Đạo lý Kinh Nghiệm Học Phật - Vấn đáp Phật Pháp

PHẬT PHÁP CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI BIẾT CHÁN SỢ SINH TỬ.


Chỉ vậy thôi,

Không có biết chán sợ sanh tử thì Phật Pháp nầy tôi năn nỉ đừng có rớ tới là vì ba lý do :


1️⃣

Không có chán sợ sanh tử thì mình không có chấp nhận nỗi lời Phật bởi vì Phật xúi mình đi ra mà.
Mình chấp nhận không có nỗi.

2️⃣

Không chán sợ sanh tử thì có nghĩa là mình đang Mê.
Nếu mình còn Mê thì tại sao mình lại đúc cái đầu vô cái con đường lìa bỏ làm chi.

3️⃣

Cái lý tưởng Phật Pháp đi ngược lại cái đời sống của mình thì tại sao mình ngu dại gì mình đúc cái đầu vô trong đó.

Vì thế, Phật Pháp chỉ dành cho một hạng người duy nhất là biết CHÁN SỢ SANH TỬ.
Kẻ nào còn cầu mong hưởng phúc Nhân Thiên, còn mong được hưởng cái trăng thanh gió mát là kẻ đó chưa có phải là cầu đạo Giải Thoát.
Phải thấy một phút hít thở của La Hán cũng là Khổ thì mới thật sự chán sợ sanh tử ...!!!


Gớm như vậy đó,
Phải đến mức như vậy.
Cái một phút hít thở của La Hán chứ không phải của mình nha, một phút thôi cũng là Khổ thì mới thật sự là chán sợ sinh tử. Còn thấy mình còn muốn được cái nầy, cái kia là Chết.

Và tôi đã nói cái cuối cùng, mình thấy một phút mà hít thở của vị La Hán có gì đâu.
Hít với thở thôi đâu có gì mà thơm ngon, béo ngọt, bùi giòn gì đâu ...
Nhưng mà hễ còn có mặt là còn Khổ nha.

Đức Phật dùng hình ảnh nầy nè :

● Ngài nói giống như phân người dầu cho nó là một đống lớn hay nó chỉ dính một miếng nhỏ xíu trên đầu cây que thì lúc nào nó cũng là phân, lúc nào cũng đáng gớm.

● Dầu nó là một đống lớn hay chỉ là một miếng ở đầu que gỗ thì phân ở đâu cũng là phân.

● Ngài nói bất cứ hình thức hiện hữu nào, dầu thô hay là tế đến mấy thì cũng đều là đáng chán, đáng sợ hết.


Cái người không hiểu Đạo, không học Giáo Lý, không hành Tứ Niệm Xứ thì không có tin được cái chỗ nầy.

Các vị rất là ngạc nhiên là tại sao Đức Phật Ngài nói về cái chuyện sanh tử, cái chuyện có mặt ở đời này bằng cách nói rất là khắc khe, nghiêm túc như vậy.

Các vị phải thấy biết như vậy thì các vị mới thấy Ngài nói đúng.

Các vị thử tưởng tượng đi, cái này tôi đang nói kiểu thường thức dành cho người dốt đặc không có biết gì hết nè.
Trong một ngày, cái Tâm ác và Tâm thiện của quý vị cái nào nhiều hơn ...?!

Chắc chắn là Tâm ác nhiều hơn Tâm thiện rồi từ đó suy ra bước ra ngoài đời nhắm mắt quơ tay toàn là người xấu nhiều hơn người thiện không à.
Tại vì bản thân đã là xấu.

Các vị tưởng tượng đi, mình xấu mà chung quanh mình toàn là người xấu thì hỏi quý vị vậy có cơ hội nào để mà mình làm thiện không.
Rất hiếm.
Toàn là chuyện tầm bậy không.

● Bây giờ, các vị có nhan sắc một chút, có tiền một chút, có sức khỏe một chút, có tuổi trẻ một chút thì thử hỏi các vị cái tâm tình nào mà các vị tìm đến với Phật Pháp ...?!

