Bí thư Bình Định: 'Tôi chịu trách nhiệm

ABCTOZ

Địt xong chạy

Bí thư Bình Định: 'Tôi chịu trách nhiệm nếu nhà máy thép xả thải ra biển'​

Lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Định cam kết dự án thép không tác động xấu môi trường địa phương, sau này nhà máy có nước thải đổ ra biển ông sẽ chịu trách nhiệm.

Nội dung được Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng nói tại buổi gặp gỡ hơn 500 hộ dân thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, để thông tin về chủ trương thực hiện dự án khu liên hợp gang thép Long Sơn, ngày 30/5. Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Tỉnh ủy gặp gỡ người dân nằm trong khu vực dự án.
Bí thư Bình Định Hồ Quốc Dũng nói tại buổi gặp mặt người dân Lộ Diêu. Ảnh: Thạch Thảo
Xem toàn màn hình
Bí thư Bình Định Hồ Quốc Dũng nói tại buổi gặp mặt người dân thôn Lộ Diêu. Ảnh: Thạch Thảo
Trước đó, năm 2022 tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương đầu tư dự án thép 53.500 tỷ đồng, công suất 5,4 triệu tấn một năm ở thôn Lộ Diêu. Địa phương đã gửi ý kiến cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư cảng chuyên dùng cho khu liên hiệp gang thép. Dự án được tính toán đem lại nhiều việc làm, nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh, song cũng gây lo lắng sẽ tác động xấu môi trường và an sinh địa phương.
Theo một số người dân, trước đây thôn Lộ Diêu chỉ có 120 hộ dân, đến nay phát triển lên hơn 500 hộ. Sau năm 1975, nơi đây từng là vùng trũng của tỉnh, giờ đây trở thành khu vực dân cư khá trù phú, đường xá rộng rãi, kinh tế địa phương đi lên... Một số người đặt câu hỏi tại sao tỉnh không phát triển du lịch để phát huy lợi thế bờ biển dài, đẹp ở Lộ Diêu mà lại làm dự án thép.
Quảng cáo

Ông Trần Văn Nghĩa, 68 tuổi, cho biết người dân Lộ Diêu đã có 60 thuyền đánh cá xa bờ và nhiều thuyền nhỏ, ruộng đất cũng nhiều. "Thời kháng chiến chống Mỹ, người dân bị giặc dồn ép dời đi nhưng vẫn bám đất bám làng, nên giờ chúng tôi không đi đâu hết", ông này nói.
Người dân thôn Lộ Diêu bày tỏ lo ngại về nhà máy thép Long Sơn. Ảnh: Thạch Thảo

Người dân thôn Lộ Diêu nói về tác động của dự án nhà máy thép Long Sơn. Ảnh: Thạch Thảo
Bí thư Hồ Quốc Dũng nói là người sinh ra ở vùng quê Bình Định, ông rất chia sẻ với tâm tư của bà con và những hy sinh của họ khi phải chuyển sang nơi khác. "Mỗi khi triển khai cái mới sẽ có phản ứng, nhưng chúng ta phải chắt chiu cơ hội phát triển cho tỉnh nhà", ông bày tỏ.
Ông Dũng cho rằng nếu người dân tiếp tục dựa vào ruộng đồng và đánh bắt "nay có mai không", địa phương rất khó phát triển. Hiện, du lịch ở tỉnh đã tạo một số công ăn việc làm nhưng đóng góp không đáng kể vào ngân sách. Trong khi đó thu ngân sách của tỉnh năm rồi đạt hơn 16.500 tỷ đồng, mới đáp ứng 40% chi cho địa phương, còn lại phải xin Trung ương. "Tỉnh chỉ có con đường phát triển du lịch, nông nghiệp và đột phá nhất là ngành công nghiệp", ông Dũng nói.
Theo Bí thư Bình Định, công nghệ luyện thép của Long Sơn hoàn toàn khép kín, không xả thải ra môi trường. "Nếu sau này nhà máy thép có m3 nước thải nào đổ ra biển, tôi sẽ chịu trách nhiệm. Dự án sẽ bị dừng khi ảnh hưởng môi trường", ông nói và cho biết khói bụi của nhà máy cũng được thu gom để phục vụ cho lĩnh vực khác.

