Có Hình Phận Hồng Vệ Binh - Thân phận con người Trung Quốc trong Cách mạng Văn Hóa Vô sản

Phận Hồng Vệ Binh (Born Red – tác giả Cao Nguyên – 1987 - NXB Đại học Stanford)



Lời bình (1)

Câu chuyện của Cao Nguyên dẫn chúng ta đến những năm đầu của Đại cách mạng văn hóa Vô sản của Trung Hoa. Có thể so sánh với nhật ký của Anne Frank, về những khoảnh khắc đậm tính nhân văn trong một thế giới không có tình người. Trải nghiệm không bao giờ quên được của Cao, với vai trò là một Hồng Vệ Binh (HVB) trong Cách mạng Văn hóa (CMVH) dẫn chúng ta theo một vòng xoáy chính biến, hàng triệu thanh niên trở thành những sứ giả của sự bất ổn. Qua con mắt của Cao, chúng ta sẽ thấy những mưu đồ chính trị, lợi dụng lý tưởng cao đẹp ban đầu, để rồi xâu xé lẫn nhau, suýt đưa nước Cộng hòa Nhân dân vào một cuộc nội chiến mới, một cơn thịnh nộ mà không chuyên gia phân tích nào có thể lý giải được.

Khởi nguồn của CMVH có thể được coi là bắt đầu khi Mao Trạch Đông nhận ra là CHND Trung Hoa vào giữa những năm 1960 đang chệch hướng khỏi con đường XHCN. Mao đã luôn là lãnh tụ tối cao từ khởi đầu cuộc nội chiến hồi những năm 1930, và là người vạch đường lối cho giai cấp nông dân vô sản đấu tranh dành quyền lực. Sau khi giành quyền lực, Mao không chỉ là chủ tịch nước, mà còn coi bản thân là người bảo vệ những tư tưởng, lý luận mà cuộc cách mạng đem lại.

Một cuộc khảo sát vào giữa những năm 1960 do Mao chỉ đạo, đã đem lại một kết quả không vừa ý. Đời sống văn hóa nhân dân còn phụ thuộc vào truyền thống và không theo cách mạng. Giáo dục cho tầng lớp trí thức được coi trọng hơn tầng lớp công nông. Nội bộ Đảng tham nhũng và ích kỷ. Những chương trình phúc lợi mang lại nhiều lợi ích cho thành thị hơn nông thôn, trong khi vùng nông thôn được coi là cái nôi của cách mạng Trung Quốc. Nếu làm ngơ các điều trên, Mao sợ rằng chủ nghĩa tư bản sẽ một lúc nào đó lén lút, âm thầm trở lại, và cuộc đấu tranh công nông trở nên vô nghĩa.

Gia đình của Cao trở thành một trong những mục tiêu đầu tiên của CMVH. Bố của Cao, một lão thành cách mạng bị HVB tấn công và sỉ nhục tàn tệ khi mà cuộc CMVH bắt đầu. Ông bị phán tội để ý thái quá đến kinh tế gia đình mà bỏ quên đấu tranh giai cấp, bỏ quên nhiệm vụ của một quan chức nhà nước.

Trong lúc CMVH diễn ra, Mao thường xuyên tuyên bố rằng: “Không thể xây mới mà không đập bỏ cái cũ”, và nó trở thành kim chỉ nam cho sự hủy hoại văn hóa của Trung Hoa, và là sự buộc tội cho vô số nạn nhân. Mỉa mai thay, CMVH chỉ đập cái cũ khá nhiều, nhưng không xây mới thêm được chút nào. Một cuộc cách mạng được xây dựng bởi bạo lực và tính thù địch, thật sự đi chệch với ý tưởng và hy vọng chống lại chủ nghĩa xét lại của Mao.​




Lời nói đầu của Cao Nguyên

Một trong những thiệt hại mà CMVH đã đem lại cho tôi chính là quyển nhật ký của mình. Trong một cuộc ẩu đả tại trường trung học của tôi, giữa lúc hỗn loạn đó, nó đã không cánh mà bay. Nên cũng có thể nói rằng những gì tôi cảm thấy, nhìn thấy, nghe thấy và nghĩ đến thời đại đó đã là dĩ vãng.

Những dòng dưới đây xin cam đoan là thật, và mỗi khi tôi nhớ lại chúng, cảm giác như mới ngày hôm qua, ngoại trừ những lời đối đáp, và tên của những người trong câu chuyện của tôi đều được đã được đổi tên khác. Với tên của mình, sau CMVH, tôi đã đổi tên từ Cao Kiến Hoa sang Cao Nguyên, âu cũng là có chút đặc biệt, vì tôi sinh ra ở cao nguyên tỉnh Hà Bắc.

Tôi xin gửi lời cám ơn và xin lỗi chân thành nhất đến những kiếp người đã trải qua cuộc CMVH, học sinh, thầy cô, giáo viên, công chức và gia đình mình.​

(Còn Tiếp)

Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
 
Sửa lần cuối:
1. CƠN ĐỘNG ĐẤT LỊCH SỬ


Chính Định, nơi bối cảnh của cuốn tự truyện diễn ra

Một buổi sáng mùa xuân 1966, tôi thức dậy trong tiếng chuông báo thức ký túc xá, của trường trung học Chính Định số 1. Mọi người túa ra khỏi phòng ngủ trong tình trạng mặc đồ lót. Mặc dù là mùa xuân, nhưng miền Hoa Bắc vẫn còn lạnh, bạn tôi Mỹ Hồ run như cầy sấy. Nhìn quanh cứ ngỡ động đất xảy ra, nhưng tòa nhà vẫn có vẻ yên ổn. Mọi người chạy vòng quanh một lúc rồi quay lại ký túc xá. Tôi bận chiếc áo ấm và quần bông, rồi lên lớp bình thường.

Trong giờ nghỉ trưa, tôi bật chiếc radio tự chế, nhận tín hiệu từ đài Bắc Kinh để cho mọi người nghe. Một trận động đất tầm 6,7 độ Richter xảy ra ở một huyện cách xa vài trăm kilomet về phía nam, làm hàng nghìn người chết, và thêm vài nghìn người bị thương và mất nhà cửa. Quân đội, do thủ tướng Chu Ân Lai đã đến để thăm dò và hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai. Vài giờ sau, hiệu phó Lâm Thịnh, phát biểu trước tòa nhà giáo viên rằng chúng tôi phải hỗ trọ quyên góp quần áo và giường tạm cho nạn nhân của vụ động đất trên. Có một đoàn tàu chở những nạn nhân bị thương đến bệnh viện quân đội ở Chính Định. Tôi đóng góp một cái gối ruột kiều mạch, và cùng với mọi người chặt cành cây để làm cáng. Thằng Viện Triều có bố nó làm ở bệnh viện quân đội, thì đóng góp một cái cáng chuẩn y khoa. Những đồ quyên góp được tập trung ở một khu vực cạnh ga xe lửa, được đốt đuốc để làm dấu. Tối đến, 5 cái trực thăng theo dấu ánh đuốc mà hạ cánh. Những nạn nhân được đưa lên cáng và vào bệnh viện.

Vụ động đất này mau chóng bị rơi vào quên lãng, cho dù vài hôm sau chúng tôi phải chuẩn bị đề phòng cho hậu dư chấn, bằng cách mang bàn ghế ra ngoài và học tập dưới trời nắng. Với một lú trẻ con như chúng tôi hồi đó thì đây là một việc cực thú vị. Nhưng những người cao tuổi trong thị trấn thì lại không nghĩ thế. Vụ động đất làm rụng cái đỉnh gỗ của mái chùa cố trong trấn. Mọi người ai nấy cho là điềm rủi.

Một lão già mê tín cùng cực, mà tôi nhớ lại, đã cố trèo qua tháp chuông của trường trung học mỗi sáng, chỉ để rung chuông báo thức. Lão quả quyết rằng những vụ địa chấn luôn đem lại điềm xấu. Trong lịch sử, sau một cuộc địa chấn kinh hoàng, Vương Mãng đã lật đổ nhà Tây Hán và náo loạn toàn cõi Trung Nguyên. Và 17 năm sau, Lưu Tú đã tiêu diệt Vương Mãng, lên ngôi Quang Vũ Đế và lập ra nhà Đông Hán.

Chưa hết, lão già còn nói rằng chính Lưu Tú đã dừng lại ở chốn Chính Định này trong lúc tiến đánh Vương Mãng. Trưởng quận Trương Định mời Lưu cưới cháu họ mình, sau này là Quách hoàng hậu. Và điển tích xưa kể lại, trong đám cưới, Lưu Tú và Quách thị cùng uống rượu thề và bổ một quả bí ra làm đôi. Mà rượu đó ở đâu? Có vẻ từ một tiệm rượu mang tên Quách Hoàng Hậu đương bán dưới phố chính. Lão kể ra cũng uy tín chứ? Nhưng cũng để chắc chắn, tôi lên thư viện trường và xem sách viết thế nào. Lão kể 10 phần thì đúng 9 phần, mặc dù 1 phần còn lại khá quan trọng. Sau khi xưng đế thì Vũ Đế đã phế hoàng hậu xuống làm quý phi, và đưa một người con gái đẹp khác làm hoàng hậu.