Làm ơn trung thực, làm ơn chân thành với lòng mình một chút đi.
Bây giờ các vị có tiền, có sức khỏe, có nhan sắc, có tuổi trẻ, có uy tín quyền lực, có chức vụ, đặc biệt là có tình cảm nam nữ đang mùa yêu thì hỏi có bao nhiêu kẻ chịu đến để mà nghe đạo ...?


Nhưng mà các vị chán đời, sợ khổ nên trong cái room nào giảng cũng nhào vô nghe không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, nghe được cái gì bỏ túi bao nhiêu hay bấy nhiêu.

● Cho nên cái đạo này, là dành cho cái người Ly Tham, dành cho những người muốn Tịch Diệt, dành cho những người chán sợ Sanh Tử.

Ác nhiều bao nhiêu thì khổ nhiều bấy nhiêu.

Khi nào, cơ hội làm ác nó nhiều hơn cơ hội làm thiện thì cái cơ hội Đọa lớn hơn cái cơ hội sanh về Nhân Thiên.
Cái cơ hội làm giun, làm trùn, làm dòi, làm bọ nó lớn lắm.

Còn cái chuyện mình quay trở lại mình làm nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân, đủ ăn đủ mặt, có học, có tiền, có nhan sắc, có sức khỏe, rồi có tình yêu, có quyền lực, có chức vụ ....


Tôi xin hứa với các vị cái chuyện đó nó hiếm dữ lắm.
Hiếm lắm ...
 
Sửa lần cuối:
Vũ trụ này sinh thiện phải có ác, hà cớ gì nghiệp thiện lên cao; tạo ác bị đọa.
Bởi chẳng phải như trên có ác mới sinh thiện, có thiện thì có ác.
 
Thiện là cái j? Ác là cái j?
KIẾN THỨC BỎ TÚI #6

NẾU
Nếu có kiếp trước, kiếp sau
Nếu có thiện ác báo ứng, luân hồi quả báo
Nếu có thiên đường và địa ngục

THÌ
Người làm thiện luôn được an lạc và bảo đảm
Người làm ác sẽ bị khổ.

CÒN NẾU
Nếu KHÔNG có kiếp trước, kiếp sau
Nếu KHÔNG có thiện ác báo ứng, luân hồi quả báo
Nếu KHÔNG có thiên đường và địa ngục

THÌ
Sống thiện vẫn tốt hơn là sống ác.

P/s: Bài giảng được trích trong Kinh đức Phật dạy cho những người hoang mang, nghi hoặc về các kiếp sống, về luân hồi, nghiệp báo.

CÔNG ĐỨC = TÂM LÀNH, LÀNH MÀ MẠNH = SỐNG CHẮC CÚ

Rất nhiều người trong chúng ta do thờ ơ giáo lý cho nên chúng ta có một cách hiểu rất là đại khái rằng: việc thiện là do chính mình làm, việc ác là những việc bất thiện do chính mình làm. Nhưng có một việc mà mình thờ ơ mà nó không kém phần quan trọng đó là mình làm chuyện đó là cái bậy, đúng rồi; nhưng xúi người khác bằng cách này hay cách nọ, trực tiếp hay gián tiếp, kể cả việc mình gợi ý cho người ta chứ không cần phải cụ thể bằng lời kêu gọi, thì cũng là việc bất thiện. Đối với việc lành cũng vậy: mình bố thí, thiền định, học đạo đó là việc lành; nhưng mình có cái thiện tâm mà tạo điều kiện cho người khác học đạo đó cũng là công đức.

Việc ác cũng như vậy. Thí dụ: Tôi không có ý đặt bom khủng bố giết người nhưng mỗi lần tôi coi báo thấy ở đâu có nổ mà có chết nhiều thì tôi rất là vui. Thấy trẻ con, phụ nữ, thây xác banh chành, tan nát, tung toé máu me tùm lum mà tôi rất là vui thì đó đã là ác rồi. Không nhất thiết là tôi phải là thành viên trong tổ chức khủng bố, hay tôi chi tiền, ra tay, ra sức hay có cộng tác ít nhiều ... thì không cần; mà chỉ cần tôi coi báo mà tôi thấy xác người tung toé ở mấy phi trường, nhà ga, điểm đông người mà tôi thấy vui lắm thì đó là đủ ác rồi. Đừng đợi tới lúc mình ra tay, mình có chi tiền, mình có ra sức thì mới kể là ác thì còn cái nước non nào nữa.