Quảng cáo
Đại học Australia, top 1% thế giới xét thẳng học sinh Việt Nam

Đại học Australia, top 1% thế giới xét thẳng học sinh Việt Nam

Tìm hiểu ngay
Thôn Lộ Diêu, nơi dự kiến làm nhà máy thép Long Sơn. Ảnh: Thạch Thảo

Thôn Lộ Diêu, nơi dự kiến làm nhà máy thép Long Sơn. Ảnh: Thạch Thảo
Theo tính toán của tỉnh, dự án thép sẽ tạo việc làm cho hơn 7.500 người, trong đó giai đoạn đầu thi công nộp ngân sách gần 5.000 tỷ đồng. Khi đi vào sản xuất toàn bộ dự án sẽ nộp ngân sách gần 10.400 tỷ đồng, đóng góp tổng sản phẩm địa phương khoảng hơn 20.500 tỷ đồng. Đổi lại dự án khi triển khai, khoảng 566 hộ dân ở thôn Lộ Diêu phải di dời.
Chủ tịch UBND Bình Định Phạm Anh Tuấn cho rằng nhà máy thép sẽ góp phần phát triển công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ, cảng biển, giúp tăng trưởng kinh tế. "Tỉnh muốn phát triển cần dự án đầu tàu và đây là một dự án như vậy", ông Tuấn nói.
Người đứng đầu chính quyền Bình Định cho biết tỉnh xác định dự án phải đảm bảo công nghệ tiên tiến và tiêu chuẩn môi trường. Người dân phải được tái định cư ở nơi tốt hơn, đồng thời không xâm hại di tích, danh thắng. Nếu các điều kiện này không đảm bảo, dự án sẽ không được tỉnh thông qua để trình Trung ương.
"Tỉnh cùng nhà đầu tư tổ chức cho bà con thăm quan các dự án tương tự như Formosa tại Hà Tĩnh để tiếp tục có ý kiến và tỉnh sẽ điều chỉnh", ông Tuấn nói.

 
Dm, nói như phỉnh con nít. Làm thép mà ko ảnh hưởng môi trường bốc c.ứt ăn à ?! Nhiệm kỳ còn bao nhiêu ngày ? Nhận trách nhiệm là về hưu ôm cục tiền qua Mỹ rồi ở nhà bị cách chức nguyên bí thư hay sao ?
 
AE có thấy được đoạn nào nói về cái trách nhiệm của bí thở không dạy
 
Tui hứa với các đồng chí, Bình định có bung, có toang , tôi hứa với các đồng chí là tôi chịu trách nhiệm, mà có ko hứa thì tôi cũng chịu trách nhiệm... Hehhehe :vozvn (12): tui sắp hết nhịm kỳ rđéoăn dc cc j, về làm ng tử tế tui sống sao
 
Nên ta nói, cái tiền án, tiền sự nó quan trọng cỡ nào.
Anh làm tốt, có tâm, làm đúng như những gì anh hứa , anh nói (vì thực chất anh có nghiên cứu, có phương án), nó tốt thật thì lần sau, sau nữa, anh nói gì chúng em cũng tin, cũng ủng hộ.
Còn đây, tiền lệ mấy anh nói cho sướng mồm, làm lấy lệ lấy lợi ích nhóm, nên sau này, sau này nữa, các anh có hứa gì chúng em cũng lo âu, cũng sợ.
Quyền lực trong tay các anh, thời các anh, các anh lo được cho con cháu các anh cái môi trường tốt hơn nên mấy anh cứ hứa, mất mát gì đâu.
Chúng em là dân, nói thì nghe, góp ý thì góp ý, chớ chủ trương vẫn là chủ trương, đất nước nông nghiệp à thế mạnh, mấy anh xem xét lại mà phát triển. Còn công nghiệp, đánh đổi để xem lỗ nhiều hay lỗ ít thì dẹp đi.
 
Thì mấy thằng cha nội này có sai có vi phạm thì chỉ cần xin lỗi trước dân là xong chứ đâu có ở tù hay đền bù gì. Chủ tịch QH mai tiến dũng phát biểu rõ ràng rồi
 
Nếu muốn dân tin, chỉ cần nói ngắn gọn:
"Tôi sẽ tự treo cổ tại thôn Lộ Diêu này, nếu nhà máy gang thép xả thải làm ô nhiễm môi trường. Hãy nhớ lấy lời tôi!"
Sau đó thủ sẳn hồ sơ bệnh án Parkinson là êm như cái nhíp!
 
"lúc còn đương chức" - bí thư tỉnh úy nghĩ thầm trong bụng
Bí thư là bên Đ, tư cách gì chịu trách nhiệm nhỉ?
Đồ đệ của Kim Cự
lói choa mấy thèn rân nge sướng cái nổ tai hoi.. :look_down:
xàm chấm nồn mà bung toang tau chịu chách nhịm mà ko bung ko toang tau cụng chịu chách nhịm... hờ hờ....
 
Toàn dân chịu trách nhiệm nhé. Thế cho tam giác.
Mà cái trò tạo công ăn việc làm địa phương vs nộp ngân sách. Nếu nó tốt thật thì cũng đánh đổi đó nhưng khổ thật éo đâu. Nó cắt chỗ khác rồi ng chỗ khác. Dân vùng đó lại khổ lại đi xứ khác.
 
làm thôi, k nghèo bỏ mẹ ra, dân có tiền tự khắc biết chuồn đi chỗ khác, ba cái thuyền gỗ đáng đéo bao nhiêu tiền đâu, cứ lấy cái nghèo ra biện minh này nọ mệt vãi
 
Top