Nói chung thị trấn Chính Định có những tích cổ như vậy vì đã trải qua tầm 4000 năm văn minh. Các triều đại được lập nên rồi sụp đổ, tạo chứng tích ở đây tốt đến nỗi, nếu bạn đào khoảng 3 mét sâu dưới đất, bạn có thể thấy được nền tường thành cũ. Sông Hô Đà trải qua ở phía nam, phía tây thì có đường cao tốc đang xây dở, bên cạnh tuyến đường sắt Bắc Kinh – Quảng Châu. Mà hơn nữa, thị trấn này là một sự pha trộn của các nền văn hóa khác nhau. Ngoài bốn ngôi chùa cổ ra, có một nhà thờ Công giáo kiểu Gothic, trước được một cha xứ tay to mặt lớn cai quản, giờ là bệnh viện quân đội, một nhà nguyện của người Hồi. Một tụ điểm hấp dẫn khác là đền Đại Phổ, ở phía đông của thị trấn, có tượng Quan thế âm, cao 22 mét và có 21 cặp tay.​


Đền Đại Phổ với tượng Triệu Vân thời nay

Từ hồi trung cổ, Chính Định đã là nơi dừng chân của bao thế lực, những thương nhân Do Thái từ Ba Tư, nhà truyền đạo Tin lành của Mỹ rồi quân xâm lược Nhật. Năm 1900, liên quân Bát quốc đã đến đây để truy sát những người Nghĩa Hòa Đoàn từng đốt nhà thờ. Tôi nhớ lần cuối có chiến sự ở đây là vào năm 1947, khi PLA đã tập kích vào thị trấn và quét sạch quân Quốc Dân Đảng đến người cuối cùng.

Người Chính Định giữ bên mình nhiều ngón nghề và truyền thống mà ông cha để lại. Ai cũng biết làm pháo tép, lấy muối diêm từ đất nhão của đầm cói gần thị trấn, rồi trích xuất ra. Muối diêm trộn với lưu huỳnh từ trứng thối để khô, bột than gỗ, và thế là thành pháo. Đặc sản của thị trấn là món thỏ hầm, vốn là một truyền thống từ thời Hán, và bạn có thể tìm nó ở bất kì chỗ đầu ngõ nào trong thị trấn.

Nhưng sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến Triệu Vân, một trong Ngũ hổ Tướng của Lưu Bị, người cũng đã sinh ra trên vùng đất này. Nơi tướng Triệu sinh ra nằm ở đâu đó ở phố Bách Thắng. Một đứa con gái cùng lớp của tôi, tên họ là Triệu, suốt ngày khoe khoang rằng mình là hậu duệ của tướng Triệu, và tôi cũng tin lấy tin để. Mọi người cũng đồn rằng Triệu Vân đã tắm cho ngựa và mài kiếm của mình ở tấm bia đá đầu đền Đại Phổ. Tôi cũng tin cho đến khi có một đoàn khảo cổ về và xem xét, thì té ra nó thuộc về thời nhà Đường.

Chính Định không phải là nơi tôi sinh ra. Gia đình tôi có gốc từ Thủy Nguyên, một thị trấn nhỏ nằm dọc dãy Thái Hành Sơn, ngay cạnh Vạn Lý Trường Thành. Nhà có 5 đứa, 4 trai, 1 gái. Tôi là đứa thứ nhì. Anh cả của tôi, Vệ Hoa, sinh vào 1950, khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. 2 năm sau đó tôi ra đời. Đứa thứ ba là Chỉ Hoa, và đứa trai út là Tân Hoa. Em gái Mai Nguyên của chúng tôi, có lẽ là đứa duy nhất trong nhà được sinh ở Chính Định.​


Ông Cao Sơn Quế - Ảnh chụp năm 1960

Bố của chúng tôi, Cao Sơn Quế, từng lãnh đạo một đợn vị du kích chống Nhật quanh vùng núi Thái Hành. Sau khi Nhật bại trận vào 1945, ông được bầu làm trưởng trấn Thủy Nguyên, vốn dĩ nằm dưới vùng kiểm soát của Hồng quân. Năm 1955, tỉnh trưởng tỉnh Hà Bắc giao cho bố tôi chức vụ công tố viên về điều tra hình sự, của tòa án nhân dân tỉnh. Tuy vậy, ông thích đọc những cái tài liệu làm nông và thảo luận với tầng lớp bần nông mù chữ, nên không lâu sau khi nhậm chức, ông xin về làm thị trưởng thị trấn Chính Định, với số dân khoảng 350000 người lúc đó. Mẹ tôi cũng theo đó mà có một công việc hành chính.

Chúng tôi hồi đó ở với ông ngoại bên Thủy Nguyên khoảng tầm hai năm, đúng lúc phong trào Đại nhảy vọt đang được tiến hành. Giấc mơ của chủ tịch Mao về một cuộc cách mạng công nghiệp vô sản vĩ đại, nhanh chóng, được nhân hóa bằng một tấm áp phích, trên đó vẽ một người đàn ông lực lưỡng đứng cạnh một quả tên lửa, dưới ghi hàng chữ to tướng: “Phải vượt qua nước Anh trong 15 năm tới!”. Chúng tôi dành thời gian ở nhà phụ giúp ông ngoại đập nát cái bình sắt gia truyền cổ, tháo chốt đồng ở cánh cổng chính trước nhà, để giao nộp cho lò luyện kim tự chế của hợp tác xã. Và bị cuốn theo phong trào công xã nhân dân (CXND), ông ngoại chúng tôi xung phong làm ông nuôi cho một nhà ăn tập thể của địa phương. Ai nấy cũng nghĩ rằng giai đoạn quá độ CNXH sắp thành công, và đạt được chủ nghĩa cộ.ng s.ản chân chính.

Chúng tôi cùng ông ngoại rời đến Chính Định vào cuối năm 1959, chỉ mang theo bát cơm và đũa. Ông lại được làm phụ bếp cho nhà ăn địa phương. Rồi đến mỗi tối, lũ trẻ chúng tôi ai nấy cũng háo hức đòi nghe ông kể về phần của Triệu Vân trong Tam Quốc.

Rồi vào một hôm, nhà ăn tập thể tự dưng đóng cửa, mọi nhà đành phải mua nồi niêu để tự nấu. Sau đó là thiếu thốn đủ điều. Đó là lần đầu tiên chúng tôi được nhận tem phiếu để mua các nhu yếu phẩm thường ngày, gạo, dầu, vải, than… Và khi tình trạng đói kém càng tệ hại, dân phố cũng như nông dân đều hô hào dỡ bỏ bức tường thành cổ ở Chính Định. Mọi người bẩy những viên gạch cổ ra rồi đem đi bán, hoặc dùng để xây chuồng lợn. Bố tôi vô cùng lo lắng trước tình trạng như vậy, vì thứ nhất, tường thành Chính Định là tường thành cổ được được bảo tồn kỹ lưỡng nhất tỉnh, và thứ hai, tường thành cực kỳ quan trọng trong việc phòng chống lũ lụt. Vào mùa mưa, con sông Hô Đà thỉnh thoảng dâng cao tràn qua bờ đê, nhưng may là có bức tường thành giữ lại. Bố tôi liền ra công lệnh nghiêm cấm việc phá hoại bức tường. Bức công lệnh được dán ở khắp nơi, có dấu đỏ kèm chữ ký của bố tôi ở dưới.

Công lệnh này tuy đã dừng lại việc phá hoại tường thành, nhưng cũng đem bố tôi vào rắc rối. Vào cuộc họp của Đảng ủy quận Chính Định, chính ủy viên Hán Vinh đã buộc tội ông ra công hàm mà không có sự phê thuận của cấp trên. Nhưng bố tôi, cũng có chức vụ trong Đảng ủy, thanh minh rằng là mình đã có hành động đúng đắn với vai trò là trưởng quận. Mặc dù ông được nhiều người ủng hộ, nhưng chính ủy Hán vẫn chưa dừng lại ở đó. Hắn gửi một bức thư lên Tỉnh Ủy, tố cáo bố tôi về tội đi lại đường lối của Đảng. Âu cũng phải, vì trước đó ông vô tình xúc phạm hắn là một kẻ quan liêu, xa rời thực tiễn, còn nói xấu sau lưng rằng: “Chính ủy Hán là một tên đàn bà”. Kết quả là Tỉnh ủy bắt bố tôi thôi chức vụ trưởng quận, và điều đi làm công nhân của một nhà máy thép ở Thạch Gia Trang, thủ phủ của tỉnh.

Gia đình chúng tôi tiếp tục sống trong một khu phố yên tĩnh ở Chính Định. Mẹ tôi, sau khi sinh Nhất Nguyên, đứa em gái út, đã quay trở lại làm việc kế toán cho phòng thuế quận ngay cả khi kỳ nghỉ sinh chưa kết thức. Năm 1960-62 được coi là 3 năm đói kém. Anh em chúng tôi, khi từ trường tiểu học ở phố Dân Chủ quay về, đói đến lả người. Đến lúc ăn, ông ngoại phân phát cháo ngô và bánh hấp làm từ bột khoai lang cho 6 anh em, tùy theo độ tuổi. Ông luôn nhắc đến tích Khổng Dung trong Tam quốc luôn chọn quả lê nhỏ nhất, có lẽ là để phân chia cho anh em trong nhà một cách công bằng.​



Máy cày xếp hàng trong giai đoạn Đại Nhảy Vọt - 1958-1960


Nạn nhân nạn đói trong 3 năm đói kém - 1960 -> 1962

Những câu chuyện của ông kể lại luôn làm cho bữa ăn thêm phần hứng khởi, mặc cho hoàn cảnh hiện tại là hầu như chẳng có bữa nào được no. Chỉ Hoa thậm chí liếm cái bát cháo đã khô cong để chắc chắn rằng nó không bỏ sót một giọt cháo nào. Thi thoảng chúng tôi ra ngoài tìm những nguồn thức ăn mà giờ kể cũng khó tin, như là hái lá liễu, lá dương non mà cho vào ruột bánh, bóc vỏ cây du rồi nhai rau ráu. Chuồn chuồn, ve sầu cũng trở thành những nguồn đạm khoái khẩu. Thi thoảng chúng tôi cũng đi tìm nhiên liệu đốt. Khi than hết vào mùa đông và đầu xuân, ông ngoại dẫn chúng tôi ra cánh đồng bông ở phía nam thị trấn để đào rễ khỏi nền đất lạnh giá, và vào lúc cuối hè sang thu, chúng tôi kiếm lá khô và cỏ khô. Và quần áo thì ai cũng như ai, vá chi chít chằng chịt.