Việc thiện y chang như vậy. Nghĩa là mình thuyết pháp, mình nghe pháp đó là công đức. Nhưng mình tạo điều kiện cho người khác nghe pháp, thuyết pháp thì đó lại là công đức. Mình không thèm nghe pháp đó là phi công đức và mình tạo điều kiện cho người khác không có điều kiện nghe pháp thì đó lại là phi công đức. Không có cần mình phải ra tay làm một cái gì đó cụ thể mới gọi là điều thiện hay điều ác mà ngay cả động thái mang tính ngụ ý, hàm ý, gián tiếp tác động lên kết quả đó thì đã được gọi là phước hay là tội rồi.

Hãy nhớ điều đó vì nó rất là quan trọng.

Xưa giờ mình hiểu rất là đại khái: "việc thiện nghĩa là tôi phải làm cái gì đó, việc ác là tôi phải làm cái gì đó." Thì cái đó đúng chứ không phải sai nhưng mà nó chỉ mới có đúng 50% thôi, còn 50% còn lại là mình xúi người khác cũng được gọi là công đức hay tội lỗi. Mình làm chuyện bất thiện là chuyện khác nhưng mình xúi người khác, tạo điều kiện cho người khác làm bất thiện thì đó lại là tội ác khác. Mình hành thiện là công đức và mình tạo điều kiện cho người khác thực hiện công đức lại là một cái công đức khác.

Tôi nói hoài bà con không biết có nhớ không. Chúng ta có 2 kiểu sống: kiểu sống đóng góp và kiểu sống phá hoại.

Kiểu sống phá hoại nó có nhiều cấp độ. Có người giống như những trái bom, sức công phá của họ rất lớn, khả năng sát thương gây thương vong rất lớn. Có người sức phá hoại của họ chỉ như một con cọp, con beo, của một con thú ăn thịt. Có người sức phá hoại chỉ như một đoá hoa, một cái nấm độc. Có người sức phá hoại của họ nó chỉ dừng lại như một con kiến, một con nhện, một con ruồi, một con muỗi.
Điều thiện cũng vậy, có người có khả năng đóng góp của họ giống như mặt trời, mặt trăng, khu rừng, hồ nước, vườn hoa. Có người có khả năng đóng góp của họ như một đoá hoa lặng lẽ bên đời thôi. Có người chỉ có khả năng đóng góp cho đời bằng một giọt sương mai, một tia nắng chiều, một tí gió khuya để an ủi, mơn trớn, vuốt ve cuộc đời thôi. Có những người có những hy hiến rất là lặng lẽ âm thầm và không để lại bao nhiêu tác động nhưng miễn là nó có ý nghĩa tích cực và nó được xuất phát từ thiện chí.
Chúng ta có nhiều cách sống. Sống mà bé mọn và có hại như con muỗi hoặc hữu ích mà bé mọn như đoá hoa không tên bên đường. Chúng ta có hai cách sống là sống hy hiên hay sống phá hoại. Đừng nghĩ rằng tôi phải làm cái gì đó mới gọi là ác hay là thiện thì không đủ. Chẳng những tôi làm ác hay làm thiện được tính vô cái sổ đoạn trường, tính vô cái sổ phong thần - mà ngay cả cái việc mà tôi tạo điều kiện hoặc tôi gián tiếp tác động lên điều ác hay điều thiện nó lại cũng là một kiểu hành động.
 
CÔNG ĐỨC = TÂM LÀNH, LÀNH MÀ MẠNH = SỐNG CHẮC CÚ

Rất nhiều người trong chúng ta do thờ ơ giáo lý cho nên chúng ta có một cách hiểu rất là đại khái rằng: việc thiện là do chính mình làm, việc ác là những việc bất thiện do chính mình làm. Nhưng có một việc mà mình thờ ơ mà nó không kém phần quan trọng đó là mình làm chuyện đó là cái bậy, đúng rồi; nhưng xúi người khác bằng cách này hay cách nọ, trực tiếp hay gián tiếp, kể cả việc mình gợi ý cho người ta chứ không cần phải cụ thể bằng lời kêu gọi, thì cũng là việc bất thiện. Đối với việc lành cũng vậy: mình bố thí, thiền định, học đạo đó là việc lành; nhưng mình có cái thiện tâm mà tạo điều kiện cho người khác học đạo đó cũng là công đức.

