Cuốn hồi ký “Nửa đời trước của tôi” của Phổ Nghi dày 590 trang gồm hơn 300k chữ Hán, bằng lối viết theo chương, tiết, bằng văn phong bạch thoại pha cổ văn, đã thuật lại cuộc đời của Phổ Nghi, từ khi được Từ Hy thái hậu đưa vào Tử Cấm Thành làm vua Tuyên Thống nhà Thanh lúc mới 3 tuổi, cho đến khi trở thành công dân của nước CHND Trung Hoa mới.
Phổ Nghi tên chính là Ái Tân Giác La Phổ Nghi, sinh năm 1906, mất năm 1967, lên ngôi năm 1909 niên hiệu Tuyên Thống, là hoàng đế thứ 12 của nhà Thanh, thoái vị sau cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) thành lập Trung Hoa Dân quốc, nhưng vẫn sống trong Tử Cấm Thành cùng với hoàng tộc với một số điều kiện ưu đãi của Chính phủ Trung Hoa Dân quốc.
Năm 1924, khi quân phiệt Phùng Ngọc Tường tấn công Tử Cấm Thành, ông chạy vào trốn tránh ở sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh. Sau một thời gian chuyển xuống Thiên Tân để mưu đồ khôi phục nhà Thanh mà không thành công. Tháng 3 năm 1934, ông được người Nhật đưa lên làm vua Mãn Châu Quốc ở Đông Bắc Trunq Quốc, kéo dài cuộc sống bù nhìn suốt thời kỳ phát xít Nhật tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
Tháng 8 năm 1945, Hồng quân Liên Xô tấn công tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật Bản ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, ông bị Hồng quân Liên Xô bắt và đưa về Liên Xô. Năm 1949, Chính phủ Liên Xô trao trả Phổ Nghi cùng với một số tội phạm chiến tranh khác cho Chính phủ CHND Trung Hoa.
Năm 1959, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập nước CHND Trung Hoa, Chính phủ Trung Quốc ra lệnh đặc xá một số tội phạm chiến tranh đã thực sự tiếp thu cải tạo và hối cải. Phổ Nghi cùng nhiều người khác đã được ân xá và hưởng quyền công dân. Ông được trở về Bắc Kinh làm nhân viên Vườn thực vật Bắc Kinh và sau đó làm nhân viên Viện Nghiên cứu lịch sử Trung Quốc.
Qua các phương tiện truyền thông hiện đại, chúng ta đã được xem bộ phim do nhà đạo diễn Italia Bernardo Bertolucci dàn dựng, mang tên “Hoàng đế cuối cùng”.​

Trích bản dịch của Lê Tư Vinh.



1. GIA THẾ CỦA TÔI (1) (2)
 
Sửa lần cuối:
Hay đấy. Vodka cho tml, đăng tiếp đi mày. Tao xem phim Hoàng đế cuối cùng. Cũng thấy cuộc đời Phổ Nghi rất đáng thương, cả đời chỉ làm con rối, bù nhìn cho người khác. Đến tận lúc ra tù mới được sống cuộc đời trọn vẹn được làm theo ý mình.
 
Gia đình thân vương

Tôi có bốn bà nội, Diệp Hách Na La Thị, chính thất phu nhân của ông nội không phải là bà nội ruột của tôi, bà đã mất 10 năm trước khi tôi ra đời. Nghe nói tính tình của bà này khác hẳn với chị (Từ Hy), bà rất thủ cựu. Sau khi Đồng Trị chết, Từ Hy vẫn xem hát vui chơi như thường còn bà thì khác, có lần bà được triệu vào cung xem hát, bà ngồi trước sân khấu nhưng hai mặt nhắm tịt, Từ Hy nói bà làm gì vậy, bà vẫn không mở mắt nói: “Bây giờ là quốc tang, em không xem hát được!”. Từ Hy bị một vố không biết nói thế nào, bà có rất nhiều điều kỵ, người trong nhà nói chuyện trước mặt bà phải rất cẩn thận, những tiếng như “thôi rồi”, “chết” v. v.. phải thay bằng những tiếng “được rồi “hỷ” v.v. , Bà cả đời thờ phật, quanh năm phóng sinh, thắp hưởng khấn vái, mùa hè không dám vào vườn hoa nói là sợ giẫm phải kiến. Bà nhân từ với loài kiến là thế nhưng đánh đập gia nhân nô bộc thì chẳng chùn tay chút nào. Nghe nói Thuần vương phủ có một thái giám có tật co giật ở mặt, chính là vì từng bị ăn đòn bằng roi mây của bà.

Bà đẻ cả thảy năm người con, con gái đầu sống đến 6 tuổi, con trai đầu sống chưa đến 2 tuổi cả hai cùng chết cách nhau không tới 20 ngày hồi mùa đông năm thứ 5 thời vua Đồng Trị. Con trai thứ hai là Quang Tự, 4 tuổi rời khỏi bà. Sau khi Quang Tự vào cung, bà đẻ con trai thứ ba nhưng chỉ sống được một ngày rưỡi. Con trai thứ tư Tải Quang được bà yêu chuộng hết mức, mặc ít thì sợ lạnh, ăn nhiều thì sợ đầy. Gác tía lầu son, thịt thà quá nhiều đến thiu thối, con em nhà giầu thường bị tiêu hoá không lành là thế. Phủ Giả trong Hồng Lâu Mộng có những “ngày nhịn đói”, thật là tiêu biểu cho cái cái đạo dưỡng sinh này của bọn quý tộc. Bà nội tôi rất tin đạo dưỡng sinh này, thường không chịu để cho con ăn no, nghe nói một con tôm cũng phải chia làm ba khúc cho ăn ba bữa, rốt cuộc người con thứ tư chưa đến 5 tuổi đã chết yểu vì không đủ dinh dưỡng. Thái giám là Ngưu Tường Tăng trong vương phủ từng nói: “Nếu không thế sao cậu năm (Tải Phong) lại được thừa kế vương già (Dịch Hoàn), chỉ vì lão phu nhân quá thương con nên các cậu trước bị chết hết!”