Bởi vì bị giáng chức, lương của bố tôi đã giảm từ 130 tệ một tháng xuống chưa đến 100 tệ. Lương mẹ tôi thì vẫn vậy, 42 tệ một tháng, cứ như vậy được 10 năm rồi. Lạm phát trong 3 năm đói kém kinh khủng tới mức giá một quả hồng trước chỉ có 3 hào, nhưng sang năm 1962 thì lên tận 50 hào (là bằng nửa tệ). Lúc đó nếu tính sơ sơ cả gia đình chúng tôi chỉ có tổng thu nhập chừng 280 quả hồng. May thay là nhà nước vẫn giữ giá lương thực bình ổn. Ngược lại, những thứ không ăn được thì giá lại giảm. Lọ gốm sứ cổ, trang sức, lư đồng, tượng thần Phật, gia tài được bán với giá rẻ không tin được. Chỉ bỏ ra vài tệ là có thể mua được một món đồ cổ, mà thời nay nó có thể chễm chệ ở đâu đó trong một viện bảo tàng. Mặc cả không có giá trị gì, vì nhiều người bán hơn người mua. Một hôm khi ông ngoại chúng tôi, đang trên đường đi mua thức ăn, đã để ý tới một chiếc bát gốm tinh xảo thời nhà Minh. Ngoại quan hoàn hảo, hoa văn dưới đáy bát chỉ rằng nó được tạo ra dưới thời Tuyên Đức Đế, khoảng giữa thế kỷ 15. Giá là 50 hào, bằng một quả hồng mà thôi. Ông ngoại mua luôn mà không chút đắn đo nào.

Anh cả Vệ Hoa thấy tò mò với kiểu buôn bán trên và quyết định thử sức. Anh lấy một chiếc áo len lông lạc đà và đứng ở đầu chợ suốt cả buổi, quyết giữ giá 15 tệ cho cái áo đó. Chẳng ai mua. Vẫn không bằng lòng, ngày hôm sau ra ga xe lửa, nhưng vẫn không thành. Ông tôi khuyên anh từ bỏ. Vì nếu không ai mua một cái đỉnh bằng đồng từ thời Tần với giá 2 tệ, thì một cái áo len đã qua sử dụng càng không có cơ hội.

Bố chúng tôi không có thời gian ở nhà mấy bởi vì tính chất công việc, ngay cả khi đã bị giáng chức xuống làm công nhân nhà máy thép. Đi làm về là ông tự nhốt mình trong một cái miếu nhỏ đã xuống cấp gần nhà chúng tôi. Nơi đó do lão Lưu, một sĩ quan quân đội về hưu quản lý. Lão cũng có thiện cảm với bố tôi, và xem rằng bố tôi đã bị oan ức và để cho ông dùng cái miếu đó. Anh em chúng tôi cuối cùng cũng tìm ra lí do mà bố tôi đã dùng, vào đầu năm 1963, khi người đưa thư đến và đưa một bản thông báo rằng trưởng quận Cao Sơn Quế đã được miễn tội. Bố tôi trước đó luôn gửi thư khiếu nại cho Tỉnh ủy và Đảng bộ Trung ương, vào họ đã xem lại trường hợp của ông.

Bố tôi vốn là một người công chức rất được yêu thích, và việc giáng chức của ông ấy đã dẫn đến một làn sóng phản đối trong tỉnh. Ông còn được ví như kiếp sau của Hải Thụy, một viên trung thần thanh liêm chính trực thời nhà Minh. Công cuộc sửa sai sau này hóa ra chỉ là một cuộc trao đổi giữa chính ủy Hán và văn phòng Đảng ủy tỉnh. Hắn thoát tội mà không nhận lại bất cứ sự trừng phạt nào, thậm chí còn được chuyển công tác đến Đảng ủy thành phố Thạch Gia Trang. Bố tôi được chuyển về làm trưởng huyện Linh Thọ kế bên, với nhân khẩu khoảng 250000 người. Mọi người, trừ 2 con trai cả, là anh Vệ Hoa và tôi, chuyển về huyện vào một ngày mưa gió giữa tháng 8 năm 1963. Năm đó nước sông Hô Đà lên cao và tràn bờ, may thay thị trấn Chính Định được bức tường cổ che chở khỏi dòng lũ. Uy tín của bố tôi từ đó cứ lên cao gấp bội, và ai trong thị trấn cũng nghĩ ông là một vị hiền nhân. Nhưng sau cùng, bức tường cổ đó vẫn bị tháo dỡ.​
 
Sửa lần cuối:
2. HỌC ĐỂ TRỞ THÀNH PHẦN TỬ VỪA HỒNG VỪA CHUYÊN



Giải phóng quân áp giải tù binh Quốc Dân Đảng - 1949

Sau khi gia đình chuyển về xã Linh Thọ, 2 anh em tôi ở lại ở Chính Định. Anh Vệ Hoa đã hoàn thành đỗ kì thi đầu vào trường trung học Chính Định số 1. Với việc bố tôi được phục hồi danh dự, cộng thêm kinh tế đang trên đà phục hồi, tôi cảm giác tự tin hơn hẳn. Những thầy cô ở trường, biết bố có công ngăn được trận lụt vừa rồi với tầm nhìn xa của mình, tỏ ra ân cần chu đáo với tôi hơn. Cô giáo viên chủ nhiệm giúp tôi giặt và khâu chăn bông trước khi mùa đông tới, và khâu cho tôi một đôi giày vải mới. Thức ăn trong căng tin không phải là dư dả, nhưng khá ngon, khiến tôi cảm thấy phấn chấn hơn so với năm trước. Tôi cũng đỡ nghĩ về việc ăn uống hơn, để chuyên tâm vào việc học hành. Môn học tôi ưa thích là môn tiếng Hán, dạy bởi thầy Cát, một ông già dữ dằn, thoạt đầu mắng nhiếc, sau thì viết lời xin lỗi trên bảng theo kiểu thơ Đường. Dưới sự kèm cặp nghiêm khắc của thầy, tôi viết văn giỏi hơn hẳn, tự tay hoàn thành 24 đề văn thầy giao trong kỳ nghỉ đông. Tôi rất đỗi tự hào khi thầy phê bài văn về trận ném bóng tuyết đạt điểm xuất sắc. Đến khi tốt nghiệp cấp 1, một vài bài thơ mà tôi tự sáng tác đã được chấp thuận để lên sóng chương trình thiếu nhi của đài phát thanh tỉnh.

Tôi đỗ trường trung học Chính Định và gặp lại anh Vệ Hoa vào mùa thu năm 1964. Lúc đó tôi mới 12, cần cù và ít nói. Vệ Hoa thì ngược lại, anh ấy chứng tỏ bản thân có tài lãnh đạo và tinh nghịch, và có năng khiếu học tiếng Nga, trong khi tôi tập trung vào tiếng Anh.

Trường tôi là một ngôi trường khá ít tuổi. Nó được lập vào năm 1946 trong một khu vực giao tranh ác liệt giữa PLA và quân Quốc dân đảng. Vào năm 1964, có khoảng 1200 học sinh phân đều trong 6 cấp bậc. Mỗi cấp bậc chia đều ra các lớp gồm 50 học sinh. Học xong 3 năm cơ sở thì đến 3 năm phổ thông. Vệ Hoa ở lớp thứ 79, lớp được đánh số từ khóa đầu học ở trường, còn tôi ở lớp thứ 85. Khu ký túc nằm ở vùng cực bắc của trấn. Bọn học sinh chúng tôi sinh hoạt trong tòa nhà màu xám, xây sát tường thành phía bắc với mái ngói lợp và viền cong. Trái ngược với các tòa nhà ký túc được xây theo kiểu truyền thống, nơi ở của hiệu trưởng và mái vòm cổng được xây theo hướng Tây phương, vì vốn dĩ là một cơ sở truyền đạo từ thời Thanh mạt. Thư viện và tháp chuông thì được chịu ảnh hưởng kiểu Đạo giáo. Phía sau ngôi trường là một cái ao lớn, một di sản thời Đại nhảy vọt. Ban đầu nhà trường định xây một hồ bơi ở đó, nhưng xi măng xây dựng thì đã không đến, vì lúc đó tình trạng thiếu thốn vật tư xây dựng đang xảy ra. Trong 3 năm đói kém, nhà trường thả cá xuống ao. Và từ đó trở đi, vào ngày 1/6 hàng năm, một cuộc thi bắt cá đã diễn ra nhằm tôn vinh ngày thành lập trường. Giữa ao và tường thành phía bắc là một vườn rau nhỏ. Từ xuân đến thu, các lớp học trồng mọi thứ trên khoảnh vườn đó, từ su hào, bắp cải đến dưa chuột và bí đao, hoặc các giống cây nông nghiệp như lúa gạo và lúa mì.​



Học sinh một trường trung học ở Thạch Gia Trang, Hà Bắc - đầu thập niên 1960

25 nam và 25 nữ của lớp chúng tôi sống trong 2 khu riêng biệt của ký túc. 25 đứa con gái kia, có cả lớp trưởng Tào Lan, sống trong khu mà chúng tôi gọi là thành Vatican, không cho phép con trai vào. Chúng tôi ngoài giờ học chỉ gặp nhau ở hàng liễu trước cửa ký túc. Đứa con gái nào hầu như cũng để tóc đuôi sam hai hàng.

