiều phần.

->Mỗi chúng sinh gồm có ba phần:
+ Cái biết của tâm không thiện ác và đi kèm với 3 điều kiện từ đó phân tích ra 121 hoặc 89 tâm:

•Dựa căn nào trong 6 căn

•Biết trần nào trong 6 trần

•Tâm sở nào đã cộng ghép làm nên nó.

+ Tâm sở trung tính: Là những thành tố tâm lý khi hội tụ sẽ lấp đầy những chức năng của tâm
Đời sống tâm pháp của tất cả chúng sinh đều nằm trong hai cấu trúc sau:

1. TÂM( biết)+ 13 TÂM SỞ TRUNG TÍNH + 14 TÂM SỞ TIÊU CỰC (BẤT THIỆN) -> TẠO RA TÂM ÁC ( BẤT THIỆN)
2. TÂM( biết)+ 13 TÂM SỞ TRUNG TÍNH + 25 TÂM SỞ TÍCH CỰC (THIỆN) -> TẠO RA TÂM THIỆN


Theo trong kinh Tạng đã có rất nhiều người thưa hỏi với Đức Phật rằng: “
Bạch Thế Tôn, con nghe Thế Tôn dạy lý vô ngã, vậy ai làm thiện làm ác? ai chịu sướng chịu khổ?

Đức Phật Ngài không trả lời thẳng câu hỏi mà Ngài dạy rằng: Ta không nói ai là người tạo ác, thiện. Ta không nói rằng có ai chịu quả sướng quả khổ. Ở đây Ta chỉ nói một pháp duyên khởi đó là VÔ MINH DUYÊN HÀNH, HÀNH DUYÊN THỨC, THỨC DUYÊN DANH SẮC”.

Trong Phật Pháp không có chuyện người nào tạo nghiệp người đó hưởng quả, mà do các duyên mới có tâm bất thiện, từ tâm bất thiện ấy mới tạo ra một tâm đầu thai và một hình hài để chịu quả bất thiện ấy. Đức Phật Ngài dạy không hề có một chúng sinh nào ở đây, mà tất cả đều là những khối tổng hợp được hợp lại bằng vô số những thành tố để gọi là ông A.

Khi ông A tạo ra một nghiệp thiện hay một nghiệp ác nào đó rồi từ 2 nghiệp thiện ác ấy mới tạo ra 2 loại quả là quả bình sinh và quả tái sinh. Từ 2 quả bình sinh và tái sinh có một chúng sinh được tạo ra bởi nhân thiện và nhân ác. Chúng sinh này có thể giống nhưng nó không phải là một.

Vậy khi làm thiện mà quả chưa trổ thì quả thiện ấy trốn ở đâu?
-Khi cây xoài chưa ra trái, hỏi quả xoài trốn ở đâu?
-khi hộp quẹt nằm trong túi, hỏi lửa nó ở đâu?
Lửa chỉ xuất hiện khi ngón tay, bánh xe, đá lửa, gas… kết hợp với nhau một cách hợp lý.


Đó là lý của nhân quả, khi ta đã tạo nhân mà chưa thấy quả không có nghĩa là không có, mà khi đủ điều kiện quả sẽ trổ.
Vậy nên không có người nào tạo ra nghiệp thiện ác, rồi có một người khác hưởng quả khổ hay quả vui mà tất cả khối tổng hợp này tạo ra các nghiệp thiện ác và có một khối tổng hợp khác được tạo ra từ khối tổng hợp trước.

✍️
HẠNH PHÚC VÀ ĐAU KHỔ

Hạnh phúc là có được cái mình thích và đau khổ là chịu đựng cái mình ghét. Tất cả hạnh phúc và đau khổ đều đến từ nguồn có cái gì đó và không có cái gì đó

Thích và ghét được tạo thành từ ba điều kiện đó là: tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống.
Do ba điều kiện này mà sẽ đẩy cho ta làm thân phụ nữ phụ nữ, phụ nữ Việt Nam chứ không phải là phụ nữ Campuchia, phụ nữ thôn quê chứ không phải phụ nữ thành thị, người ít học chứ không học nhiều, nhà nghèo không phải nhà giàu.

Tất cả 5 điều kiện này tạo ra một sở thích và ghét không giống với người khác. Thích và ghét cũng là một giá trị ước lệ, mặc định, tương đối vậy nên hạnh phúc của chúng ta cũng là giả định ước lệ, mặc định.


Có những thứ người này thích mà người kia không thích, có những thứ hôm nay ta thích mà ngày mai ta không còn thích.
✍️
TƯƠNG QUAN NHÂN QUẢ


Tại sao hạnh phúc của người này không giống người kia?

Bởi vì cái thích và ghét của người này không giống người kia. Theo giáo lý A tỳ đàm thì toàn bộ hiện hữu của chúng sinh đều nằm trên dòng chảy của nhân và quả,

Mỗi khi có một ác niệm hay thiện niệm sẽ để lại hai thứ quả là quả tái sinh và quả bình sinh.
-Quả tái sinh là tạo ra tâm đầu thai đưa ta đi về nơi chốn nào đó.
-Quả bình sinh là tạo ra những vui buồn trong kiếp sống đó sau giây phút đầu thai. Quả bình sinh là môi trường để ta đón nhận nhiều quả khác như phải mang thân nhân loại, từ đó ta mới bị bệnh bị tai bay họa gửi, bị vu oan, thị phi, bị đâm chém…


có 4 trường hợp tương quan nhân quả:
1.Nhân tạo ra quả:
sống thiện được quả lành quả vui, sống ác được quả khổ quả xấu.

2.Quả tác động quả: Do quả nghiệp quá khứ mà ta sanh vào loài nào đó, trong thân phận đó, trong hình hài đó, trong hoàn cảnh hay điều kiện nào đó, thì ta nhận quả tương ứng với hình hài thân phận đó. với trên nền tảng đó

3.Quả tác động nhân: Khi phải chịu quả này, ta dễ dàng có tâm thiện hay tâm ác tương ứng. Do quả quá khứ mà đẩy ta vào hoàn cảnh nào đó để ta sống nhiều với ác tâm hay thiện tâm có nghĩa là khi hưởng quả khổ hay quả vui sẽ tiếp tục là điều kiện để dễ tu hơn hay khó tu hơn. Với môi trường sống đó ta trở nên thiện hơn hay ác hơn.

4.Nhân tác động nhân: có hai trường hợp kiếp trước và kiếp này hoặc ngay trong kiếp này

-Nhân quá khứ tác động nhân hiện tại( nhân tiền kiếp tác động nhân hiện tại)
Vd: Trong nhiều đời quá khứ ta đã tu tập thiền định, từ tâm, kham nhẫn đó là nhân thì kiếp này tu tập dễ hơn người khác
Hoặc tham nhiều sân nhiều thì tham sân kiếp này cũng mạnh hơn người khác mà A Tỳ đàm gọi là thường cận y duyên.

-Nhân hiện tại tác động nhân hiện tại: Là khi ta sống nhiều với bất thiện thì bất thiện trước dễ dàng làm nền cho bất thiện sau. Khi ta sống thiện thì thiện trước dễ dàng làm nền cho thiện sau.

Đây là lý do Đức Phật dạy nên ở gần người lành vì nếu chúng ta ở với người có tâm bất thiện như keo kiệt, bủn xỉn, sân giận tật đố thì ta rất dễ ảnh hưởng và giống họ vì trạng thái tâm lý của chúng ta luôn được biểu hiện qua bốn giai đoạn:

-Tâm thức đối kháng
-Thỏa hiệp
-Hòa giải
-Đồng hoá


Với bốn điều tương quan nhân quả ở trên cho ta thấy được nền tảng giữa nhân quả tác động với nhau. Nhân hay quả này sẽ làm nền cho nhân hay quả kia.