Việc ác cũng như vậy. Thí dụ: Tôi không có ý đặt bom khủng bố giết người nhưng mỗi lần tôi coi báo thấy ở đâu có nổ mà có chết nhiều thì tôi rất là vui. Thấy trẻ con, phụ nữ, thây xác banh chành, tan nát, tung toé máu me tùm lum mà tôi rất là vui thì đó đã là ác rồi. Không nhất thiết là tôi phải là thành viên trong tổ chức khủng bố, hay tôi chi tiền, ra tay, ra sức hay có cộng tác ít nhiều ... thì không cần; mà chỉ cần tôi coi báo mà tôi thấy xác người tung toé ở mấy phi trường, nhà ga, điểm đông người mà tôi thấy vui lắm thì đó là đủ ác rồi. Đừng đợi tới lúc mình ra tay, mình có chi tiền, mình có ra sức thì mới kể là ác thì còn cái nước non nào nữa.

Việc thiện y chang như vậy. Nghĩa là mình thuyết pháp, mình nghe pháp đó là công đức. Nhưng mình tạo điều kiện cho người khác nghe pháp, thuyết pháp thì đó lại là công đức. Mình không thèm nghe pháp đó là phi công đức và mình tạo điều kiện cho người khác không có điều kiện nghe pháp thì đó lại là phi công đức. Không có cần mình phải ra tay làm một cái gì đó cụ thể mới gọi là điều thiện hay điều ác mà ngay cả động thái mang tính ngụ ý, hàm ý, gián tiếp tác động lên kết quả đó thì đã được gọi là phước hay là tội rồi.

Hãy nhớ điều đó vì nó rất là quan trọng.

Xưa giờ mình hiểu rất là đại khái: "việc thiện nghĩa là tôi phải làm cái gì đó, việc ác là tôi phải làm cái gì đó." Thì cái đó đúng chứ không phải sai nhưng mà nó chỉ mới có đúng 50% thôi, còn 50% còn lại là mình xúi người khác cũng được gọi là công đức hay tội lỗi. Mình làm chuyện bất thiện là chuyện khác nhưng mình xúi người khác, tạo điều kiện cho người khác làm bất thiện thì đó lại là tội ác khác. Mình hành thiện là công đức và mình tạo điều kiện cho người khác thực hiện công đức lại là một cái công đức khác.

Tôi nói hoài bà con không biết có nhớ không. Chúng ta có 2 kiểu sống: kiểu sống đóng góp và kiểu sống phá hoại.

Kiểu sống phá hoại nó có nhiều cấp độ. Có người giống như những trái bom, sức công phá của họ rất lớn, khả năng sát thương gây thương vong rất lớn. Có người sức phá hoại của họ chỉ như một con cọp, con beo, của một con thú ăn thịt. Có người sức phá hoại chỉ như một đoá hoa, một cái nấm độc. Có người sức phá hoại của họ nó chỉ dừng lại như một con kiến, một con nhện, một con ruồi, một con muỗi.
Điều thiện cũng vậy, có người có khả năng đóng góp của họ giống như mặt trời, mặt trăng, khu rừng, hồ nước, vườn hoa. Có người có khả năng đóng góp của họ như một đoá hoa lặng lẽ bên đời thôi. Có người chỉ có khả năng đóng góp cho đời bằng một giọt sương mai, một tia nắng chiều, một tí gió khuya để an ủi, mơn trớn, vuốt ve cuộc đời thôi. Có những người có những hy hiến rất là lặng lẽ âm thầm và không để lại bao nhiêu tác động nhưng miễn là nó có ý nghĩa tích cực và nó được xuất phát từ thiện chí.
Chúng ta có nhiều cách sống. Sống mà bé mọn và có hại như con muỗi hoặc hữu ích mà bé mọn như đoá hoa không tên bên đường. Chúng ta có hai cách sống là sống hy hiên hay sống phá hoại. Đừng nghĩ rằng tôi phải làm cái gì đó mới gọi là ác hay là thiện thì không đủ. Chẳng những tôi làm ác hay làm thiện được tính vô cái sổ đoạn trường, tính vô cái sổ phong thần - mà ngay cả cái việc mà tôi tạo điều kiện hoặc tôi gián tiếp tác động lên điều ác hay điều thiện nó lại cũng là một kiểu hành động.
A di đà phật 🙏🙏🙏x3,14
 