Cha tôi tuy không phải con ruột của bà, song theo phép tắc tổ tông, ông phải chịu sự dạy bản của bà. Về mặt ăn uống, bà không hạn chế cha tôi và các chú tôi, nhưng về mặt tinh thần thì không lơi lỏng chút nào. Theo thái giám Ngưu Tường Tăng kể: Trước mặt lão phu nhân. cậu năm cậu sáu muốn cười cũng phải giữ ý, nếu cười ra tiếng thì lại bị lão phu nhân mắng ngay: Cười gì? Con nhà không có phép tắc!”

Phu nhân thứ hai của Thuần hiền thân vương là Nhan Trát thị mất sớm. Phu nhân thứ ba Lưu Giai thị là bà nội ruột của tôi. Sau khi Diệp Hách La thị mất, bà nội tôi chủquản trong gia đình. Bà tuy không khô khan cứng nhắc như bà nội Na La thị, song thần kinh thường ở trạng thái không bình thường. Nguyên nhân chứng bệnh này cũng là do vận mệnh của con cháu mà ra. Bà nội ruột tôi cũng có một con gái 2 tuổi đã chết. Bà có ba người con trai: Tải Phong, Tải Tuân và Tải Đào. Chú bảy Tải Dào được bà nuông chiều từ tấm bé, năm chú 11 tuổi bà nội tôi bỗng nhận được chỉ dụ của Từ Hy thái hậu bảo cho Tải Đào làm con thừa tự Bối tử Dịch Mô, anh em con chú con bác của ông nội tôi. Nhận được “chỉ dụ” bà nội tôi khóc ngất. Bà bị kích mạnh và từ đó thần kinh không được bình thường.

Dịch Mô không có con trai lẫn con gái, được con thừa tự tất nhiên mừng rỡ, coi như đẻ được con trai, ba hôm sau mở tiệc linh đình cho mời đông đủ bà con khách khứa đến ăn mừng. Vị Bối tử này ngày thường không biết cách phỉnh nịnh Từ Hy, nên từ lâu Từ Hy đã không vừa lòng, lần đó thấy ông vui mừng hớn hở thì bực tức và rắp tâm không để ông yên vui. Từ Hy thường có câu “danh ngôn”: “Ai mà làm ta không vui một lúc, thì ta sẽ làm cho người ấy không vui suốt đời.” Không biết Dịch Mô trước đây có bị Từ Hy đầy đoạ gì không mà ông đã có lần vẽ một bức tranh trong lúc bực tức; trong tranh chỉ vẽ có một cái chân ám chỉ Từ Hy chỉ biết đi quấy phá việc nhà việc nước rối bời. Trong tranh còn kèm theo một bài thơ trút nỗi bực tức của mình, thơ rằng:​

Tội nghiệp ta đã cố tránh chân,
Nai lưng dựng đài cốt ẩn thân.
Đài cao vòi vọi ba trăm thước,
Ba trăm chân cũng bước lại gần.

Không biết vì sao Từ Hy lại biết được việc này. Để trút giận, bà bỗng lại ra một chỉ dụ, lệnh cho chú bảy Tải Đào đã 5 năm làm con thừa tự Dịch Mô chuyển sang làm con thừa tự của Chung quận vương Dịch Hợp, em trai thứ 8 của ông nội tôi. Vợ chồng Dịch Mô cùng bị ốm liệt giường vì bị kích động về việc này. Không lâu Dịch Mô ốm chết trên giường, Từ Hy lại cố ý lệnh cho Tải Đào, con thừa tự của Dịch Mô bị Từ Hy cướp đi thay mặt bà đến viếng Dịch Mô, tất nhiên vì thay mặt thái hậu Tải Đào không quỳ được. Thế là chưa đến nửa năm vợ Dịch Mô cũng uất ức đến chết.​
 
Địt mẹ đoạn cuối đời hết bị Stalin quản chế tới Mao quản chế, viết đéo theo ý 2 thằng đó là nó cho tù rục xương tiếp tục và thêm combo tra tấn thì tự truyện này có cặc mà đáng tin
 
Địt mẹ đoạn cuối đời hết bị Stalin quản chế tới Mao quản chế, viết đéo theo ý 2 thằng đó là nó cho tù rục xương tiếp tục và thêm combo tra tấn thì tự truyện này có cặc mà đáng tin
Phần sống ở dưới chế độ XHCN cũng chỉ là 2 chục năm cuối đời, mà ông này đa phần viết về trước thời 1945, hồi ký xuất bản vào đầu thập niên 60, nên phần tự truyện từ hồi đó có thể là thêm thắt. Còn từ trước thì khá chân thật.
 
Top