✍️
MỐI TƯƠNG QUAN CỦA THIỆN ÁC

Do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống của mỗi người khác nhau mà sinh ra thiện ác khác nhau. Có 4 sự tương quan giữa thiện và ác:


-Thiện tác động ác: Do có cái thiện này sẽ làm mất cái ác đối lập
-Ác tác động thiện: Do có cái ác này sẽ làm mất cái thiện đối lập.
-Thiện tác động thiện: Cái thiện này làm nền cho cái thiện khác.
-Ác tác động ác: Cái ác tác động làm nền cho cái ác.


✍️
BÁT CHÁNH ĐẠO


Là những thành tố tâm lý có mặt đầy đủ trong giây phút chứng đạo.
Theo như A tỳ đàm giải thích rằng ngay giây phút với tâm thấy được rốt ráo KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO là đã hội đủ Bát Chánh Đạo; thấy được Niết Bàn, thấy được bốn Đế.


1.Chánh kiến:

Là cái nhìn đúng dựa trên hai nền tảng nhận thức sau đây:

-Hiểu được lý nhân quả,
-Hiểu được lý tam tướng, hiểu rằng mọi thứ do duyên mà có, rồi do duyên mà mất đi.
Hai nhận thức này là trí tuệ hiểu biết về Tứ Thánh đế


2.Chánh tư duy:

Gồm có 3 là ly dục, vô sân và bất hại

-Ly dục: Là không có ý niệm ham thích thứ gì
-Vô sân: Là không có ý niệm bất mãn thứ gì
-Bất hại: là không có ý niệm, nhiễu hại gây tổn thương cho người khác


3.Chánh ngữ:

Là trạng thái tâm lý giúp cho ta kiêng tránh không nói lời vọng ngữ, không nói lời ác khẩu hại người, không nói lời lưỡng thiệt, không nói lời phiếm luận, không nói lời dẫn đến trầm luân, chỉ nói lời dẫn đến giải thoát sinh tử.

4.Chánh nghiệp:

Là thành tố tâm lý giúp cho ta kiêng tránh không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm

5.Chánh mạng:

Là là trạng thái tâm lý giúp cho ta chọn nghề nghiệp, sinh kế lương thiện, trong A Tỳ đàm còn gọi là tâm sở chánh mạng.

6.Chánh tinh tấn:

Là tâm sở cần, chỉ sự siêng năng nỗ lực không lui sụt, không bỏ cuộc không buông xuôi.
7.Chánh niệm:

Là khả năng ghi nhớ kịp thời, liên tục, làm việc gì biết việc đó không buông xuôi thực tại trong từng khoảnh khắc hay còn gọi là thắp sáng hiện hữu. Từng giây phút hiện hữu đều được soi rọi không bị buông xuôi, không bị lãng quên.

Chánh niệm là niệm trong Bốn Niệm xứ, là tâm sở niệm trong A tỳ đàm.


Chánh Định:

Là hiện tượng sơ thiền, tam thiền, tứ thiền. Chánh định trong A tỳ đàm được gọi là gọi là tâm sở định.
Sơ, Nhị, Tam, Tứ thiền Sắc Giới cộng thêm bốn tầng thiền Vô Sắc giới được gọi là Chánh Định.

Trong Bát Chánh Đạo có Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng là những thành tố tâm lý giải quyết nhu cầu tối yếu trong cuộc sống của chúng sinh như :
-Nhu cầu vận động: vận động tay chân, bay nhảy, bơi lội…
-Nhu cầu giao tiếp
-Nhu cầu kiếm sống.

Khi ba nhu cầu này nó được thực hiện với tâm lành thì nó bèn có tên như sau:
-Nhu cầu hoạt động: Chánh nghiệp
-Nhu cầu giao tiếp: Chánh ngữ
-Nhu cầu sống: Chánh mạng. Và ngược lại khi ba nhu cầu trên được thực hiện bởi tâm ác thì bèn được thay thế bằng tên gọi như sau: Tà Nghiệp, Tà Ngữ ,Tà Mạng.

✍️
TU TẬP


Có nhiều hình thức tu tập:

-Tu theo kiểu thả chim:
Là thực hành thiện pháp với tâm buông bỏ chỉ với tâm mong mỏi với những quả lành này mình sẽ không còn gì để mong mỏi nữa.

-Tu kiểu thả diều:
Cũng là tu tập thiện pháp nhưng còn nằm níu cầu mong cõi này cảnh kia, hưởng quả lành đã tạo.

-Tu Kiểu đổ rác:
Tu cách đổ rác là luôn xem coi mình có gì xấu bất thiện là loại bỏ.

Tu tập kiểu ve chai:
Là thấy gì cũng lượm vào, cái mà gom vào đó là rác hay là đồ ta xài được.

-Tu kiểu được làm Thánh:
Là kiểu tu mục đích làm Thánh, mà ta không hiểu được rốt ráo Thánh là thế nào? Rất dễ dẫn đến lầm tưởng và nguy hại.

-Tu để không còn là phàm:
Phàm tâm ta là ngút ngàn, luôn luôn hiện hữu nên sẽ an toàn hơn tu để thành Thánh, vì ta dễ nhận biết.

Vậy nên, hãy cẩn trọng với những kiểu tu này!

@Tomtomo
 
BA HẠNG NGƯỜI

Trên đời này Đức Phật Ngài dạy rằng cái chuyện mà thân cận nó có một vai trò rất rất lớn trong cái đời sống của chúng ta.

Trong khi chúng ta có hai nguồn thiện ác, một là nó đến từ cái bản thân của chúng ta, chúng ta sống ở đâu, chúng ta thường gặp ai, chúng ta thường nghĩ gì, chính cái cách suy tư của chúng ta, chúng ta thường suy tư về cái gì và suy tư kiểu nào, thì đó là phần của chúng ta, nhưng mà cái phần tác động từ người khác là sao? Là chúng ta sống ở đâu, chúng ta thường gặp ai?


Thì ở đây Đức Phật Ngài dạy rằng có ba cái hạng người trên đời này:
1. Cái hạng thứ nhất là mình tuyệt đối phải tránh xa,
2. Còn cái hạng thứ hai là mình phải nên xem như bạn,
3. Và hạng thứ ba là mình phải nên kính như Thầy.


💥
Hạng thứ nhất là hạng phải tránh xa là sao?

Là thiện pháp của họ không có hoặc là kém sút một cách nguy hiểm, là sao?

Có nghĩa là cái ác pháp của họ nó quá nhiều, khi mình ở gần họ mình có khả năng bị cảm nhiễm, bị lây lan…, vì cái bất thiện-họ là người bất thiện, tham nhiều, sân nhiều, si nhiều, ganh tị, bỏn xẻn, tà kiến, ác giới, thất niệm, phóng dật, phóng dật là không có định, thất niệm là không có niệm, thiểu trí là không có tuệ, phá giới là không có tàm quý, không có niềm tin, thì cái hạng này thiếu tùm lum, bậy bạ tùm lum tứ bề vây phủ, thì cái hạng này là hạng mình phải tránh xa, không thân cận, không phục vụ gì hết…

💥
Còn cái hạng thứ hai mình nên xem họ là bạn.


Là bởi vì cái thiện pháp của họ nó giống mình, nó cỡ cỡ tầm tầm như mình, ở gần nhau có thể hỗ trợ nhau, có thể dìu bước nhau, đây chính là cái lý do mà ở trong Kinh, trong tiếng Pali kêu cái chữ bạn nó nhiều từ lắm, là mitta, là sahāya,làsampavanka, là sao?

Mitta là cái người sống có cái từ tâm đối với mình, còn sahāya là cái người cùng tiến thoái với mình, sampavanka là cái người mà cùng chia sẻ với mình, gọi là bạn thì phải bạn như vậy đó!