Tất cả 50 đứa học trò chúng tôi mỗi sáng đều xếp hàng theo thứ tự thấp trước cao sau, và chạy bộ qua cửa nam của thị trấn. Dẫn đầu đoàn luôn là Song Căn, một thằng cha cao lớn với cái bản mặt vuông chữ điền. Nó là con trai duy nhất trong nhà nên có thể nói, Song Căn được dạy để gánh vác tất cả. Nó lúc nào cũng dẫn lối cho chúng tôi, chạy bên cạnh hàng ngũ và hô theo nhịp “Một, hai, ba, bốn” đều đặn mà không bị đứt hơi. Đáp lại lời của Song Căn là những tiếng thều thào không ra tiếng của mọi người. Tim tôi tưởng chừng như nổ tung sau khi chạy tầm năm vòng, và cũng là lúc mà cả trường bắt đầu bài thể dục buổi sáng. Loa phát thanh bắt đầu phát nhạc theo nhịp điệu và chúng tôi dừng chạy, tập theo những động tác thể dục cơ bản. Có lẽ mọi thiếu niên đồng lứa với tôi trên toàn cõi Trung Hoa đều biết giai điệu đó.

Sau khi các động tác cơ bản được hoàn thành, nhiều đứa còn sức thì chạy đến góc cuối của sân vận động trong trường, thực hiện các động tác thể dục quốc phòng, như vượt chướng ngại, bò dưới hàng rào kẽm gai. Mọi đứa chúng tôi lúc ấy được trao cho một khẩu súng giả bằng gỗ vài ngày trong tuần, để sẵn sàng chống lại bọn tư bản suy đồi và đế quốc. Tôi được học về những kẻ thù của tổ quốc trong những lớp học chính trị hàng tháng, và từ những lời giáo huấn của ông anh Vệ Hoa.

“Chú biết là chúng ta bị bao vây tứ phía không?”

Vệ Hoa thao thao bất tuyệt.

“Phía bắc chúng ta có bọn Liên Xô xét lại, phía tây nam có bọn phản động Ấn Độ, bọn Nhật vẫn có mưu đồ xấu xa ở phía đông, tên tội đồ Tưởng Giới Thạch đang mơ hão về việc chiếm lại đại lục, và bọn đế quốc Mỹ đang hoành hành trên đất Việt Nam.”​



Giải phóng quân Trung Quốc đang sử dụng trung liên RPD - Aksai Chin, biên giới Trung Ấn - 1962

Chúng tôi ăn sáng khá ngon miệng, cho dù thức ăn hồi đó khá đơn giản. Ngũ cốc không thể thiếu, củ cải muối cho bữa sáng và hai món rau và chút thịt cho bữa trưa và tối. Thịt chỉ thêm khi vào ngày lễ hoặc thanh tra từ Sở giáo dục Tỉnh đến thăm. Bởi vì tính chất bao cấp, học sinh nông thôn có vẻ là sung sướng nhất. Chúng được gia đình cho “hưởng theo nhu cầu” đúng nghĩa. Trước mỗi kỳ, bọn trẻ trong thôn làn lân cận hay đến cửa hàng mậu dịch gần nhà và đổi một ít ngũ cốc lấy tem phiếu, rồi dùng nó để đổi lấy ngũ cốc thêm vào bữa ăn. Một số đứa còn mang theo gạo và kê của mình đến trường. Vào mùa thu, nhiều đứa sau chuyến về thăm nhà, đến ký túc xá với túi khoai lang nặng trĩu sau lưng và trên yên sau xe đạp.

Học sinh trong thị trấn bị giới hạn khẩu phần lương thực, khoảng 15kg ngũ cốc một tháng cho bé trai và ít hơn một chút cho bé gái ở độ tuổi lớp 1, rồi tăng dần theo số tuổi. Một nửa số tem phiếu chúng tôi có được là cho lương thực thô, thường là bột ngô, đậu nành, kê, hoặc khoai lang. Còn lại là lương thực tinh chế, chính là gạo hoặc bột mỳ. Chúng tôi tính toán chi li về loại ngũ cốc mình sẽ ăn trong mỗi bữa, để không lãng phí hết lượng ngũ cốc tinh chế, hoặc thậm chí là lượng tem phiếu dành cho mình. Tôi từng mắc sai lầm là dùng sạch tem phiếu tinh chế trong hai tuần đầu tháng, để rồi hai tuần còn lại cay đắng nhấm nháp bột ngô, gây nóng người và táo bón, trong khi mọi người trong lớp say sưa chén cháo trắng và mì sợi.

Thực tế thì ngũ cốc thô không đến nỗi tồi. Tôi khá là thích món cháo ngô ăn kèm với xì dầu và vụn rong biển vào buổi sáng. Đứa duy nhất dường như không ăn đồ khô trong lớp tôi là Viện Triều. Bố nó là giám đốc của bệnh viện quân đội Chính Định. Viện Triều khá hãnh diện vì có bố theo gót chủ tịch Mao trong cuộc Vạn lý Trường Chinh. Và với đứa em gái Kháng Mỹ của mình, đó hẳn là hai cái tên đem lại biết bao niềm tự hào trong gia đình. Nó toàn ăn đồ từ bệnh viện về, ăn trứng muối với bánh mì nướng lò thay vì ăn ở căng tin tập thể.​



Nhà ăn tập thể ở một xí nghiệp nhà máy tỉnh Sơn Đông - 1959

Bữa ăn luôn ồn ào và náo nhiệt. Chúng tôi rửa sạch bát thiếc, thìa và đũa ở một chậu lớn và để ngay ngắn trước cửa bếp. Nếu đến sớm thì sẽ lấy được một chiếc ghế cho mình. Còn đến muộn? Kẻ không may sẽ phải đứng cạnh một bàn gỗ mà chúng tôi gọi đùa là “Bàn của tám vị La Hán”, vì mỗi bên cái bàn có khoảng cách cho đủ 4 đứa. Thường bọn tôi chơi đùa với Hoán Thiên, một đứa con gái nhưng manh động và hiếu khí như con trai. Chúng tôi thi thoảng đùa với Hoán Thiên về thói quen vừa ăn vừa nói, khiến thi thoảng cơm với nước miếng thi nhau văng ra. Thi thoảng Hoán Thiên bực mình và chửi nhau với Tam Hỷ, một thằng khác trong lớp. “Đ*t mẹ mày”, tôi đã sốc khi nghe câu đó từ Hoán Thiên, vì con gái thì không nói thế. Nghe dần cũng quen, và tôi đôi lúc quên Hoán Thiên là con gái.

Lớp 85 khá đoàn kết khi chúng tôi lên năm 2 của trung học cơ sở, với chất keo là trò đùa, câu chửi và tên tục. Chẳng ai gọi tên thật của Mỹ Hồ, vì ai cũng ấn tượng với việc nó vô tình bôi hồ dính lên mặt. Chẳng ai gọi tên thật của Tiểu Bá Vương, vì nó hay có trò đóng giả một vị tướng oai phong nào đó trong Tam Quốc. Chẳng ai gọi tên thật của Nhị Xú, vì cái mùi rắm thối kinh khủng của nó, dẫu cho nó là một đứa hết mình vì bạn. GIáo nhiên chủ nhiệm của chúng tôi, cô Văn Tú, cho Nhị Xú làm thủ quỹ của lớp, chuyên chịu trách nhiệm về phát tem phiếu cho mọi người và mua than cho lò của ký túc xá trong mùa đông. Trong phong trào học theo tấm gương của Lôi Phong, Nhị Xú là tay cắt tóc giỏi nhất.

Tiểu Bá Vương khi ấy là lớp phó lao động của chúng tôi. Buổi lao động diễn ra tầm 2 buổi chiều trong tuần, để mọi người làm công việc đơn giản như dọn hố xí, nhà bếp hoặc trồng cây. Cô Văn luôn nhắc chúng tôi rằng chủ tịch Mao có câu “Nông dân tuy chân lấm tay bùn nhưng trí óc minh bạch hơn bọn trí thức”. Tôi cực ghét nhiệm vụ dọn hố xí vì thi thoảng chất thải bắn vào quần áo, và tôi chỉ có 1 bộ quần áo cho mùa hè và 1 bộ cho mùa đông. Tôi gạt đi ý nghĩ tư sản tiện nhân của mình và cùng bạn bè đi đến khu vệ sinh với gáo múc, chổi quét và thùng chứa bột vôi to ngang mình. Tiểu Bá Vương dẫn đầu đoàn trực nhật, chỉ đạo mọi người tiến hành công việc. Phân được múc bởi gáo ra, rồi trộn với đất. Bột vôi được trải đều để sát khuẩn. Phân trộn đất được đem ra một chiếc xe cút kít lớn ở ngoài để đem đi ủ. Tôi vặn vẹo liên tục để đầu gáo múc phân càng xa mình càng tốt.

Viện Triều luôn bận khẩu trang y tế, điều mà chúng tôi coi là nó đang ra vẻ làm màu. Tam Hỷ nói kháy rằng:

“À mày lại đeo rọ mõm tiếp đấy à?”

Viện Triều bật lại ngay say đó:

“Câm mồm, mày biết gì mà nói, đồ nhà quê!”

Chúng tôi liền dừng lại một chút để hóng hớt.

“Nhà quê thì sao? Bố mày cũng từ nhà quê trước khi tham gia cuộc Trường Chinh đó thôi!”

“Mày là cái thá gì mà xúc phạm bố tao? Bố tao đã băng qua bao nhiêu đỉnh núi phủ tuyết và đầm lầy hiểm trở để phò trợ cho cách mạng. Thế tao hỏi lúc đó bố mày làm gì? Chắc quằn quại trong túp lều tranh!”

