Bài hát "Bên dòng sông Babylon" về Do Thái nổi tiếng nhất thế giới, cha mẹ Xamer mê hát 1 thời

Johnny Lê Nữu Vượng

Cái nồi có lắp
Belgium
173477362_255253759614386_6187997372458666816_n



“Rivers of Babylon là một trong số những bài hát nổi tiếng – không phải là thánh ca – nhưng lời hát được trích toàn bộ từ Thánh Kinh (Những Dòng Sông Tại Babylon

Rivers of Babylon là một trong những ca khúc đã đem lại danh tiếng cho Boney M, một ban nhạc disco nổi tiếng trong thập niên 1970. Ban nhạc Boney M. được thành lập tại Đức vào năm 1975 với bốn ca sĩ người gốc Nam Mỹ. Không bao lâu sau khi thành lập, Boney M. đã chinh phục thế hệ trẻ trong các thập niên 1970-1980. Hơn 150 triệu albums của Boney M đã được bán khắp thế giới.

Bài hát Rivers of Babylon không phải là sáng tác của nhóm Boney M. mà do Brent Dowe và Trevor McNaughton thuộc nhóm The Melodians viết vào năm 1970. Bài hát được dùng trong phim The Harder They Come vào năm 1972. Rivers of Babylon chỉ nổi tiếng sau khi được nhóm Boney M. trình bày vào năm 1978. Sau khi băng nhạc Rivers of Babylon / Brown Girl in the Ring được phát hành, bài Rivers of Babylon đứng đầu danh sách những ca khúc được yêu chuộng nhất tại nhiều quốc gia Âu Châu trong nhiều tuần liên tiếp.

“By the rivers of Babylon, there we sat down, yea, we wept, when we remembered Zion…
They carried us away in captivity requiring of us a song… Now how shall we sing the Lord’s song in a strange land?
Let the words of my mouth, and the meditation of my heart, be acceptable in Thy sight…”

“Bên những dòng sông tại Babylon, chúng con ngồi và khóc khi nhớ lại Si-ôn… Những kẻ giam cầm yêu cầu chúng con hát một bài ca … Ôi giờ đây, làm sao chúng con có thể hát bài ca của thiên Chúa trên trên vùng đất lạ ?
Nguyện cho những lời nói của miệng con và những suy gẫm của lòng con được đẹp ý Ngài.”
Lời ca nhắc lại một thời kì lịch sử đen tối của dân tộc Do Thái. Năm 586 trước CN vua xứ Babylon là Nebuchadnezzar mang quân tấn công kinh thành Jerusalem của dân Do Thái, đền thờ bị phá hủy, toàn thể dân chúng, kể cả vua của Judah, bị bắt sang sống lưu đày ở kinh đô Babylon. Hơn bốn mươi năm sau, khi đế quốc Ba Tư đánh bại đế quốc Babylon, vào năm 539 trước CN, đại đế Cyrus của Ba Tư mới cho người Do Thái hồi hương.

Tuy bài hát dẫn lời kinh cựu ước nhưng tại sao nhóm Boney M da màu lại nhắc lại lời khóc than của dân Do Thái hơn 2000 năm trước?. Để hiểu điều này phải hiểu rõ bối cảnh ra đời của nhạc Reggae và phong trào Rastafari. Khởi phát từ những nghệ sĩ tài năng như Bob Marley, nhạc reggae đã lan tỏa thôi bừng sức sống văn hóa người da màu ở Jamaca ra toàn thế giới. Cùng với âm nhạc reggae là phong trào Rastafari. Ảnh hưởng về văn hóa và tinh thần của lối sống Rastafari đối với nhạc reggae sâu sắc đến nỗi thật khó hình dung Rastafari lại thiếu raggae và ngược lại. Khi phong trào Rastafari nổi lên từ những khu ghetto vào cuối những năm 30 ở Kinhston, thủ đô của Jamaica thì ngay lập tức phong trào này đã trở thành chiếc cầu nối giúp những người châu Phi lưu lạc hướng về tổ quốc Ethiopia xa xôi, để tôn thờ vị hoàng đế mới lên ngôi. Văn hóa Rastafari không chỉ tồn tại trong lòng đất nước Jamaica mà còn lan rộng đến nhiều nơi trên thế giới.

Người da màu ở Jamacca và châu mĩ được đưa đến đây bởi những chuyến tàu buôn nô lệ của thực dân châu Âu. Cho đến tận những năm 70 của thế kỷ 20, họ không ngừng khóc than khi nhớ về quê hương tổ tiên ở Ethiopia. Trong cuộc sống đau khổ và bị phân biệt họ không ngừng phản kháng thông qua âm nhạc và đức tin. Cùng với nhạc reggae, phong trào Rastafari khởi phát ở Jamaca như là một nhánh của Thiên chúa giáo bắc phi. Những người rastafari tin rằng tổ tiên của họ là một trong 12 chi tộc Do thái cổ, những con cháu của Moses đã được Thiên chúa chỉ định và giải thoát. Vào thập niên 1970 phong trào Rastafari hướng về hoàng đế Ethiopia Haile Selassie và xem ông như một vị Chúa cứu thế. Khi Haile Selassie đến thăm Jamaca năm 1966 ông đã được đón tiếp bởi một biển người đầy những tín đồ sùng kính.


Selassie sinh ra trong một gia đình hoàng tộc. Năm 1930, sau khi nữ hoàng Zauditu mất, Selassie được chọn thay thế bà, trở thành vua của Ethipia với vương hiệu: “Haile Selassie I”. Khi trị vì đất nước, Selassie bắt đầu quá trình cải cách trên vương quốc của mình. Năm 1931, ông ban hành Hiến pháp đầu tiên của Ethipia, và thiết lập hệ thống tòa án trên toàn đất nước. Năm 1935, sau khi thất bại trong việc lãnh đạo đất nước chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng của quân đội Ý, Selassie lưu vong sang Anh, tiếp tục đấu tranh giành độc lập co Ethipia tại Hội Quốc Liên. Năm 1941, với sự hỗ trợ của Anh, chiến dịch giành độc lập cho đất nước của Selassie đã thành công. Salassie trở lại ngai vàng tại Ethiopia và tập trung xây dựng lại đất nước. Với quyết tâm hiện đại hóa đất nước, Salassie đã tiến hành hàng loạt cải cách mạnh mẽ về đất đai (1942, 1944), bãi bỏ chế độ nô lệ (1942); hoàn thiện Hiến pháp (1955) với mục tiêu bảo đảm công bằng xã hội. Trong hoạt động đối ngoại, Selassie đã đóng vai trò chủ chốt trong quá trình thành lập” Tổ chức Liên hiệp Châu Phi” (The Organization African Unity). Tuy nhiên, quá trình cải cách dần dần bị đình trệ cùng với những cuộc chiến tranh biên giới triền miên và nạn nghèo đói, năm 1974, Sessie đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính do quân đội cầm đầu. Ông bị tước hết mọi quyền lực và phải chạy trốn và sống cuộc sống lưu vong. Ông qua đời vào năm 1975 tại Addis Ababa, Ethiopia.
Tuy giờ đây phong trào Rastafari đã suy giảm đi kèm với sự nghiệp xuống dốc của hoàng đế Haile Selassie nhưng người da màu Jamaca khát nước tại Châu Mĩ vẫn không bao giờ mất đi những hoài bão khát khao, mơ một ngày trở về đất thánh bên xứ sở quê hương.
 
Lúc đó chúng nó đang hát bác cùng chúng cháu hành quân, sống mãi trong quần chúng ta
 
Top