Cho nên họ cũng là cái người có cái thiện pháp, có cái hàm dưỡng, có cái chất lượng tầm tầm như mình vậy, thì mình có thể hỗ trợ nhau, dìu tay nhau, có thể nâng bước nhau, có thể dựa lưng nhau, có thể kề vai nhau, coi như các bộ phận cơ thể có thể tỳ vào nhau: dựa vai, tựa lưng, nắm tay và theo bước chân nhau.

💥
Còn cái hạng thứ ba, là ngon lành nhất, là cái hạng mình nên xem là Thầy


Bởi vì cái gì họ cũng hơn mình hết, những cái thiện pháp, những cái đức tánh, những cái gì tốt đẹp hay ho đều hơn mình hết, thì nên bái Sư.

Sẵn ở đây mở ngoặc nói thêm một chuyện mà tôi cho là rất quan trọng, có những người mình bái sư là vì họ có nhiều cái để mình nhìn, mình bắt chước.

Còn có nhiều người thì bắt chước họ là chỉ có chết, nhưng mà họ có nhiều cái để mình nghe, thôi thì banh cái lổ tai mà nhắm con mắt, rồi có những người thì họ không biết nói hoặc là họ không có gì để nói, nhưng mà họ tu ok, thì lúc bấy giờ mình tạm thời mình khép lổ tai lại mà mình banh con mắt của mình ra để mình nhìn họ, trên đời này có cái loại người đó không?

Riêng tôi tôi thấy có, tôi nói không có đâu xa, trong đám cư sĩ mà tôi quen biết có rất là nhiều người nam có nữ có, họ không có gì để tôi nghe hết, nói ra nó hơi dễ ghét, dễ bị ném đá, tôi cũng nói luôn là cho họ làm học trò của tôi tôi cũng không thèm nữa,
họ dốt đặc hà, họ không có học Giáo lý mà họ còn làm biếng, mà nhớ dỡ, mà hiểu chậm


Tuy nhiên cái đời sống của họ thì chao ôi nó cực kỳ dễ thương, hành thiền sáng nào cũng vậy, cũng phải ngồi nửa tiếng, 15 phút, người hào sảng rộng rãi, ăn nói dễ thương chừng mực, lễ phép, biết chuyện lắm, biết người biết ta lắm, họ không có gì để tôi nghe hết trên nhưng mà họ có tới 1 tỷ cái để tôi nhìn, rồi ngược lại trên đời này có nhiều cái người nếu mình nhìn họ thì ôi thôi rồi nồi sôi, là vì sao?

Vì Tây nó có một câu thế này: Anh hùng hoặc là người tài giống như bức tranh vậy đó, mình sáp vô mà gần quá coi chừng thấy nó xấu hoắc hà…

Cho nên có nhiều kẻ trên đời này họ chỉ đáng để cho mình nhìn chứ họ không có gì để cho mình nghe, rồi có nhiều người họ có cái cho mình nghe, nhưng mà nhớ đừng có nhìn họ, nên mũ ni che tai, mắt nhắm, mắt mở thì mình mới có thể chơi với nhau lâu bền được …

🌳
Nhưng mà tôi vẫn nhắc lại một cái vấn đề mà tôi cho rất là quan trọng, đó là chúng ta thường xuyên tâm niệm rằng: Tôi phải có khả năng miễn nhiễm trước người xấu, tôi phải có khả năng gọi là khai thác và đón nhận những cái hay ho từ người lành.

Phải liên tục ghi nhận như vậy, chứ còn mà mình quên cái câu bùa này không được, tức là phải luôn luôn tâm niệm, chẳng những đời này mà đời sau kiếp khác:

Tôi xin luôn luôn là cái người mà miễn nhiễm trước người ác và luôn luôn có khả năng khai thác, đào xới, học hỏi và tiếp nhận từ người lành.

Sở dĩ tôi nhấn mạnh cái này là bởi vì sao? là vì mình học Kinh mà học phớt phớt qua mình nghe nói là xa người ác, gần người lành, nhưng mà mình quên một chuyện là mình phải ra làm sao mình mới tránh người ác được, bởi vì miệng nói vậy nhưng mà cái bản chất của mình là bản chất của người ác thì mình tránh họ nhưng mà tâm tư mình là một phe với họ.

Trích bài giảng Kinh Tăng Chi "CẦN PHẢI THÂN CẬN "
 
💟
CHA MẸ


(Trích từ bài KTC Bảy Ngọn Lửa ngày 02.01.2020 trên youtube)

● Lửa Cha Mẹ Ahunada.

Trong Kinh nói thế giới này vận hành theo các chu kỳ.


Có thời kỳ chúng sanh sống ác nhiều hơn thiện, thời kỳ thứ hai là thiện ác bằng nhau, thời kỳ thứ ba là thiện nhiều hơn ác.

Khi thiện nhiều hơn ác, thế giới bắt đầu đi tuột xuống thiện ác bằng nhau, cuối cùng là ác nhiều hơn thiện.
Tức là ác nhiều hơn thiện là cái đáy - thiện nhiều hơn ác là đỉnh.


Trong cái thời kỳ thiện nhiều hơn ác là thời kỳ của Chuyển Luân Thánh Vương ra đời, là những vị do phước nhiều họ giống như vua Thuấn, vua Nghiêu, dùng đức để trị người. Không dùng những cái sự trừng phạt, sự đàn áp khốc liệt để mà trị nước, trị dân - chỉ lấy đức thôi.

Lấy đức độ của mình mà cảm hóa muôn dân, giai đoạn đó mình gọi vị đó là Chuyển Luân Vương.

Chuyển Luân Vương hoặc là giai đoạn đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, giai đoạn mà có các vị Phật Độc Giác ra đời, thời mà các vị đạo sĩ đắc Thiền thì thời kỳ đó gọi là thiện nhiều hơn ác. Rồi giai đoạn đó qua đi mới đến giai đoạn tệ hơn thiện ác bằng nhau nghĩa là 50-50.

Xuống nữa là ác nhiều hơn thiện, giai đoạn mà chúng sanh chỉ sống trong bóng tối, không có khái niệm thiện ác gì hết, cứ thích là làm.

Thì trong Kinh nói thế này :

Dầu là thế giới có vận hành ở giai đoạn nào đi nữa, thì lúc mà có Thánh Hiền ra đời con người mới biết Thánh Hiền là cái gì.

Người ta mới biết tôn trọng người có tu hành, tôn trọng người có đức hạnh.

Nhưng mà sẽ có một lúc mà ác nhiều hơn thiện thì người ta sẽ không còn tôn trọng những giá trị đó nữa


Người ta đánh giá nhau qua sức mạnh, qua tiền bạc, qua nhan sắc, qua tiếng tăm, chứ còn chuyện mà đạo hạnh - đạo đức là vứt đi

Lúc đó người lành người thiện sẽ bị coi là ba trợn, kẻ mà chia sẻ kiến thức, vật chất cho người khác một cách miễn phí là bị coi là ba trợn. Người là phải khôn, làm cái gì cũng phải đổi ra hiện vật hiện kim mới được coi là khôn.

Sẽ có một ngày thế giới này như vậy, người ta sẽ không còn khái niệm thiện ác nữa. Ai mà hy sinh, vị tha được xem là ngu. Như vậy, giá trị của Thánh Hiền chỉ được ghi nhận vào thời điểm con người có thiện, dầu là thiện nhiều hơn ác, thiện bằng ác.

Để tôn trọng những giá trị tâm linh, những giá trị tinh thần phải là vào những thời điểm đó. Cái đó là nói về những giá trị được thiên hạ nhìn nhận, còn người có giá trị đó thì cực hiếm, chỉ có vào một thời điểm đặc biệt nào đó thôi.

Nhưng riêng cái tình Cha nghĩa Mẹ thì thời nào cũng vậy thôi, thưa quý vị. Dầu cho thế giới này có một ngày nó sống như một bầy thú thì lúc đó Mẹ vẫn thương con, Cha vẫn thương con, vì con thú vẫn làm chuyện đó mà.