Viện Triều mặt đỏ tía tai, nhưng Tam Hỷ thì lơ đi và tiếp tục công việc. Khi chiếc xe cút kít đầy, nó lên phía trước dẫn lái cho xe, còn chúng tôi ở phía sau góp sức đẩy ra khu ủ phân cạnh vườn rau trong trường.

Khi chúng tôi dọn nhà vệ sinh nữ, Tam Hỷ lại giở trò nói những câu đùa thô tục, đại loại như: ‘Tứ Đại Hồng Sắc là gì? Là hoa hồng, cà chua, má em gái còn trinh buổi tối và tấm yên ngựa dính máu (ám chỉ băng vệ sinh)”. “Tứ Đại Kiệt Lực là gì? Là dọn chuồng lợn, đóng gạch (nghĩa đen), đập lúa và làm tình.” Tam Hỷ không quan tâm đến bọn con gái có ở đó hay không. Nhưng chúng tôi ai cũng để ý đến Vưu Linh, đứa lớp phó học tập đứng cạnh đó, mặt đò bừng và cúi gằm xuống đất.

Vưu Linh có lẽ là người bạn thân nhất của tôi. Chúng tôi quen nhau từ hồi mài đũng quần ở trường tiểu học phố Dân Chủ. Tuy cùng tham gia Đội thiếu niên tiền phong, tôi chỉ là một đội viên thường, còn nó hẳn là đội trưởng gương mẫu. Hàng năm, nó làm danh sách báo cáo những học sinh thực hiện xuất sắc phong trào “Ba cái tốt”: Học tốt, Sức khỏe tốt và Tư tưởng tốt. Khi vào trung học, chúng tôi được xếp cạnh bàn nhau. Hai đứa cùng kẻ môt đường phấn dài, gọi là đường McMahon, phỏng theo biên giới đang tranh chấp ở Aksai Chin, giữa Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 1962. Lúc đầu thì ngại nói, sau đó chúng tôi mở lời bằng cách giúp nhau trong học tập. Tôi kém tiếng Anh, còn Vưu Linh thì kém toán.

Trong thâm tâm tôi luôn coi Vưu Linh gần giống với một người chị, vì nó cao hơn, khỏe hơn và trưởng thành hơn tôi. Có lúc tôi làm rách quần khi cố trườn qua hàng rào kẽm gai, Vưu Linh bảo để yên đó và khâu quần trong lúc tôi nằm yên trên đất. Tôi cũng kể với nó rằng là mình có cảm giác như tranh chủ tịch Mao luôn theo dõi tôi mọi chỗ trong phòng học. Vưu Linh cười phá lên và bảo tôi rằng tranh chân dung lãnh tụ nào cũng được vẽ như vậy.

Mẹ của Vưu Linh dạy nhạc ở một ngôi trường gần đó, còn bố nó là giáo sư của một trường cao đẳng y ở Thạch Gia Trang. Ông ấy từng học y khoa ở Mỹ sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc và trở về tổ quốc vào năm 1950, với ý định đóng góp cho nền y khoa của nước CHND non trẻ. Vưu Linh giỏi tiếng Anh một phần cũng là vì có sự kèm cặp của bố. Vưu Linh từng hy vọng rằng sẽ được kết nạp vào Đoàn viên Thanh Niên, nhưng sợ lý lịch của mình cản trở. Một đoàn viên không chỉ cần điểm tốt, hạnh kiểm tốt và tư tưởng chính trị tốt, mà còn lý lịch gia đình của bản thân nữa.

Tôi để ý thấy việc kết nạp đoàn với tôi khá trắc trở ngay từ hồi nhập học. Một đàn anh tôi biết, vốn là con của một cán bộ công an huyện, bị gánh chịu áp lực kết nạp đoàn từ bố. Quẫn trí vì bị từ chối kết nạp vài lần, ông này liền trộm khẩu súng ngắn của bố rồi bắn bí thư đoàn của lớp, khi chị ấy đi ngang qua ký túc xá. May sao, khi đó tay run, đạn bay trượt và trúng vào cây liễu. Tay súng thần sầu này chạy biến đi sau đó, chúng tôi được buổi truy tìm nhưng chẳng có kết quả gì. Vài hôm sau, vào một đêm trăng tròn, tay thích khách lại xuất hiện, bắn xuyên cứa sổ ký túc xá. Nạn nhân lần này là 1 nam sinh cùng lớp, mà ông anh này nghi là đã viết thư nói xấu, để cho quá trình kết nạp đoàn của ông ấy luôn bị từ chối. Lần này thì có vẻ suôn sẻ hơn, đạn trúng cánh tay và ông nạn nhân bị thương. Mọi người phát giác đuổi theo ông ấy đến cái ao cá. Bọn chúng tôi chạy theo hóng hớt, thấy các anh chị khóa trên giận dữ, thi nhau ném bắp cải và củ cải xuống ao, đến chỗ ông ấy đang trốn. Thanh niên này định tự vẫn, song cái ao quá nông nên phải bò lên. Cuối cùng ông anh thích khách phải hầu tòa và chịu mức án 20 năm tù.​


Súng K54 do Trung Quốc sản xuất
 
Sửa lần cuối:
Lớp 85 của tôi có 4 đoàn viên, và 10 đứa vẫn là đội viên. Đội viên thì không được đánh giá cao lắm, vì đó là tổ chức dành cho trẻ con. Còn lại những đứa không gia nhập Đoàn Đội thì tự gọi là “người Bolshevik ngoài đảng”.

Tôi nhớ đến Phương Bảo, một người anh trên tôi một lớp. Ngược với dáng vẻ cao gầy nhợt nhạt, ông anh ấy lại là phần tử cách mạng ưu tú nhất khi chúng tôi biết nhau lần đầu. Phương Bảo là một Đoàn viên và luôn diễn thuyết, phát biểu ở các hội thảo và mít tinh của trường. Chúng tôi đọc và phê bình thơ của nhau, những bài thơ được dán lên bảng thông báo trước tòa nhà giáo viên. Thơ của anh đậm màu sắc chính trị, giàu tính hình ảnh, chắc là ảnh hưởng bởi bố anh là liệt sĩ trong cuộc nội chiến lần hai. Vào một bữa trưa, anh Phương thấy tôi ăn rau cho ngựa, một món rau dại mà tôi hay ăn từ thời 3 năm đói kém. Rau hay mọc ở dưới chân tường thành, thi thoảng cứ ra hái rồi đem hấp ăn, tuy nhạt mà lại giòn. Anh Phương tỏ ra thương xót vì tưởng tôi đang ăn cỏ. “Chú không thể mua bắp cải được à? Gia cảnh của chú ra sao?” Anh hỏi và tôi kể hết với anh về gia đình mình, rằng tôi là con trai của Cao Sơn Quế, trưởng xã Linh Thọ kế bên. Phương Bảo nhận ra tên tôi ở trên bảng thông báo, liền ngồi cạnh và vỗ vai ân cần: “Ngày nay con nhà nông dân chả ai ăn cỏ, mà con nhà cán bộ vẫn phải ăn.” Kinh tế nhà Phương Bảo cũng không phải khá giả, mẹ anh sống bằng tiền trợ cấp liệt sĩ. Nhưng bù lại họ hàng ở thôn quê cho các món rau củ tươi ngon, nên anh nằng nặc chia sẻ cho tôi một phần khoai lang và hành tây của anh ấy.

Hôm sau, anh Phương chia sẻ cho tôi một bài thơ anh ấy viết, lấy tôi làm chủ đề về tinh thần của một người con cách mạng, “cần và kiệm”. Tôi viết một bài thơ na ná vậy để đáp lại, tỏ lòng biết ơn với anh. Và thế là tình bạn của chúng tôi bắt đầu. Phương Bảo có sở thích về những bài thơ cách mạng đương đại, và những nhà thơ có quyết tâm cải tổ những lối thơ cổ, như là nhà thơ Triệu Phác Sơ với bài thơ “Thương cho ba Ni”. Hiểu theo nghĩa chơi chữ thì, phiên âm tiếng Trung của John Kennedy, Nikita Khrushchev và Nehru đều có chữ Ni trong đó. Ba ông này đại diện cho ba điều xấu xa của thế giới: Chủ nghĩa đế quốc, Chủ nghĩa xét lại và Phản động.​


Lớp học chính trị, trên treo ảnh Stalin và Mao - 1952

Ba cái thứ trên đều được đưa ra phân tích tại các lớp học chính trị. Tiếc thay, giáo viên dạy môn chính trị của chúng tôi, cô Quách Bái, không có sức hút bằng Triệu Phác Sơ. Cứ nhìn ngoại hình cô thì biết, dáng người mảnh khảnh, mũi và miệng nhỏ, mắt đeo kính to bằng đít chai. Anh Vệ Hoa còn thêm vào rằng chẳng ai thấy cô cười, lúc nào cũng thao thao về chính trị nhưng giảng dạy thì cực kỳ chán. Và cuộc trao đổi đầu tiên giữa chúng tôi là một cuộc đấu khẩu. Cô Quách phê bình tôi rằng, đã là học sinh trung học, cần phải để ý đến chính trị nhiều hơn. Tôi liều lĩnh nói lớn:

“Em thấy chính trị chán lắm!”

Cô Quách kinh ngạc:

“Ai bảo anh thế?”

“Dạ thưa, anh trai em ạ!”

Cô trừng mắt bảo tôi:

“Hai anh em nhà anh cần phải tập trung hơn nữa vào ý thức chính trị đi.”