Hỏi nhưng thực ra là rep cái bài của ông bên trên thôi. Thiện ác là chủ quan chứ ko phải quy luật khách quan, vũ trụ cũng ko phân trên dưới để mà lên hay xuống nên cứ tại đây, ngay lúc này, cân bằng mà sống.
 
Hỏi nhưng thực ra là rep cái bài của ông bên trên thôi. Thiện ác là chủ quan chứ ko phải quy luật khách quan, vũ trụ cũng ko phân trên dưới để mà lên hay xuống nên cứ tại đây, ngay lúc này, cân bằng mà sống.
Xin đảnh lễ!!!🙏🙏🙏
 
Hỏi nhưng thực ra là rep cái bài của ông bên trên thôi. Thiện ác là chủ quan chứ ko phải quy luật khách quan, vũ trụ cũng ko phân trên dưới để mà lên hay xuống nên cứ tại đây, ngay lúc này, cân bằng mà sống.
Hãy cố gắng trở thành người không còn thiện ác 🙏🙏🙏
 
Sợi Tóc Chẻ Bảy

Tu Tứ Niệm Xứ là kiểm soát được cái mình thích và cái mình ghét.
Một điều vô củng đặc biệt mà chỉ có người tu Tứ Niệm Xứ mới hiểu: khi ta thường xuyên quan sát cái mình thích và cái mình ghét thì tự nhiên cái thích ghét nó giảm xuống. Tức là cái phiền não nó như đứa con nít vậy. Khi mình kiểm sóat nó thì nó hết quậy. Mình bỏ nó vô chõng, vô cũi, vô nôi là nó bớt quậy. Con mà thả lỏng nó thì nó làm banh cái nhà luôn.

Đời sống của phàm phu chỉ có thích và ghét. Khi mình sống chánh niệm là mình hạn chế cái thích và ghét. Cái này quan trọng: Tu hành không phải là thêm cái gì hay bớt cái gì, mà là quan sát. Hãy để tự nó mất đi bằng sự kiểm soát. Mình không có cái ý loại trừ cái này, quân tập cái kia. Làm vậy là sai. Nhiều người đọc kinh họ tưởng giống vậy nhưng mà không. Mình tu tập không phải là để mong ước cho thiện pháp có nhiều. Nếu mong nó nhiều thì đã đi sai rồi. Dĩ nhiên mình cũng không mong cái pháp nó giảm. Mình chỉ chú tâm đi đúng đường thôi là tự động nó tăng giảm đúng chiều.

Phật nói: Áp dụng đúng cách thì dù không muốn lửa vẫn cháy. Áp dụng sai cách thì dù muốn lửa vẫn không cháy. Cầm một vật bén nhọn và biết để đúng hướng đúng chiều có thể cắt hay đâm thủng. Một vật bén nhọn mà cầm sai hướng sai chiều thì không có thể cắt hay đâm thủng.

Ngài nói mình nghe nó hơi ngộ ngộ: Tu Bát Chánh Đạo đúng cách thì cho dù không có tâm nguyện giải thoát vẫn sẽ giải thoát. Người không đọc kinh nghe vậy sẽ thấy nó kỳ kỳ. Nhưng thật ra ở đây phải kèm cái ngoặc đơn: Không có Ba-la-mật thì có cách gì để mà tu đúng?