Cho nên, dầu cho thế giới này ở thời kỳ nào đi nữa, thời kỳ mà người ta không biết Thánh Hiền là gì, thời kỳ mà không có Thánh Hiền, hoặc là thời kỳ Thánh Hiền đầy ra đất thì lúc nào tình Cha nghĩa Mẹ lúc nào cũng thương con.

Thương là sao ? thương đây có hai :
● Một là thương bằng Ái :


Nghĩa là của mình, nó là của mình, nó là một phần xương thịt của mình, nó là bóng dáng là sự tiếp nối của mình, cho nên mình thương nó, mình rứt ruột sinh ra nó, mình làm trâu làm ngựa sinh ra nó, nó là cái tôi, nó là phiên bản của mình, cho nên mình thương nó.

Cái thương đó là thương bằng Ái.

● Cái thương thứ hai là cái thương bằng Tâm Từ.


Thương này là thương vô điều kiện, không cần nghĩ đến chuyện nó có hiếu thảo hay không, nó có giống được như mình hay không, mặt mũi nó ra làm sao, nó có tật nguyền như thế nào đi nào nữa, không cần thiết. Nó có đáng là phiên bản của mình hay không, không cần thiết. Nó có thương mình hay không, không cần thiết. Miễn là mình không thể cam tâm, nhẫn tâm đành lòng nhìn nó khổ.

Thì cái thương này là cái thương bằng Từ Bi.

Cái thương do cái Tâm Ái Luyến thì loài thú cũng có. Nhưng cái thương bằng cái Tâm Từ Bi như vậy đó, cái thương mà có lý trí trong đó, thì chỉ có ở con người thôi. Như vậy, Cha Mẹ cùng lúc có hai tấm tình đối với con. Tôi không thích nói về Cha Mẹ là nói về mang nặng đẻ đau nhưng phải phân tích như vậy cho quý vị thấy sự vĩ đại của Cha Mẹ đối với con.

Với một đối tượng như vậy trong Kinh nói :

Trong thời kỳ mà không có Thánh Nhân, không có Tam Bảo, chỉ cần mình dốc lòng hiếu thảo với Cha Mẹ cũng đủ sinh thiên. Không gặp Thánh Hiền chỉ cần hết lòng hết dạ hiếu thảo song thân, kính quý hai Bậc song đường cũng đủ sinh thiên.

Và ngược lại dầu thời đó không Thánh Hiền mình làm sao có cơ hội xúc phạm Thánh Hiền mà chỉ cần xúc phạm bất hiếu với Cha Mẹ thì cái tội đó cũng nặng như là xúc phạm Thánh Hiền vậy.

● Hiếu thảo với Cha Mẹ công đức đủ để sanh thiên, mà bất hiếu bất kính với Cha Mẹ cũng đủ để sa đọa địa ngục.
Cho nên Cha Mẹ là lửa, Cha Mẹ có thể sưởi ấm soi sáng cho con.
Nhưng tấm lòng của Cha Mẹ khi mà con nó không đón nhận, khi ân đức Cha Mẹ mà bị con cái xúc phạm, thì ân đức Cha Mẹ càng nhiều, tấm lòng Cha Mẹ càng rộng sâu, thì sự xúc phạm của con tội nó càng nặng.
 
Hiền giả chia sẻ rất nhiều điều hay về Phật Pháp. Hoan hỷ và tuyên bày công đức vô lượng. Không ngờ trong chốn diễn đàn toàn xàmer nói phét, check var gái gú khoe dú khoe lồn. Mà vẫn có cõi tịnh tâm bồ đề như này.

Không biết hiền giả copy từ đâu hay tự ngộ và viết ra, nếu copy, có thể chia sẻ cho t ko, để t chủ động tìm hiểu thêm về đạo, về Phật.
 
Hiền giả chia sẻ rất nhiều điều hay về Phật Pháp. Hoan hỷ và tuyên bày công đức vô lượng. Không ngờ trong chốn diễn đàn toàn xàmer nói phét, check var gái gú khoe dú khoe lồn. Mà vẫn có cõi tịnh tâm bồ đề như này.

Không biết hiền giả copy từ đâu hay tự ngộ và viết ra, nếu copy, có thể chia sẻ cho t ko, để t chủ động tìm hiểu thêm về đạo, về Phật.
Cái này là pháp thoại online qua các lớp giảng của Sư Giác Nguyên trên Youtube được các đạo hữu khác chép lại.

Nếu thích nghe bạn có thể lên ytb để nghe.
Nếu muốn đọc thì gõ Sư Giác Nguyên trong các group facebook để đọc lại bài tóm lược.

Mấy bài này là bài cơ bản dễ nghe, dễ hiểu dành cho người sơ cơ và mới tìm hiểu Phật giáo.

Lành thay 🙏
 
NĂM ĐIỀU KIỆN ĐẮC ĐẠO

Có năm điều kiện đắc đạo kiếp này :

1- Sức khỏe tốt
2- Có được nền tảng kiến thức giáo lý
3- Thầy bạn ok
4- Trú xứ thích hợp
5- Hành trì liên tục


Năm điều kiện này bà con thấy hình như mình cũng ráng có được chứ ! Nếu năm điều kiện này mình có thể làm được, cho thấy rằng ba-la-mật của mình không đến nổi xoàng. Và quí vị mở lại giùm tôi kinh Trường Bộ và kinh Trung Bộ.

Đặc biệt là Trường Bộ Kinh, trong đó bà con dò cuối kinh Tứ Niệm Xứ có ghi thế này :

“Này các tỳ kheo, một người mà tinh tấn tu tập bốn niệm xứ này thì lâu nhất là bảy năm, nhanh nhất là bảy ngày có thể chứng hai quả vị sau đây : A-la-Hán, A-na-hàm.

Hồi đó tôi đọc tôi sốc lắm, tôi nghĩ sao đắc khó mà Ngài nói có vẻ chắc chắn vậy, nhưng bây giờ tôi già rồi và tôi coi trong Chú giải mới hiểu đó là cách nói mẹo.

Anh mà ba-la-mật yếu thì làm sao có thể tu Đúng 7 năm được, chữ Đúng đó phải gạch dưới, không phải dễ đâu.
Ba-La-Mật là gì ?

-Ba la mật là có khả năng làm thiện.

Làm thiện có hai :

1- Làm thiện cầu quả nhân thiên được gọi là thiện hữu lậu, còn kẹt trong ba cõi sáu đường. Là mong cho kiếp sau sanh ra đẹp, giàu, giỏi, quyền lực, tiếng tăm ..vv. Hữu lậu có nghĩa là thiện mà nó còn dính tới con đường sanh tử.

Và tôi thường nói một trăm người Phật tử VN trong mắt của tôi chưa được một người là Phật tử thứ thiệt, là bởi vì quí vị không phải là người đến với đạo với mục đích cầu giải thoát, mà đến với đạo bằng nhiều lý do :

-Bà ngoại đi thế là má đi, má đi thế là tôi đi. Gia đình có chuyện buồn “hữu sự vái tứ phương, vô sự bất đăng tam bảo điện “, không có chuyện tới chùa tốn nhang thế là đợi coi nhà có ai lật ngang mới vô chùa nhờ tụng kinh. Từ chỗ cúng thất riết mới quen đi chùa luôn lúc nào không hay.

-Đang có tâm sự trùng trùng không biết nói ai, vô kiếm thầy chùa tâm sự khóc thút thít thỏ thẻ thủ thỉ thầm thì bèn thành Phật tử luôn.

-Người quen rủ đi vì tò mò, lúc đầu chở bạn tới chùa ngồi ngoài parking chờ bạn nhưng ngồi lâu quá muỗi chích nên chạy vô nghe pháp rồi trở thành Phật tử.