Vài ngày sau, cô chủ nhiệm Văn Tú gọi tôi vào phòng làm việc và nhẹ nhàng chê trách: “Kiến Hoa, cô gọi em lên để nói về việc em bảo cô Quách là nhàm chán. Em nên suy nghĩ lại đi, con cháu cán bộ nhà nước không ai nghĩ thế đâu, mà bố em lại từng chiến đấu cho cách mạng nữa.” Và cô tiếp tục, nếu cần học lên đại học, tôi càng phải học giỏi và có cương lĩnh chính trị vững vàng. Cứ thỉnh thoảng cô lại gọi tôi lên khuyên nhủ những lời như vậy. Dần dà tôi cảm thấy lý lịch cách mạng của mình trở thành một gánh nặng, và tôi nghĩ sinh ra trong một gia đình cách mạng không hẳn là một cái gì đó dễ chịu.

Điều đó càng chắc chắn hơn, khi một hôm Đảng bộ của trường mở một chiến dịch phê bình các học sinh có phụ huynh và gia đình có công với cách mạng. Bắt đầu với vụ ông anh thích khách mà tôi đã kể trên, bí thư Đảng ủy của trường Đinh Di phát biểu rằng: “Đó là một tấm gương xấu về việc đứa con của một vị anh hùng cách mạng đã bị biến chất thành tội phạm.” Chiến dịch càng làm căng khi có một vụ tự tử xảy ra ở sông Hô Đà. Một học sinh trong trường đã nhảy sông và chết đuối, dân chài phải vớt thi thể cách chỗ nhảy chừng 2 km. Ông anh này từng là học sinh xuất sắc trong hai môn tiếng Anh và tiếng Nga, và ông bố còn là quan chức cấp cao trong tỉnh. Ai cũng đinh ninh rằng ông anh xấu số này sẽ nhận được một cái ghế lớn với tương lai sáng lạn, thậm chí là phiên dịch viên cho bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh. Xác sau khi vớt xong được chôn ở một ngôi mộ không bia ở bờ tường thành phía bắc. Bí thư Đinh Di tổ chức một cuộc truy điệu, nhưng thực chất đó là một buổi phê bình vì ông anh đó can tội vi phạm đạo đức cách mạng.

Trong giờ học chính trị, cô Quách chỉ cho chúng tôi cách tự phê bình. Xem lại lý lịch bản thân vô cùng quan trọng. Những ai gia cảnh tốt không được xa rời đạo đức cách mạng, và những ai có quá khứ không đẹp hay gia đình địa chủ, hay từng làm cho chế độ cũ phải chống lại những tư tưởng xấu xa đó. Số đó ở trường chúng tôi có lẽ đếm được trên đầu ngón tay, có lý lịch là gia đình tư sản, địa chủ, phú nông, phản động, cánh hữu… Hầu hết đều là con cháu công nhân, bần cố nông, hoặc các gia đình có công với cách mạng. Một phần nhỏ còn lại là có gia cảnh trung nông và trí thức.

Tôi không hề biết hoặc gặp bất kì địa chủ hay tay tư sản nào ngoài đời. Lớp tôi thì có 3 đứa có gia cảnh trung nông là khá nhất, còn đứa gia cảnh “kém” nhất lại là Viện Triều, có bố mẹ xuất thân là bần cố nông và có công với cách mạng. Bố tôi luôn bảo rằng đừng ghi là gia đình có công với cách mạng, vì nó có thể đem lại những sự chú ý không mong muốn, nên tôi ghi vào sơ yếu lý lịch của bản thân là “bần cố nông”. Tuy vậy làng bên quê nội của tôi đã được tái thẩm định và lên bậc “trung nông” sau khi tôi vào trung học được vài tháng. Đó là một hệ quả của phong trào Bốn Dọn dẹp đang diễn ra. Tôi trở nên lo lắng vì mấy chữ “bần cố nông” của tôi trở nên vô nghĩa. Mẹ luôn trấn an rằng: Bần với trung nông không khác nhau là mấy. Nhưng tôi biết rõ sự thực, và phải sống với hai nỗi lo: Thân phận trung nông và noi theo tấm gương cách mạng của bố tôi.

Không chỉ tự phê bình, chúng tôi còn được giao nhiệm vụ tìm kiếm kẻ thù của giai cấp ngoài trường học. Tôi và vài đứa bạn mình tìm được một kẻ thù ngay ngoài cổng chính của trường. Một tay tiểu thương đứng ở đó bán dịch vụ khắc tên lên tấm gỗ lê, với giá ba hào 1 chiếc. Chúng tôi khá tò mò và đưa tiền cho lão trước để đặt hàng. Lão hẹn chiều hôm đó lấy ngay, song khi chúng tôi quay lại, thì lão đã biến đi đâu. Trường hợp tay lừa đảo đó đó được chúng tôi đem ra làm ví dụ cho kẻ thù của giai cấp. Đó cũng là lần đầu tôi thấy cô Quách mỉm cười mãn nguyện.

Chiến dịch này chiếm phần lớn thời gian chúng tôi học lớp 7 ở trường. Rồi khi phong trào Bốn dọn dẹp tiến vào thành phố, chúng tôi thi thoảng đi đến những buổi trưng bày của phong trào, là một phòng lớn la liệt những bức ảnh trình bày giấy sở hữu đất đai, vàng bạc, thậm chí là vũ khí của địa chủ, phú nông và những phần tử xấu khác từ hồi Quốc khánh.

Vào một buổi sáng trước khi ăn sáng, lớp trưởng Tào Lan mở cuộc họp với cánh con trai và chỉ cho chúng tôi điền vào một tờ phiếu, ghi rõ số lượng thuốc và giá cả chúng tôi nhận được từ phòng y tế của trường. Cánh con gái cũng đươc tiến hành một cuộc họp riêng như vậy. Vưu Linh nói với tôi sau đó rằng có sự bất thường nào đó liên đới đến bác sĩ Trương, y sĩ của trường chúng tôi. Không lâu sau đó, có tin đồn lan rộng rằng bác sĩ Trương bị buộc tội tham ô và hành vi không đúng đắn. Một số nữ sinh phàn nàn rằng bác sĩ Trương ưa tiêm vào mông hơn vào tay, vì tiêm tay sẽ đau hơn. Tôi liền giả vờ đau đầu để xem mặt tên bác sĩ đáng ghê tởm này, nhưng thất vọng thay, một cô y sĩ khác tên Dương đã thế chỗ. Cô ấy nói rằng tên Trương kia đang viết lời khai trong nhà giam.

Từ đó mọi cuộc thảo luận chính trị diễn ra mỗi tối. Bác sĩ Trương có lẽ là người duy nhất dễ bị loại bỏ, vì cho dù nhiều thầy cô có lý lịch không hẳn là tốt, nhưng điều tra kỹ thì không ai là phần tử xấu. Tôi cảm thấy thật nhẹ nhõm, vì tôi ưa tất cả các thầy cô, trừ cô Quách, nhưng lý lịch với vai trò của cô thì không ai dám đụng đến.

Có một thầy tôi ưa nhất là thầy Lý dạy bộ môn tiếng Trung. Thầy từng là đại tá Quốc dân đảng và có lời đồn rằng thầy từng phục vụ dưới trướng Tưởng Kinh Quốc, con cả của Tưởng Giới Thạch. Trước khi giải phóng, thầy đã đổi phe và ở lại Đại lục, khi Quốc dân đảng tháo chạy đến Đài Loan. Thầy luôn hiện diện với tác phong quân đội, với một áo khoác cổ cao lâu đời, ngực hơi ưỡn về phía trước với lưng giữ thẳng. Thầy tuy hói nhưng da vẫn khá mịn màng. Mỗi khi tiết học bắt đầu, thầy vào lớp, cởi bỏ áo khoác ngoài và khăn quàng và gấp gọn chúng vào góc bàn giáo viên. Chúng tôi đứng lên chào thầy và thầy luôn đáp lại bằng một động tác cúi đầu ngắn gọn. Sau đó thầy bắt tay ra sau và bắt đầu dạy.

Thầy Lý luôn đọc bài với một giọng văn truyền cảm, thi thoảng diễn lại những động tác trong những bài đọc sách giáo khoa và phỏng theo cuộc sống của tác giả. Một hôm khi đọc một bài văn về một nữ chiến sĩ сộng sản sắp bị hành hình, thầy biến giọng đi và đôi mắt đỏ hoe. Tôi cũng tò mò vì sao một người từng phục vụ cho Quốc Dân Đảng lâu đời lại có thể xúc động với câu chuyện về nữ anh hùng сộng sản kia. Thầy Lý cũng khá hòa đồng với học sinh, thi thoảng cùng chúng tôi chơi bóng bàn ngoài giờ học. Chúng tôi đôi lúc cũng đòi thầy biểu diễn trò đạp xe tại chỗ, hay giữ một khẩu súng trường tại chỗ trong vòng mười phút, với một viên gạch treo ở đầu nòng.

Người dạy môn địa lý của chúng tôi là thầy Lưu, lúc nào cũng mang bút chì và quả cầu khi lên lớp. Không ai là không nhớ rằng Trung Quốc có hình như một chú gà trống, có hai quả trứng kèm theo là đảo Hải Nam và tỉnh Đài Loan. Thầy cũng kể với chúng tôi về những chủng tộc khác nhau của thế giới. Thầy từng dạy rằng, người Eskimo và thổ dân châu Mỹ là có nguồn gốc từ người Hán cổ. Tôi từng nghe thầy bị gắn cái danh hiệu là “hữu khuynh” vào tầm cuối thập niên 50, do đó mà lương thầy chỉ đủ mua nhu yếu phẩm. Thầy Lưu thỉnh thoảng dùng bữa cùng với chúng tôi, thay vì đến phòng ăn của giáo viên. Không có bài hát cách mạng nào là thầy không thuộc, nên sau khi bữa ăn kết thúc, chúng tôi cùng thầy hát vang bài “Ca xướng Tổ quốc”, với chất giọng trầm hùng của Thầy dẫn đầu.

