Ăn chơi Đến năm 2020, cần đào tạo 2.400 kỹ sư chuyên ngành điện hạt nhân

  • CHỈ ĐẠO, QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ - THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

(Chinhphu.vn) - Theo Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (NLNT)", đến năm 2020 dự kiến nước ta đào tạo được 2.400 kỹ sư, 350 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành điện hạt nhân; 650 kỹ sư, 250 thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành quản lý, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh trong lĩnh vực NLNT.​


21/08/2010 10:13
Resize%20of%2027_Dalat.jpg
Dự kiến năm 2020 nước ta đào tạo được 2.400 kỹ sư các chuyên ngành điện hạt nhân

Với kinh phí dự kiến khoảng 3.000 tỷ đồng, Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thông qua, nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT bảo đảm về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu chương trình phát triển điện hạt nhân, yêu cầu phát triển, ứng dụng an toàn, an ninh năng lượng NTNT trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước.
Chỉ tiêu tuyển sinh tối thiểu 250 sinh viên mỗi năm
Đề án đã đặt ra các mục tiêu cụ thể: Đến năm 2015 quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trung tâm đào tạo chuyên ngành phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT. Trong thời gian đầu sẽ tập trung cho 5 trường ĐH: ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM), ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Lạt, ĐH Điện lực và Trung tâm đào tạo hạt nhân tại Viện NLNT Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ).
Đồng thời, đổi mới, hoàn thiện chương trình, giáo trình giảng dạy, đào tạo các chuyên ngành trong lĩnh vực NLNT theo hướng tiên tiến, hiện đại, hoàn thiện cơ chế chính sách... Đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào các ngành thuộc lĩnh vực này tại các trường ĐH trong toàn quốc đạt tối thiểu 250 sinh viên mỗi năm.
Đến năm 2020 đào tạo đủ nguồn nhân lực
Cũng theo Đề án, đến năm 2020, phải đào tạo được nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để phục vụ quản lý, ứng dụng và bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực NLNT đảm bảo khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, quản lý nhà máy điện hạt nhân, tiến tới từng bước nội địa hóa, tự chủ về công nghệ.

Đề án cũng chỉ rõ, năm 2020 về nhân lực phục vụ nhà máy điện hạt nhân, dự kiến đào tạo được 2.400 kỹ sư các chuyên ngành điện hạt nhân; 350 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành điện hạt nhân, trong đó 200 kỹ sư, 150 thạc sĩ và tiến sĩ đào tạo tại nước ngoài.

Với nhân lực phục vụ nghiên cứu, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh trong lĩnh vực NLNT, mỗi năm đào tạo 65 kỹ sư, cử nhân; 35 thạc sĩ, tiến sĩ. Đến năm 2020, đào tạo được 650 kỹ sư, 250 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành quản lý, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Đồng thời, đào tạo mới 100 thạc sĩ và tiến sĩ làm công tác giảng dạy trong các cơ sở đào tạo. Cử 500 lượt các nhà quản lý, khoa học đi khảo sát, học tập kinh nghiệm và tham gia các khóa bồi dưỡng, thực tập ngắn hạn tại các nước phát triển về NLNT.

Thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực NLNT

Để thực hiện Đề án trên, Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT sẽ được thành lập do Phó Thủ tướng làm Trưởng ban.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm Phó Trưởng Ban thường trực; đại điện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ là thành viên.

Thực tế rất thiếu nhân lực ngành hạt nhân

Tìm hiểu về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm 2008 cả nước có 505 cán bộ có trình độ đại học trở lên, tốt nghiệp các chuyên ngành hạt nhân khác nhau.

Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ hạt nhân của nước ta đang thiếu cả về số lượng và chất lượng, nhất là thiếu các nhà khoa học đầu đàn. Trong số 505 cán bộ này, chỉ có 62 tiến sĩ, độ tuổi trung bình là 50. Trong số 12 giáo sư, phó giáo sư ngành này thì có tới 4 người tuổi 60-62, số còn lại cũng ở độ tuổi 50-55.

Hiện Việt Nam cũng mới chỉ có 5 đại học tham gia đào tạo ngành và chuyên ngành về hạt nhân: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM), ĐH Đà Lạt, ĐH Điện lực. Nhưng số lượng giảng viên chỉ có 3 phó giáo sư, 9 tiến sĩ, 21 thạc sĩ, 15 kỹ sư, cử nhân.

Ngoài ra còn có Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cũng đào tạo trình độ tiến sĩ Vật lý hạt nhân, Viện Vật lý và Điện tử, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ Vật lý hạt nhân.