2-Làm lành, làm thiện với ý cầu quả giải thoát. Đó được gọi là ba-la-mật.
 
Cái này là pháp thoại online qua các lớp giảng của Sư Giác Nguyên trên Youtube được các đạo hữu khác chép lại.

Nếu thích nghe bạn có thể lên ytb để nghe.
Nếu muốn đọc thì gõ Sư Giác Nguyên trong các group facebook để đọc lại bài tóm lược.

Mấy bài này là bài cơ bản dễ nghe, dễ hiểu dành cho người sơ cơ và mới tìm hiểu Phật giáo.

Lành thay 🙏
Cảm ơn hiền giả, t đã tìm và gia nhập nhóm. Không biết hiền giả đã tu bao lâu rồi, hiện tại đang giác ngộ ở tầng thứ nào.
 
Cảm ơn hiền giả, t đã tìm và gia nhập nhóm. Không biết hiền giả đã tu bao lâu rồi, hiện tại đang giác ngộ ở tầng thứ nào.
Mình cũng mới tu thôi. Có thời gian thì mình nghe pháp, xem kinh và thực hành tứ niệm xứ.
 
Mình cũng mới tu thôi. Có thời gian thì mình nghe pháp, xem kinh và thực hành tứ niệm xứ.
à, như vậy gọi là hiền nhân, hay gọi là đậu hủ, à nhầm, đạo hữu. Mình thì mới biết thôi, đang ngâm cứu, hiện tại đang tụng kinh Địa Tạng 10 ngày trai mỗi tháng, mỗi ngày 1 biến, còn lại các ngày khác có thời gian sẽ tìm hiểu thêm pháp, cũng chưa nghiên cứu qua Thiền. Đường còn dàiiiii
 
à, như vậy gọi là hiền nhân, hay gọi là đậu hủ, à nhầm, đạo hữu. Mình thì mới biết thôi, đang ngâm cứu, hiện tại đang tụng kinh Địa Tạng 10 ngày trai mỗi tháng, mỗi ngày 1 biến, còn lại các ngày khác có thời gian sẽ tìm hiểu thêm pháp, cũng chưa nghiên cứu qua Thiền. Đường còn dàiiiii
Mình không có ăn chay, ăn uống tùy duyên thôi. Còn tụng Kinh Địa Tạng thì bên Bắc Truyền.
Mình tu học bên Nam Truyền nên chỉ giữ giới, học giáo lý với sống chánh niệm chứ không tụng kinh theo buổi.
Cũng không có đi chùa do không tiện lắm, ở nhà tự đọc tự học :d
 
Mình không có ăn chay, ăn uống tùy duyên thôi. Còn tụng Kinh Địa Tạng thì bên Bắc Truyền.
Mình tu học bên Nam Truyền nên chỉ giữ giới, học giáo lý với sống chánh niệm chứ không tụng kinh theo buổi.
Cũng không có đi chùa do không tiện lắm, ở nhà tự đọc tự học :d
oke, thanks đạo hữu khai sáng. Chay hay mặn đều do Tâm nghĩ thôi, Tâm mang theo tham,dục,sân,si thì ăn chay mặn gì cũng như nhau. T thì chả biết phân biệt Nam hay Bắc gì luôn, cứ thấy cái nào thuận lý thì nghe rồi chọn lọc, tuy nhiên, theo kiểu t hiểu, không thể tu theo nhiều đạo, hay tu theo nhiều vị Phật, mà nên chọn 1 đạo cốt lõi, chọn 1 Phật cảm thấy phù hợp mà tu theo hạnh nguyện của ngài thôi. Đó là hướng đi, bên cạnh đó thì t sẽ mò mẫm Tứ niệm xứ, để Quán Thân,Tâm,Thọ, Pháp.
 
oke, thanks đạo hữu khai sáng, t thì chả biết phân biệt Nam hay Bắc gì luôn, cứ thấy cái nào thuận lý thì nghe rồi chọn lọc, tuy nhiên, theo kiểu t hiểu, không thể tu theo nhiều đạo, hay tu theo nhiều vị Phật, mà nên chọn 1 đạo cốt lõi, chọn 1 Phật cảm thấy phù hợp mà tu theo hạnh nguyện của ngài thôi. Đó là hướng đi, bên cạnh đó thì t sẽ mò mẫm Tứ niệm xứ, để Quán Thân,Tâm,Thọ, Pháp.
T có viết 1 bài khái quát sơ lược các tông phái và 1 bài về hành trình phân tách bộ phái + giáo lý mỗi phái.

Hiền giả có lòng tu học thì mình gợi ý nhỏ là đọc 1 trang đầu tiên của topic này. Mình đã tóm tắt bao quát sơ lược Phật giáo trong đó :d

Link :

https://xamvn.icu/r/giai-dap-moi-thu-ve-phat-giao-nguyen-thuy-thien-hoc-nam-truyen.736741/
 
MẶT TRỜI THÌ SẼ CỔ, HẢI ĐĂNG THÌ SẼ CŨ

Có những dòng sách thống kê 'những quyển sách thay đổi thế giới': có ghi thuyết Einstein, túp lều của Tom...

Nhưng Tam tạng chưa bao giờ được liệt kê vào danh sách này!

Nói một cách thẳng thắn thì tam tạng là bản đồ, la bàn của thánh nhân và đem lại lợi ích cho cả trời & người nhiều hơn những quyển sách được liệt kê cộng lại.

Kẻ mạnh luôn cố gắng giành quyền để giáo dục, viết sử, viết học thuyết khoa học! Kẻ mạnh bao giờ cũng muốn dựng nên ngọn hải đăng để chứng minh mình là ánh sáng và che đi mặt trời (là các chân lý của tự nhiên).

Nhưng vẫn che đi nhiều sự thật cao quý vốn nếu được số đông biết được thì sức mạnh của đám đông quá mạnh và kẻ mạnh thất nghiệp hết, vd: tứ niệm xứ! Thiền vipassana mà được dân siêng năng tu tập thì 80% hoạt động kinh tế ngày nay phải phá sản và đóng cửa. Không kẻ nào nghiện tiêu dùng hơn một kẻ bất mãn và không ai khó thuyết phục mua hàng hơn người tràn đầy phúc lạc.

Vd2: tự do, với triết học thì đây là chủ đề rất ăn tiền vì bàn tới tết cũng không xong (vì bàn chứ có nếm đâu mà xong). Phật đơn giản hơn: giữ giới đi, tu định đi rồi con sẽ khỏi hỏi tự do là gì vì con nếm nó rồi!

(Hết bình luận người đăng)

Hôm ở Tây An, khi đứng nhìn mấy ngàn bức tượng đất của đám lính hầu vua Tần, tôi đã nghĩ đến bao chuyện.

Nếu lúc đó có ai hỏi tôi tu hành là phải làm gì, tôi sẽ nói rằng tu hành là làm sao trong lòng mình có được những giá trị lớn dần theo thời gian, là làm sao để càng nhiều tuổi đời người ta càng có nhiều thứ để thiên hạ nhờ cậy thậm chí lợi dụng, là từng ngày trở thành đồ cổ chứ không phải đồ cũ.

Bởi ngẫm kỹ thì toàn bộ lịch sử văn minh của nhân loại chỉ nhắm đến hai mục đích tạo ra hay giữ lại cái hữu ích và hủy bỏ xoá sổ những gì không thật sự cần thiết.

Từ bi, trí tuệ, kham nhẫn, tha thứ,... là những thứ khiến người ta trở thành vô giá theo tháng rộng ngày dài.
Tất thảy những thứ ích kỷ, thành kiến, đố kỵ, ngu muội, tham lam,... chỉ làm người ta già đi và cũ kỹ như những món đồ đang chờ ngày ra bãi rác.