Thầy Dương dạy chúng tôi môn lịch sử, và thầy chuốt cái đầu của mình gọn gàng như phong cách chủ tịch Mao. Thầy y như những gì tôi hình dung về một tri thức thời hiện đại, nói không ngừng nghỉ, giảng dạy luôn đan xen với các giai thoại dân gian và chuyện tản mạn. Khi đến một sự kiện lịch sử quan trọng, như Stalin tuyên chiến với Nhật vào năm 1945, thầy cao giọng hẳn, lông mày thì dướn lên.

Thầy dạy môn Vật lý là thầy Phong, mang trong mình một nửa dòng máu Mỹ. Bố của thầy vồn là một sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ, đã kết hôn với một người phụ nữ Trung Quốc ở Thiên Tân rồi hạ sinh thầy vào khoảng thập niên 1930. Thầy có chiều cao vượt bậc, hơn 1m9, chắc vì gene của Mỹ. Thầy chơi bóng rổ cực kỳ giỏi, và chúng tôi đặt biệt danh cho thầy là “Uy Lực trong Không trung”. Đó là cụm từ mà báo chí dùng để ám chỉ không quân Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Thầy là chủ nhiệm câu lạc bộ vô tuyến, và khi tôi trở thành trưởng câu lạc bộ vào năm hai, thầy tin tưởng giao cho tôi chìa khóa vào phòng thí nghiệm vật lý ở tháp chuông. Chúng tôi cùng nhau dựng những sơ đồ mạch điện đơn giản đến phức tạp, từ bộ thu đơn giản với một diode tới radio dùng 7 transistor. Chế phẩm thành công nhất có thể nhận được tín hiệu từ Moscow.

Và cuối cùng là thầy Thẩm, giáo viên tiếng Anh của chúng tôi. Với dáng người nhỏ thó, da ngăm đen, người thầy vốn gốc từ Quảng Châu này trước từng làm việc cho một thương đoàn ở Hồng Kông, rồi quay về đại lục phục vụ đất nước sau giải phóng. Thầy có danh tiếng là giáo viên tiếng Anh giỏi nhất tỉnh, vì hay có trò đố mẹo học sinh. Khi chúng tôi học về số đếm, thầy Thẩm hỏi chúng tôi: “Trên cành có 40 con chim, một ông bắn hạ được 5, còn lại bao nhiêu?” Mỹ Hồ không ngần ngại xung phong: “Dạ thưa, 35 con ạ!” Thầy Thẩm thủng thằng: “Chẳng còn con nào cả, vì chúng bay hết đi rồi!”

Một hôm, chúng tôi phải trả lời câu hỏi: “Em muốn là ai khi em lớn lên?” Mỗi đứa đều có ý kiến khác nhau. Nhị Xú muốn làm bộ đội, dù tôi biết trong thâm tâm nó muốn thật sự làm phi công. Nhưng với dáng người mảnh khảnh và đầu to thì chắc là không thể. Bá Vương là con của một sĩ quan cấp thấp đã về hưu, muốn làm một vị tướng. Mĩ Hồ thì muốn làm công chức ở quê. Vưu Linh muốn làm bác sĩ. Còn tôi thì muốn làm nhà báo hoặc là nhà thơ.​


Lớp học tiểu học tỉnh Chiết Giang - 1964
 
Sửa lần cuối:
Ko, cái này là 1 project dịch tôi làm với em sugar baby của mình. Dịch dần rồi thả bomb. Sách này chưa có bản tiếng Việt đâu.
Quá tâm huyết. Cảm ơn bạn. Đón chờ các phần tiếp theo
 
Ko, cái này là 1 project dịch tôi làm với em sugar baby của mình. Dịch dần rồi thả bomb. Sách này chưa có bản tiếng Việt đâu.
Ráng làm nhiều project ý nghĩa vậy nhé, thank m và e sgbb
 
TQ quá độ thành công chưa mấy con bò, hay đã phải bỏ mịa nó cái Xã hội Chủ nghĩa mà theo tư bản dồi?
 
TQ mà có thêm vài đồng chí như Mao làm lãnh đạo thì thế giới sẽ tốt đẹp hơn :vozvn (19):
 
Trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa còn xuất hiện nhiều vụ ăn thịt người hàng loạt tại tỉnh Quảng Tây
 
3. TAM THẬP LỤC KẾ


Lớp học vật lý - 1964

Vào mùa xuân năm 1966, trước khi động đất xảy ra, anh Phương Bảo và tôi tham gia vào cuộc thi làm thơ hàng năm ở trường. Tôi và anh cùng chung ước nguyện là đoạt giải quán quân cuộc thi đó. Bài thơ của tôi nói về công sức của những người thợ tu sửa đền, phát hiện ra truyền thuyết về Triệu Vân mài đá trước cổng chùa là sai. Phương Bồ nói với tôi rằng anh thích bài thơ, nhưng có vẻ không vui. Tôi cũng đoán được phần nào, vì Phương Bồ sắp tốt nghiệp, còn tôi thì vẫn còn lần nữa để tranh tài.

Khi cơn hậu chấn qua đi, lớp tôi dành hai ngày dựng trại tạm bằng gỗ ở sân bóng rổ, hai trại cho nam và hai cho nữ. Sống sát bên khu nhà cho nữ đôi khi cũng bất tiện. Thi thoảng nửa đêm, tôi có thể nghe mấy đứa con gái đái vào bô qua tấm mành nhỏ chắn giữa nơi chúng tôi ngủ. Một số lớp khác còn có kiểu ở gần nhau nữa. Một số lớp trên của chúng tôi thì có giường đôi, con gái nằm dưới còn con trai nằm trên. Dù vậy, kiểu sắp xếp này không kéo dài được bao lâu. Bí thư Đinh gọi tất cả mọi người lại và yêu cầu các lớp sắp xếp lại hoàn toàn, không cho nam ngủ chung với nữ. Mọi người thừa hiểu ông bí thư đang nhắm tới ai. “Yêu đương tuổi này là theo tư tưởng cá nhân và tư sản, các em nên tập trung học thì hơn.” Bí thư Đinh liên tục nhắc lại như vậy.

Chúng tôi sắp xếp bàn ghế ngay ngắn gần chỗ ở và treo bảng đen lên một cái cây, còn tranh chủ tịch Mao vẫn để riêng trong nhà. Cho dù bên ngoài có vẻ sao nhãng hơn, chúng tôi vẫn ưu tiên việc chăm chỉ việc học hành, vì còn vài tháng nữa là hết năm học. Áp lực lớn nhất là các anh chị lớp cuối, vì họ còn có kỳ thi tuyển sinh đại học vào đầu mùa hè. Ai ai cũng tin là mình sẽ đỗ, bởi vì trường chúng tôi là trường điểm của huyện. Quả thực, 90% học sinh của trường đều đỗ vào cao đẳng hoặc đại học, so với con số 5% của các trường khác trong huyện. Nhưng cái chính là, số điểm liệu có cao không để có thể thi đỗ vào các trường đại học danh giá ở Bắc Kinh hay Thượng Hải. Ai giỏi các môn tự nhiên thì mong muốn vào trường Thanh Hoa, còn ai xuất sắc về các môn xã hội nhân văn thì vào trường đại học Bắc Kinh.

Tôi định nhắm vào trường Đại Học Bắc Kinh, vì tôi đã đặt mục tiêu cho mình ngay từ lúc bước chân vào trường trung học. Tên của những học sinh đỗ Thanh Hoa và Bắc Kinh đều được in bằng mực vàng trên nền giấy đỏ, trên bảng thông tin của tòa nhà giáo viên. Tôi nhớ hình như kỳ thi thời phong kiến, những ai đỗ Trạng nguyên, hay khoa bảng đều được vinh danh như vậy. Bây giờ điểm cao không hẳn là danh tiếng hay quyền lực nữa, vì ai ai cũng đều phải phục vụ cách mạng, đi đến những nơi Tổ Quốc cần và làm những việc mà Tổ Quốc yêu cầu. Nhưng tôi vẫn thấy thật là ngưỡng mộ với những ai thi được vào những trường danh giá đó. Tôi nhìn vào danh sách đó lâu đến nỗi tôi thuộc làu từng tên một trên bảng.

Quay lại thời điểm năm 1966, tôi biết là anh Phương Bồ đang học tập chăm chỉ để có thể đỗ được vào Bắc Kinh. Tôi bàn với anh về kế hoạch mà anh ấy vạch ra, và nói rằng anh ko cần phải quan trọng hóa việc đi tới một ngôi trường đại học danh tiếng, với lại, chúng ta không phải là những kẻ trí thức nửa vời đi tìm kiếm danh vọng. Anh Phương cười nhạt và đáp lại tôi: “Thế sao chú có cái dán nhãn tên trường Bắc Kinh ở đầu bàn kia?” Vài ngày sau, tôi cố cạo cái dán nhãn khỏi bàn, hy vọng Vưu Linh không để ý đến.


Nghệ sĩ kinh kịch đóng vai Hải Thụy - 1961

Lần tới đó khi tôi tán gẫu với Phương Bồ, anh gợi chủ đề về một vụ bình phẩm văn hóa đang cao trào ở đó. Anh đã đọc một bài báo được dán trên bảng tin trước tòa nhà giáo viên. Khác với việc đọc đến thấm từng câu chữ của anh, tôi chỉ đọc nó lướt qua muột chút: “Chú còn nhớ vở kịch “Hải Thụy bãi quan” tai tiếng đó không?” À, ý anh là cái vở kịch bị gán cho là châm biếm và phản đối cái phong trào Công xã Nhân Dân và Đại nhảy vọt khoảng 6 tháng trước. “Cuộc tranh luận này đang nhấn mạnh về những cái sai của vở kịch. Anh nghĩ rằng đây là sự tiến bộ quan trọng nhất ở mặt trận Văn hóa kể từ khi chủ tịch Mao diễn thuyết về văn nghệ ở Diên An. Không thể tin được là có những kẻ hèn hạ đang lợi dụng văn nghệ đê chống lại Đảng và chủ nghĩa xã hội. Chúng ta phải nâng cao cảnh giác.” Anh Phương nói như thể đang diễn thuyết vậy.