Tuy nhiên, chương trình đào tạo chuyên ngành Vật lý hạt nhân, Vật lý kỹ thuật... còn nặng tính lý thuyết, ít thực hành, chưa cập nhật thường xuyên các kiến thức về khoa học và công nghệ hạt nhân trên thế giới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị để đào tạo chuyên ngành hạt nhân rất thiếu và lạc hậu.​

Theo kế hoạch của Chính phủ, sau 10 năm tới nước ta sẽ có 2 nhà máy điện hạt nhân được xây dựng tại xã Phước Dinh (huyện Ninh Phước) và xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải) của tỉnh Ninh Thuận với tổng công suất là 4.000MW. Trong tương lai sẽ có thêm nhiều nhà máy điện hạt nhân khác. NLNT còn được sử dụng rất đa dạng trong y tế, công nghiệp, nông nghiệp, thăm dò khoáng sản và nhiều ngành kinh tế khác. Do vậy, nhân lực để đáp ứng phát triển ngành hạt nhân là rất thiếu. Hy vọng với Đề án trên, đến năm 2020 Việt Nam sẽ đủ nguồn nhân lực ngành hạt nhân cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng phát triển lĩnh vực NLNT.
Quốc Hà
(Nguồn: Quyết định 1558/QĐ-TTg)
 
Lỵt pẹ

Cần có những tml như thớt. Tổng hợp hết các phát ngôn chỉ đạo. Cũng như các sách vở văn bản in về phát triển xứ cá ngựa để làm bằng chứng cho thói ăn tục nói phét của cán bụ xứ

Tml nào biên cái định hướng mục tiêu phát triển cá ngựa thành nước công nghiệp hiện đại hoá tau xem nào.

Xong đối chiếu hiện tại xem làm được konkukec gì không

Hố hố
 
Lỵt pẹ

Cần có những tml như thớt. Tổng hợp hết các phát ngôn chỉ đạo. Cũng như các sách vở văn bản in về phát triển xứ cá ngựa để làm bằng chứng cho thói ăn tục nói phét của cán bụ xứ

Tml nào biên cái định hướng mục tiêu phát triển cá ngựa thành nước công nghiệp hiện đại hoá tau xem nào.

Xong đối chiếu hiện tại xem làm được konkukec gì không

Hố hố
Ko làm được là chuyện bình thường,quan trọng nhất là nhân dân ko có ý kiến gì vẫn ủng hộ mạnh,3/ cũng tin tưởng +s gửi kiều hối kỷ lục
 
Áo vàng trong hình năm đó , nay vẫn vàng, chúc mừng em tìm được công việc đúng chuyên môn :vozvn (18):

sau-now-tai-xe-ung-dung-goi-xe-be-lai-quay-tru-so-doi-giam-chiet-khau-va-tang-thuong-1.jpg
Có Quang VKSH nữa Tú
Làm hạt nhân tốn tiền bỏ mẹ,theo vksh có phải ngon hơn ko
Cuối cùng chúng ta có Quảng nổ :vozvn (21):
Đất nước của những khẩu hiệu xàm LỒN

Đến năm 2200, cần đào tạo 2.400.000 kỹ sư chuyên ngành điện hạt nhân​

 
Ngài hùng lổ đang đòi đào tạo 600 k cử nhân, kỹ sư chuyên ngành cntt - bán dẫn kìa. Đm quả bô này úp 1 phát thì phải thêm 2 thằng grap, 2 thằng gojek, 2 thằng xanh sm nữa mới đủ việc làm được :too_sad:
 
Bánh vẽ 3x: Hột le nhân
Bánh vẽ Vendan: Bán nước dẫn, Làm quần Chip
1000010993.jpg
Và hiện tại chung ta đang có hàng trăm ngàn nghiên cứu sinh tai Nhật & Hàn Quốc. Đặc biệt là Nhật, bởi Nhật có 2 điểm bị thả bom nguyên tử :doubt:
Ngài hùng lổ đang đòi đào tạo 600 k cử nhân, kỹ sư chuyên ngành cntt - bán dẫn kìa. Đm quả bô này úp 1 phát thì phải thêm 2 thằng grap, 2 thằng gojek, 2 thằng xanh sm nữa mới đủ việc làm được :too_sad:

Đến năm 2200, cần đào tạo 24.000.000 kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật số​

 
Tao còn biết có đứa đi học bổng bố mẹ sang Nga học kỹ thuật tàu điện ngầm tầm 2008 để về đi tắt đón đầu theo định hướng của Cảng.
Giờ không còn gặp chúng nó nữa nên không biết lay lắt phương nào :vozvn (19): :vozvn (19): :vozvn (19):
 
Top