Từ đó, chút suy tư tôi muốn nhắn gửi là hãy phân biệt gì là đồ cổ và gì là đồ cũ, hãy ghi nhớ cái gì đã làm nên giá trị cho những thứ xưa cũ và sau cùng là hãy trở thành một món cổ ngoạn thay vì chỉ sưu tập cổ ngoạn.

Trích: Chuyện Phiếm Thầy Tu
 
🌻ĐẠO DÀNH CHO NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Dù đang sống với bao người chung quanh, cũng nên tập quen dần sự độc lập, không bám víu, vì cuối cùng, vẫn chỉ 1 MÌNH mà đi MỘT MÌNH

🍁Chúng ta nên nhớ rằng chúng ta vốn dĩ cô đơn từ vô thủy luân hồi, mỗi người có một hạnh nghiệp riêng, dầu chúng ta có là cha, là mẹ, là chồng, là vợ, là con, là cái, là anh, là chị, là em, là cháu với nhau trong đời này thì chắc gì đời sau chúng ta gặp lại? Đó là chuyện thứ nhất.

🍁Thứ hai, cơ hội mang thân trời người, nhân thiên rất là khó; cơ hội đó đã khó, cơ hội được gặp nhau càng khó hơn.

Chúng ta vốn dĩ cô đơn, chúng ta cô đơn đã quen rồi, chúng ta quen khổ một mình, quen vui một mình, quen ác một mình, quen thiện một mình.

Chẳng qua vì ảo giác, chúng ta thấy rằng một chiều mưa biên giới, ngồi một mình hiu quạnh cô độc quá chúng ta thèm một bàn tay, một mái tóc, một ánh mắt, một tia nhìn để sởi ấm lòng mình cho nó bớt cô quạnh, mình tưởng đó là tri âm tri kỷ nhưng không có dám đâu, nó chỉ góp phần chen lấn thôi, chứ niềm cô đơn của chúng ta vẫn muôn đời nằm đó không ai chia xẻ được cho mình đâu. Tôi xin quí vị tin như vậy đi.

Chúng ta thấy rằng chính Đức Phật đã kêu gọi tinh thần độc cư,
Không phải đạo Phật là đạo bi quan, bắt mình ăn rồi cứ nghĩ ba cái chuyện bất tịnh, rồi niệm chết, rồi sa đọa, đã vậy bắt sống một mình. Cái đạo gì buồn dữ trời, nhưng mà không,

Cái đạo này là đạo dành cho người trưởng thành, cho những người dám nhìn vào sự thật vì hôm nay anh có thấy được sự thật thì mai này anh có đối diện với nó, mới có thể tiếp tục ngon lành, bảnh bao.

Còn bình thường lúc vô sự mà anh không có bản lãnh để thấy ra sự thật thì mai này nó ập vô mặt anh, anh làm sao anh chịu nổi?

Không có khả năng sống một mình bây giờ thì mai này anh vào bệnh viện anh sống một mình, anh nằm với ai? Anh nằm với con người của anh, anh ở đó trên giường chết, anh hấp hối với ai?

Hấp hối với anh. Anh tắt thở rồi, anh đi về một phương trời miên viễn chiêm bao nào đó, thì anh đi với ai? Anh đi một mình anh thôi. Anh đừng có nói với tôi là anh có vợ, có chồng, có con cái, có bạn bè, có tri kỷ, tri âm, tôi van anh đừng có nghĩ dại như thế.

🍃Có điều trong cái cõi nào đó, anh vô thấy chung quanh, nhìn những người gần gũi anh về quan điểm, về không gian, về địa dư, anh cho đó là bầy đàn, đoàn thể, cộng đồng, dân tộc, xã hội, đất nước, quê hương, cố quận của anh chớ thật ra không có, anh vẫn một mình, anh chỉ là một chiếc lá giữa rừng lá mà thôi.

🍃Anh chỉ là một giọt nước trong một cái dòng nước, mà nói vậy thì mình cũng không thấy sự lẻ loi của nó nhưng mai này có ai đó lấy một giọt nước đem lên bờ mới thấy nó lẻ loi biết chừng nào!

Khi một giọt nước rời khỏi dòng nước, những giọt nước còn lại có đứa nào buồn, có đứa nào kêu réo, nhớ thương không? Không có.

🍃Ngày nào anh còn ở với tôi thì anh là một phần của cái cộng đoàn mà chúng ta đang có mặt, mai này duyên đến đẩy anh đi thì anh đi phần của anh, chúng tôi tiếp tục ở lại. Chuyện đời nó bạc như vậy đó.

🍃Tôi nói không biết là bao nhiêu lần, thương nhau, yêu nhau lắm, nhớ nhau cho lắm, đám tang khóc nhiều cho lắm, một thất, hai thất, bảy cái thất, 49 ngày là finish, không còn gì hết. Nhiều lắm mỗi năm đến ngày giỗ có nhắc lại một chút, rồi thôi.

Thân gửi tml @Olineasdf
 
Thiện và Ác

Hãy sống thiện đi, trong trời đất này lúc nào cũng có hai thái cực hết: thiện và ác, sáng và tối.

Chúng ta không hề mồ côi trong cái vũ trụ này nếu chúng ta sống thiện. Còn sống ác thì khỏi nói rồi, chúng ta luôn luôn mồ côi dù kẻ ác giống chúng ta thì rất là nhiều. Khi quả ác trổ thì người ác không có khuynh hướng chia sẻ nỗi khổ đó với nhau. Ác thiện đều là nghiệp sinh tử, nhưng người thiện khi nhận quả thiện thì có khuynh hướng chia cho người khác.

Tôi đang bị khổ, tôi đang bị ung thư, thử hỏi thiên hạ có ai mà muốn chia cái đau đó với tôi hay không. Thế là tôi phải đau một mình, đau trong niềm cô đơn hiu quạnh.

Tuy số người làm ác đông hơn số người làm thiện. Và khi ta làm ác có rất nhiều đồng chí, nhưng khi ta hưởng quả thì ta cực kỳ cô đơn. Vì khi thấy mình nghèo, mình xấu, mình hôi hám, mình bị tai tiếng, ai cũng bỏ chạy.

Còn khi làm thiện, mình đã không cô đơn vì có quá nhiều người chia sẻ và họ tùy hỷ với mình. Khi quả lành trổ thì người lành đến với mình, người ác cũng khoái mình nữa.

Quí vị cứ giàu một chút, đẹp một chút, tiếng tăm chút đi, thì thấy tôi nói đúng hay sai.
 
Vô Ngã

Một số người hỏi tôi "Vô ngã là sao?" Thì tùy lúc hoặc tùy hoàn cảnh mà tôi trả lời.
Hầu hết người ta nghĩ rằng Vô ngã là một vấn đề của giáo lý Phật Pháp và kiến thức về giáo lý Vô ngã là một cái trình độ tu chứng. Nói vậy cũng đúng chứ không sai. Nhưng thật ra Vô ngã chỉ là một cách nhìn thôi.


Như hôm trước tôi nói Ngã chấp giống như cái bánh vẽ vậy.
Bản thân cái bánh vẽ đó là không có rồi, mà người từ chối cái bánh vẽ là từ chối cái không có.
Không có cái gì là linh thiêng huyền bí ở đây cả. Từ chối cái bánh vẽ nghĩa là từ chối cái không có thôi.

Người hiểu được lý Vô ngã chỉ là người từ chối một cái nhìn mà trước đây mình vẫn dùng. Đó được gọi là trí tuệ Vô ngã. Chứ nếu mình hiểu được lý Vô ngã là mình có quyền tự hào thì đó là sai.
Bởi vì mình hiểu lý Vô ngã chẳng qua là rũ bỏ được cái nhìn sai lầm trước đây của mình mà thôi.

Ví dụ: Chúng ta đang đi xuồng trên mặt hồ giữa đêm tối thì có một chiếc xuồng khác nó tông vào chiếc xuồng của chúng ta. Chúng ta rất là giận. Nhưng nếu chúng ta rọi đèn nhìn kỹ lại trên chiếc xuồng đó không có người thì cái giận đó nó sẽ thay đổi; có thể nó vẫn còn đó nhưng nó giảm xuống rất là nhiều.