Vài ngày sau đó, bí thư Đinh ra yêu cầu rằng mỗi lớp phải dành ra hai buổi chiều một tuần để thảo luận về tình hình chính trị hiện tại. Sau buổi học sáng, tôi quyết định quay lại chỗ bảng tin để đọc. Chỗ đó giờ đã chật kín người, một cảnh tượng mà có lẽ tôi đã lâu chưa được chứng kiến, kể từ khi Trung Quốc thử bom nguyên tử thành công vào mùa thu 1964. Tất cả các trang báo lớn như Nhân dân Nhật Báo, Quang Minh Nhật báo, Hà Bắc Nhật báo, đều có những bài báo chỉ trích phê bình một nhóm tác giả tự xưng là Tam Gia Thôn. Trong đó có Ngô Hàm, tác giả của vở kịch “Hải Thụy bãi quan”. Ông này cùng với hai người kia bị buộc tội dùng từ lóng và nghĩa bóng để chống lại Đảng. Nhưng cũng cùng lúc, họ được báo chí gọi là “đồng chí”, để ám chỉ rằng họ là những kẻ phản bội.

Tại buổi thảo luận chính trị buổi chiều, giáo viên chủ nhiệm của tôi, cô Văn Tú, đọc đi đọc lại bài báo. Ngay cả bí thư Đoàn lớp tôi, Tùng Phương, cũng đọc lại y vậy. Tôi chăm đọc báo hơn hẳn, và nhận thấy những loại “cỏ độc văn hóa” xấu xa đang dần xuất hiện ngày càng nhiều dưới dạng văn hóa phẩm khác nhau. Nhưng Tam Gia Thôn có vẻ vẫn bị nhắm lằm mục tiêu chính. Các bài báo chỉ trích ngày càng nhiều, và ba người kia dần không còn được gọi là đồng chí. Rồi một hôm, Nhân Dân nhật báo đăng bài viết: “Hãy tấn công vào bọn chống Đảng!!” Thư kí Đinh liền triệu tập mọi người để tiến hành cuộc họp. Ngồi cạnh ông thư kí là Chính ủy của thị trấn, dưới tấm băng rôn chữ vàng nền đỏ: “Hãy tấn công vào bọn chống Đảng!’. Thư kí Đinh đọc y nguyên bài viết trên báo, nhưng mỗi câu đều bắt đầu với dòng chữ: “Theo kim chỉ nam của tư tưởng Mao Trạch Đông…”Cuộc họp chỉ kểt thúc khi ông bí thư quyết định chúng tôi phải dành mỗi buổi chiều hàng ngày để đấu tố Tam Gia Thôn. Các lớp cử đại diện đi lấy dụng cụ vẽ tranh cổ động hoặc trướng ở kho Hậu cần của trường.

Vào buổi sáng hôm sau, thầy Thẩm viết chữ Tam Gia Thôn bằng tiếng Anh trên bảng và tuyên bố rằng các nhà in trên cả nước sẽ xuất bản cuốn Hồng bảo thư bằng tiếng Anh. Tất cả chúng tôi đều có bản chữ Hán, và tổng cục chính trị bên quân đội đã có sách cho những người lính không biết nhiều chữ. Nhiều câu nói được trích xuất có tính chất chủ đề khác nhau, như là về Đảng, Quân Đội, Phụ nữ, Thanh thiếu niên và anh hùng Cách mạng. Cuốn sách nhỏ gọn đến mức trẻ em cũng có thể dễ dàng bỏ túi.


Tranh cổ động về cuốn Hồng bảo thư - thập niên 1960

Chiều hôm đó, lớp chúng tôi bắt đầu làm đại tự báo, đại khái là một dạng biểu ngữ đơn giản nhưng có chữ Hán được viết to. Phòng Hậu cần cấp cho chúng tôi bút lông lớn, lọ mực, và một đống giấy báo đã qua sử dụng. Ở giữa nhà ăn là một thùng đựng keo được nấu từ bột khoai lang. Chúng tôi trải giấy dọc trên nền lớp học trống trải và viết lên những chữ lớn để phú kín mặt giấy. Mỹ Hồ xung phong làm keo dán, khệ nệ mang vào một xô đầy. Tòa nhà lớp học của chúng tôi chẳng mấy chốc được dán chi chít những băng rôn với tiêu đề: “Đả đảo Tam Gia Thôn!”, “Đập tan bọn hắc điếm!”, “Trung thành lý tưởng cách mạng đến cùng!”. Trung Vệ, đứa vẽ khá nhất lớp tôi, đã viết mẫu vài băng rôn với kiểu thư pháp tuyệt đẹp, góp phần làm tăng bầu không khí thi đua. Còn những biểu ngữ khác thì được viết với nét chữ thô kệch hơn, nhưng dù sao cũng thể hiện được thông điệp mà chúng tôi đang muốn đưa ra. Cuối buổi chiều, mọi người đứng ra xa khỏi tòa nhà để nhìn thấy tác phẩm của mình, mặt mày ai nấy đều lấm lem mực.

Tôi đi một vòng quanh khu ký túc xá. Quang cảnh thật khó quên, các biểu ngữ đấu tố Tam Gia Thôn phủ kín mọi bức tường, đến nỗi khó có thể phát hiện ra được một viên gạch lộ ra. Một số lớp khác còn chăng dây hoa khắp tường để tăng thêm tính thẩm mỹ. Đa phần khẩu hiệu, như của lớp chúng tôi, đều được lấy từ tiêu đề của các bài báo, nhưng cũng có một số khẩu hiệu được sáng tá riêng. Tôi để ý tới một dòng chữ của anh Phương Bảo: “Bọn Tam Gia Thôn đã làm nhục bảy trăm triệu dân Trung Hoa, khác nào thả một quả bom còn ghê sợ hơn bom nguyên tử?” Tham gia cuộc thi chiêm ngưỡng tác phẩm đấu tố trên còn có Bí thư Đinh và hiệu phó Lâm. Mỗi người một dáng vẻ, Bí thư Đinh đi què quặt vì bị thương hồi nội chiến, cười lớn mỗi lần đọc xong một khẩu hiệu, còn thầy Lâm với dáng cao ráo với bờ vai rộng, thì cười mỉm với vẻ mãn nguyện.

Buổi chiều hôm sau, chúng tôi làm thêm nhiều đại tự báo. Phòng Hậu cần hết sạch giấy báo cũ và phải cấp giấy trắng phủ sơn. Lấy cảm hứng từ những câu nói của anh Phương Bảo, tôi viết một khẩu hiệu mới: “Thậm chí bom nguyên tử không thể nào chặn được cơn thịnh nộ của mọi người tới bọn phản cách mạng Tam Gia Thôn kia!

Vài ngày sau khi phong trào viết khẩu hiệu đấu tố được bắt đầu, tôi nhận ra bản thân mình chưa biết gì nhiều về bọn Tam Gia Thôn này. Không cưỡng nổi trí tò mò, tôi tìm lên thư viện tra cứu những thông tin liên quan. Hóa ra, Tam Gia ở đây là ba học giả có tiếng ở Bắc Kinh. Ngô Hàm là chủ nhiệm, Đặng Tú, nguyên biên tập viên của Nhân dân Nhật báo, và giờ là tổng biên tập của Bắc Kinh Dạ Báo. Hai người từng làm cho ủy ban tuyên giáo của Đảng ủy thành phố Bắc Kinh. Liễu Mạt Sa, một tay bút, chịu trách nhiệm tuyên giáo các khu vực thành thị. Có vẻ như ba tên này đã tiến hành các hoạt động chống đảng được vài năm rồi. Sở dĩ gọi là Tam Gia Thôn vì chúng đã viết những bài nghiên cứu chính trị mang tên Tam Gia Thôn trên báo Mặt Trận, tờ báo ngôn luận của Đảng ủy Bắc Kinh.

Đặng Tú cũng là mục tiêu của cuộc đấu tố, vì các bài viết của hắn trên tờ Bắc Kinh Dạ Báo, “Những cuộc trò chuyện vào buổi đêm tại Yên Sơn”. Các tờ báo toàn quốc đã trích dẫn một số bài viết của Đặng Tú để làm mục tiêu đấu tố. Tôi đọc qua thì cũng thấy khôi hài, nên phải đọc những bài phê bình để hiểu rõ đầu đuôi. Hai bài báo: “Đại Không Luận Bàn” và “Xúy Ngưu Chính Truyện” đều được coi là có ý định chỉ trích về Đại nhảy vọt. “Thuốc trị Lãng quên”, ý là dùng gậy cao su vụt vào đầu và đổ máu chó lên, có nghĩa thù ghét với đảng. “Nước lã là nhất”, chỉ việc uống nước lã đun sôi để nguội là tốt cho sức khỏe, có nghĩa chỉ trích chính sách kinh tế của Đảng.



Đại tự báo, hay các bài đấu tố dán tường - Thiên Tân - 1966

Một số bài của Đặng Tú dựa từ những truyện dân gian, và “Quả trứng gia tài” là một ví dụ. Một câu chuyện ngụ ngôn, kể về một người đàn ông nghèo khổ, một hôm nhặt được quả trứng trên phố, đem về nhà. Anh này bèn kể kế hoạch làm giàu cả đời cho vợ nghe. Trước tiên, nhờ gà nhà hàng xóm ấp hộ, rồi con gà đẻ ra sