Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất thế giới: Ủy ban Chứng khoán nói gì?

Dredd

Hạt giống tầm thần

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nêu các nguyên nhân khiến cho chứng khoán Việt Nam giảm mạnh bậc nhất thế giới, đồng thời đưa ra hàng loạt giải pháp để ổn định, phát triển thị trường.​

Mặc dù đóng cửa phiên cuối tuần với sắc xanh nhẹ ở vùng trên 950 điểm, song VN-Index vẫn ghi nhận chuỗi giao dịch tồi tệ trong tuần qua và trở thành thị trường chứng khoán (TTCK) có mức giảm mạnh nhất thế giới.
Trong một động thái mới nhất, chiều nay (11/11), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã chính thức lên tiếng về tình trạng này. Theo Ủy ban, biến động trên TTCK Việt Nam trong thời gian qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả trong nước và quốc tế.
Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất thế giới: Ủy ban Chứng khoán nói gì? - 1
Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất thế giới: Ủy ban Chứng khoán nói gì? - 2

VN-Index là chỉ số giảm mạnh nhất thế giới kể từ đầu năm (Nguồn: Stockq).

Vì sao chứng khoán giảm?

Theo UBCKNN, thị trường chứng khoán thế giới cũng trải qua nhiều biến động do các yếu tố như lạm phát, các ngân hàng trung ương tăng lãi suất điều hành, tình hình địa chính trị...
Tính đến ngày 31/10, chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI ACWI đã giảm 21,98%; chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 12,3%, chỉ số DAX của Đức giảm 16,63%, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 23,82%, chỉ số Shang Hai của Trung Quốc giảm 19,89%, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 36,48%, chỉ số S&P500 của Mỹ giảm 18,15% so với cuối năm 2021.
Ở trong nước, dòng tiền trên TTCK được cho là đã chịu sự tác động của các thay đổi trong mặt bằng lãi suất. Sau các bước điều chỉnh lãi suất liên tục của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã 2 lần điều chỉnh tăng lãi suất điều hành nhằm ứng phó với lạm phát và giảm tác động từ bên ngoài.
Mặt bằng lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cũng đã gia tăng, thu hút dòng tiền quay trở lại hệ thống ngân hàng và giảm sự hấp dẫn của kênh đầu tư chứng khoán trong ngắn hạn. Ngoài ra, dòng vốn đầu tư trên TTCK cũng có sự dịch chuyển trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh khi dịch bệnh được kiểm soát.
Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất thế giới: Ủy ban Chứng khoán nói gì? - 3

Thị trường chứng khoán trải qua chuỗi trượt dài từ vùng đỉnh trên 1.500 điểm xuống 950 điểm (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).
Bên cạnh đó, TTCK đã tăng trưởng mạnh trong năm 2021 đến quý I năm nay. Do vậy, khi xuất hiện các yếu tố tác động không thuận, nhà đầu tư sẽ có tâm lý chốt lời nhằm bảo vệ thành quả, tạo nên áp lực bán trên thị trường.
UBCKNN cũng đánh giá, việc điều tra, khởi tố một số doanh nghiệp bất động sản lớn trong thời gian vừa qua liên quan đến các sai phạm trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng tác động đến tâm lý chung trên TTCK, tạo tâm lý thận trọng trong đầu tư, tác động đến dòng tiền trên thị trường.
"Như vậy, TTCK Việt Nam biến động mạnh trong thời gian qua xuất phát từ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế - chính trị thế giới và có sự đồng pha với diễn biến trên TTCK thế giới" - cơ quan điều hành nhìn nhận.

Loạt giải pháp nhằm ổn định và phát triển TTCK

UBCKNN cho biết, đơn vị này đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững và minh bạch của TTCK Việt Nam.
Cụ thể, giải pháp là đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin chính thống, chính xác về chủ trương, định hướng điều hành và tình hình kinh tế vĩ mô, TTCK, an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ để ổn định tâm lý nhà đầu tư, tăng cường minh bạch cho TTCK.
UBCKNN cho biết, đã tăng cường việc thanh tra, giám sát nhằm chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trên TTCK, bảo đảm thị trường hoạt động an toàn, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Cơ quan này đã phối hợp với cơ quan điều tra trong xác minh, điều tra các sai phạm nghiêm trọng trên TTCK như vụ thao túng cổ phiếu FLC, Louis... và xử lý các tin đồn thất thiệt nhằm trấn an tâm lý nhà đầu tư, thể hiện quyết tâm của Đảng, Chính phủ và các cơ quan quản lý trong việc phát triển TTCK minh bạch, an toàn, hiệu quả.
Đáng chú ý, UBCKNN cho hay, đang hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát và giao dịch cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành riêng lẻ thông qua việc trình Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2022 sửa đổi một số điều của Nghị định 153/2020 quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế và nhằm tăng cường tính minh bạch, an toàn và giảm thiểu rủi ro cho thị trường.
Đồng thời với đó là việc chuẩn bị nền tảng giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhằm phát triển một thị trường thứ cấp minh bạch, an toàn, tăng cường khả năng quản lý, giám sát, giảm thiểu rủi ro.
Hiện tại, UBCKNN cũng rà soát tổng thể các quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn nhằm khắc phục ngay những bất cập, vướng mắc, từ đó khôi phục niềm tin và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững của TTCK.
Một nội dung quan trọng là Ủy ban điều chỉnh giá thanh toán cuối cùng trong ngày đáo hạn phái sinh, không lấy giá đóng cửa phiên ATC của thị trường cơ sở vào ngày đáo hạn phái sinh mà lấy giá trung bình trong 30 phút cuối cùng trước khi đóng cửa của thị trường cơ sở (gồm 15 phút khớp lệnh định kỳ và kết quả phiên ATC).
Trong thời gian tới, UBCKNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế - chính trị, động thái chính sách của các nước trên thế giới, đánh giá tác động, ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam để kịp thời có các giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm TTCK Việt Nam phát triển ổn định, minh bạch.
Cơ quan điều hành khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường thông tin tuyên truyền nhằm ổn định tâm lý của nhà đầu tư, tăng cường lòng tin của các chủ thể tham gia thị trường, công chúng đầu tư trong và ngoài nước vào quyết tâm của Đảng, Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển TTCK minh bạch, công khai, an toàn, hiệu quả.
 
Chán cái ck vn. Con mẹ nó cut loss đi 4 trăm hơn. Năm nay đen vl. Thà vuets cụ vào bóng bánh còn đỡ hơn
 

Đã xong vụ này chưa nhỉ?
 
Top