Bởi vì chỉ cần liếc nhìn trên đó có một người nào đó thì chúng ta sẽ giận tại sao người đó họ có ác ý họ tông vào chúng ta hoặc là họ bất cẩn, vô ý hay vụng về tới mức mà họ để cho chiếc xuồng đó nó tông vào chúng ta. Nhưng đằng này không thấy ai trên đó hết thì cái giận của chúng ta không có nữa, mà đôi khi lại bật cười một mình. Còn nếu có giận thì nó cũng giảm xuống rất là nhiều bởi vì chúng ta nghĩ rằng bị xui thôi chứ còn mình không biết trách ai bây giờ vì trên xuồng không có ai hết. Cái nhìn về lý Vô ngã cũng như vậy.

Khi mà ai đó mắng tôi, tôi nghĩ rằng ông đó bà đó mắng tôi thì có ông đó bà đó mắng tôi. Vì nó có cái "tôi" trong đó nữa nên nó mới ra lửa. Hai cục đá chạm vào nhau mới xẹt ra lửa. Còn đằng này trong cái nhìn xuyên suốt của Phật Pháp thì không có ông đó cũng không có bà đó cũng không có cái tôi luôn.

Nó chỉ là sự va chạm của các đơn thể Danh Sắc với nhau thôi. Tức là ở bên cái Danh Sắc đó nó có phiền não, chính cái phiền não ở đó nó mới xui khiến nên nẩy sinh ra những thân nghiệp khẩu nghiệp không tốt.

Tại sao Danh Sắc đó không chọn cái Danh Sắc khác, đối tượng khác để phô bày những thân nghiệp, khẩu nghiệp đó mà lại chọn cái Danh Sắc này? Là bởi vì Danh Sắc này trước đây đã từng có những thân nghiệp, khẩu nghiệp không tốt đời quá khứ. Cho nên đời này Danh Sắc này, Lục Căn này nó mới là đối tượng cho Danh Sắc khác nhìn vào nó ghét, nó mới chọn Danh Sắc này làm đối tượng để mà nó phô diễn những thân nghiệp, khẩu nghiệp không tốt.

Còn nếu ngày trước Danh Sắc này không có những thân nghiệp, khẩu nghiệp bất thiện thì đời này sẽ không bị bất cứ một cái Danh Sắc nào khác chọn làm đối tượng để mà họ mắng chửi. Đó là một chuyện.

Chuyện thứ hai, ở trong Phật Pháp không nhìn nhận có chuyện một cái gì đó trong Danh Sắc này nó tồn tại từ đời này qua đời khác, không hề có.


Trích bài giảng Kinh Trung Bộ số 001
 
PHẢI SỐNG NHƯ THẾ NÀO?

Các vị có biết tôi biết tôi nói cái này cả thế giới đang nghe tôi, tôi gặp cái người chung tình tôi sợ lắm.
Mặc dù nếu tôi có yêu một người tôi mong người đó chung tình với tôi.

Đó là cái khốn nạn của phàm phu. Tôi thấy ai chung tình tôi sợ lắm vì họ phải sống với một quá khứ không còn nữa và họ thấy nó là hay. Tôi sợ bốn chữ tiết, hạnh, khả, phong của thời xưa. Khi tôi chết rồi tôi biết cái người đàn bà mà tôi thương ở vậy tôn thờ hình bóng của tôi, tôi xúc động lắm nhưng là lúc tôi còn sống, tôi chết rồi tôi làm con trùng, con dế tôi đâu có cần.


Thứ hai, mình ích kỉ mình mong người ta tôn thờ hình bóng của mình nhưng mà thực ra nếu bây giờ mình nhìn một người nào đó họ tôn thờ hình bóng của một người đã mất mà người đó không phải là mình, mình thấy nó tội nghiệp lắm, nó kì lắm, đúng không? Nó rất là bệnh hoạn, rất là tật nguyền.

Nếu để tôn thờ một hình bóng đã mất, quý vị có biết ai đáng nhất? Đức Phật. Chỉ có con người đó, đã đi rồi mà mỗi lần mình nhớ đến là mình được lợi ích thôi. Chứ không có một cuộc tình nào, một bóng hình nào mình nhớ tới mình được lợi ích hết. Một là nhớ để hờn, ghen, tức tối, tiếc thương.

Có một lúc nào đó trong đời mình phải có gan mình nhìn ra được sự thật. Có nhiều khi mình ghen không phải là mình yêu mà là mình tự ái, mình muốn biết là cái người đó có phụ bạc mình không, chỉ vậy thôi. Chỉ vì tự ái không phải vì yêu.
Và theo tôi biết, cái ghen nó có nhiều trường hợp. Một, là do mình yêu người đó quá, mình xứng đáng với người đó quá, cho nên mình rất là sốc khi thấy người ta không xứng đáng với tình cảm của mình.

Trường hợp hai, mình ghen bởi mình tự ái, mình nghĩ mình vậy tại sao nó đi theo một người thua mình. Trường hợp ba, tại vì mình quá lăng nhăng cho nên mình thấy người kia mình cũng sợ họ lăng nhăng như mình. Tức là, mỗi lần mình có cơ hội là mình ngoại tình cho nên khi mình thấy người chồng hoặc người vợ của mình họ đang ở vào một hoàn cảnh nào đó mình thấy là có "điều kiện" là bắt đầu mình sôi gan lên, mình nghĩ nó cũng đang như mình, chắc bây giờ nó cũng đang lén lén...

Cho nên Đức Phật ngài dạy thế giới này nó tồn tại trong từng khoảnh khắc. Người nào không sống chánh niệm là họ sống bằng toàn nỗi hoài niệm về quá khứ. Đã nói là quá khứ thì nó là vô tận, tha hồ mà khổ. Chỉ có người sống trong hiện tại vì hiện tại rất là ngắn.

Người thất niệm là người chết rồi mà chưa chôn. Tức là họ ăn toàn đồ nguội, đồ cũ, nó qua rồi, bị nổi mốc rồi họ sống trở lại. Người thất niệm là người sống và chết trong những chuyện tình đã mất. Người tình xưa đã đi lấy chồng, đã sang sông, đã đẻ ra tám đứa cháu ngoại mà mình vẫn còn ngồi ôm một trang thơ màu tím, ngồi trên bến sông xưa, cây đa, bến đò cũ mà người xưa đã có cháu ngoại tám đứa rồi…

Cái mẹo nó nằm ở đây. Tại sao sống trong hiện tại được hạnh phúc? là bởi vì hiện tại nó quá ngắn đi. Còn quá khứ là unlimit và tương lai cũng là unlimit. Đời thì chuyện buồn nhiều hơn chuyện vui. Mình bơi vào cái biển của chuyện buồn, của nổi khổ niềm đau làm sao mình không đau khổ được. Trong khi đó mình sống trong hiện tại là mình sống trong từng khoảnh khắc mà khoảnh khắc thì nó ngắn lắm. Thứ nhất nói về mặt lý, sống bằng chánh niệm không có cơ hội cho phiền não xuất hiện.

Thứ hai nói về tình, anh tập trung vào hiện tại mà hiện tại nó quá ngắn đi nên anh khổ bằng cách nào. Khi anh tập trung vào hơi thở ra vào, tập trung vào cảm thân tâm, anh đang tập trung vào tâm trạng đang diễn ra, anh khổ với cái gì?

Anh đang nhìn những thứ đang diễn ra, anh đang khổ cái gì? Cái mà người ta khổ là người ta đã lìa cái hiện tại để trôi về quá khứ và quá khứ đó đủ dài để cho người ta khổ. Và tương ai cũng vậy, mình dệt mộng, tưởng tượng về tương lai, nó quá dài và độ dài đó nó đủ chỗ để cho mình khổ. Nhưng khi mình sống tập trung vào hiện tại mình không khổ vì hai lý do.

Một, khi mình có chánh niệm thì phiền não nó không có lọt vô được.

Thứ hai, vì thời gian của hiện tại nó quá ngắn nên chúng ta không có thời gian để mà đau khổ.


Điều quan trong đối với hành giả tôi vẫn luôn kêu gọi là sống chánh niệm dầu các vị theo truyền thống tuệ quán Tứ Niệm Xứ nào. Trong Tương Ưng Bộ kinh, phần tương ưng niệm xứ Đức Phật dạy rất rõ rằng chư Phật ba đời mười phương nhờ Tứ Niệm Xứ mà đắc Đạo và khi đắc rồi chư Phật ba đời mười phương cũng sống trong Bốn Niệm Xứ.

Lý do đơn giản là một người liễu Đạo không thể sống thất niệm. Điều thứ hai là ngoài đời sống chánh niệm ra không còn đời sống khác. Chỉ vậy thôi không có gì cao siêu hết. Một là một người sống chánh niệm không thể sống thất niệm vì thất niệm là một thứ phiền não mà giờ họ hết phiền não mà giờ họ hết phiền não rồi làm sao họ sống thất niệm được?

Rõ ràng cũng không còn một đời sống nào khác dành cho người đã đắc Đạo.

Trong mỗi một giây một tiếng đồng hồ trôi qua chúng ta phải sống với nhân lành tương lai và quả lành quá khứ, nhân xấu tương lai và quả xấu quá khứ.

Cho nên trong một giờ đồng hồ trôi qua chúng ta lúc thiện lúc ác, lúc buồn lúc vui.
Đó là lí do tại sao trong kinh nói thế giới này chỉ tồn tại trong từng sát na và đó là lí do tại sao phải sống chánh niệm.

Bởi vì, chỉ có người sống chánh niệm là người mới kịp thời thấy được mình đang sống và cái người đó mới đúng là người sống.
 
Ước nguyện cuối cùng

Cái chết của ông đến nay vẫn nằm trong vòng bí ẩn. Tuy nhiên, câu chuyện về phút lâm chung của vị hoàng đế vĩ đại này vẫn được người đời truyền tụng không ngớt. Chuyện kể rằng ông nhận ra rằng cái chết sắp sửa đến và ông sẽ không về kịp mảnh đất quê hương. Ông bảo các sỹ quan của mình: “Ta sắp sửa rời khỏi thế gian này. Ta có 3 điều nguyện ước. Các ngươi hãy thực hiện những gì ta bảo”. Các vị tướng tuân lệnh với đôi mắt đẫm lệ.

“Điều ước đầu tiên của ta là hãy bảo thầy thuốc của ta mang cái quan tài của ta về nhà một mình”. Sau khi cố hít thở một hơi, Alexander nói tiếp: “Ước nguyện thứ hai của ta là hãy rải vàng bạc, đá quý trong kho báu của ta trên suốt dọc đường khi các ngươi đưa quan tài của ta đến nấm mồ “.


Sau khi quấn mình trong chiếc chăn và nghỉ một lúc, ông nói tiếp: “Ước muốn cuối cùng của ta là hãy đặt 2 bàn tay ta ra bên ngoài cỗ quan tài”.
Mọi người xung quanh ông đều rất tò mò, nhưng không ai dám hỏi nguyên nhân vì sao lại làm như vậy. Vị sủng tướng của Alexander hôn bàn tay ông và hỏi: “Thưa Đức Vua, chúng thần sẽ làm theo mệnh lệnh của Ngài. Nhưng Ngài có thể cho chúng thần biết tại sao Ngài lại muốn chúng thần làm như vậy hay không?”.

Alexander lấy sức thở một hơi dài, đoạn nhìn tất cả một lượt và nói: “Sở dĩ ta yêu cầu các ngươi làm điều đó là muốn nhắn nhủ với con người thế gian 3 điều này”:

Thứ nhất, thầy thuốc giỏi đến thế nào cũng không thể thực sự chữa khỏi bệnh cho chúng ta. Khi đối diện với cái chết, họ cũng đành bất lực. Vì vậy, hãy biết trân quý sinh mệnh của mình.

Thứ hai, tiền bạc, của cải dù nhiều đến đâu, khi chết đi cũng trở thành vô nghĩa, chỉ có thể dùng để lót đường mà thôi.

Thứ ba, khi giã từ cõi đời, thứ con người thực sự còn lại chỉ là hai bàn tay trắng. Ta đến và đi đều là như vậy, cớ sao phải ôm giữ quá nhiều?

Nói xong, Alexander thở dài một tiếng rồi từ từ nhắm mắt và trút hơi thở cuối cùng.
 
Lokantarika

Đoạn kiến cấp độ nặng nhất (niyatadiṭthi), không thể sửa đổi thì chết rồi sanh vào địa ngục Biên Ải (Lokantarika – địa ngục không gian).

Địa ngục này nằm ở ranh giới của 3 vũ trụ giáp nhau. Có vô lượng vũ trụ, cứ giữa 3 cái lại có 1 khoảng trống, khoảng không gian này chính là địa ngục Lokantarika, địa ngục của người đoạn kiến.

Địa ngục không gian chia thành 2 phần, nửa bên dưới là nước hủy diệt có màu đen, cõi này lạnh khủng khiếp. Chúng sanh trong cõi này cao 3 gāvuta (12 km) không nhìn thấy nhau, họ có những móng tay dài bám tay vào triền núi Luân vi, khi bị rơi xuống nước hủy diệt thì chết lại tái sanh trở lại, nếu như nghiệp ác chưa muội lược. Hoặc khi họ lần theo triền núi chạm vào nhau, ngỡ là vật thực, bám chặt vào nhau cắn xé, rồi cả 2 rơi xuống vực nước hủy diệt.

Do tiền kiếp họ không tin gì hết nên phải sinh vào một nơi chốn không có gì, không ở đâu hết. Không có gì nghĩa là thay vì nói ở Nha Trang, ở Đà Lạt, ở Paris, ở Luân Đôn… có cái tên, đằng này họ vốn dĩ không có tin cái gì hết nên họ phải đi về một chỗ không ở đâu hết, tức là ở ngoài hè ăn cơm nguội như mấy nàng dâu ngày xưa.


Tại đây lạnh lắm và tối thui. Lâu lâu có chuyện gì đặc biệt, có hào quang soi rọi 10 muôn triệu vũ trụ như lúc Bồ Tát đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân, có những tia sáng đặc biệt chói lòa khắp mọi nơi thì những chúng sanh này mới thấy được nhau, còn không thì tối mù tăm tăm. Ở đấy không có gì hết, nghĩa là không có ai hành hạ ai, cứ tự nhiên một mình như bầy dơi treo tòng teng, lần mò di chuyển di chuyển, lâu lâu đụng nhau thì xé nhau ra, rớt xuống nước chết, tái sinh trở lại rồi tiếp tục. Tuổi thọ ở đây là 84.000 đại kiếp, tương đương với cõi phi tưởng phi phi tưởng, hoặc gần bằng thời gian tu hành của 1 vị đại thinh văn, như các ngài Ca Diếp, Ananda (100.000 đại kiếp).

Dễ sợ như vậy. Khoảng thời gian mình lọt vô đây thì ở ngoài người ta tu gần xong thời gian ba la mật rồi. Dù cho là chúng sanh rơi vào cõi phi tưởng phi phi tưởng, cảnh giới dành cho phàm phu chí thiện, hay địa ngục Lokantarika, cảnh giới dành cho phàm phu chí ác, thì cũng giống nhau ở một điểm là sau thời gian đó là chúng ta tha hồ trôi nổi bất định.

lokantarika.jpg
 
Top