Chuyện kể có lần Ngài Anan đi bát. Trên đường đi Ngài nghe chuyện một ông bắn tên rất giỏi. Ổng có thể bắn trúng bất cứ chiếc lá nào người ta đề nghị. Ổng có thể bắn vào cuống xoài, một chùm bốn trái mà ai muốn bắn trái xanh trái vàng nào là ổng bắn trúng ngay trái đó. Giỏi như vậy. Thì khi Ngài Anan đi bát tuy Ngài chỉ nhìn dưới đất nhưng chuyện gì xảy ra Ngài cũng biết. Ngài nghe người ta nói chuyện như vậy. Ngài về thưa với Đức Phật. Thường chuyện gì Ngài cũng về kể cho Đức Phật vì Ngài biết Đức Phật luôn có bài pháp thoại giải thích cho mình.

Đức Phật mới hỏi: "Anan nghĩ sao? Chuyện bắn trái xoài khó thiệt nhưng mà so với chuyện mình lấy một sợi tóc mình chẻ làm bảy rồi gom tóm nó lại thành một mối, thì Anan thấy cái nào khó hơn?"

Ngài Anan nói: "Dạ bắn trái xoài khó thiệt. Nhưng mà sợi tóc chẻ bảy đã là quá khó rồi chứ đừng nói chuyện túm lại thành một."

Đức Phật mới nói: "Hiểu được Bốn Đế còn khó hơn chuyện chẻ tóc làm bảy."

Cái kẹt là chỗ này. Khi mình thiếu Ba-la-mật, Ba-la-mật không đủ, thì mình như superglue, đụng đâu dính đó.


Thí dụ thầy kêu: "Con ráng vô ngã đi con."

Là bắt đầu nó quán: "Thân của tui là vô ngã.", "Lúc này tui tu quán khá hơn khi trước.", "Tui quán hay hơn mấy người chung quanh.", "Tui thiếu phước hơn mấy người này nên họ ngồi lâu mà tui ngồi không được ... ". Nghe có mệt không? Đi đâu cũng vác theo một cái "tôi" to đùng theo. Mà nói hoài không bỏ được.

Đã vậy còn len lén nghĩ bậy nữa: "Nếu nói ai cũng vô ngã vậy còn ai tu?"

Nhưng đó là vì không hiểu: "Không hề có chiếc xe mà chỉ có sự lắp ráp của mấy món phụ tùng." Nói không biết bao nhiêu lần mà vẫn ấm ức; không nghe là không nghe. Rồi cứ nói: "Nếu vô ngã là nobody, là không có ai, thì còn ai sẽ đi làm thiện, làm ác?"

Phải hiểu là "nothing" chứ không phải "nodoby". Vô ngã là "nothing" chứ không phải là "nobody".
 
Thân cận bạn Lành là nhân đưa tới Giác Ngộ

Như thế nào được gọi là bạn lành?

Người bạn lành là người có:

– Đầy đủ đức tin, đầy đủ giới hạnh, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ.

Bản sớ giải Anudīpanī có đề cập đến tám đặc tính của người bạn tốt là:

Người có đức tin, có giới hạnh, nghe nhiều (bahusuttā – học rộng), có lòng vị tha, có tinh tấn trong việc thiện, có niệm (sati – chú tâm), có định (samādhi – tập trung) và có tuệ.

Thân cận và tin cậy vào người bạn tốt có những đặc tính như thế, Bồ-tát nỗ lực làm tăng trưởng thành quả của mình cùng với sự hỗ trợ của cận y giác ngộ (upanissaya sampatti).

Nguồn: https://wikidhamma.com/stp/tkcm/dbk/cac-dieu-kien-tang-truong-phap-ba-la-mat/
 
Như thế nào là người ôn hoà? Như thế nào là người dễ nói? Như thế nào là người thực hành Giáo Pháp của Như Lai?

Khi bị những lời nói bất khả ý, xúc phạm mà vị ấy vẫn hết sức hiền lành, hết sức nhu thuận, hết sức ôn hòa, khi ấy vị ấy mới được xem là hiền lành, mới được xem là nhu thuận, mới được xem là ôn hòa.

Tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, sùng kính Pháp trở thành dễ nói, thành tựu tánh dễ nói, vị ấy Ta mới gọi là dễ nói.

Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm; chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Đây là người thực hành theo Giáo Pháp của Như Lai.

MN 21

 
Top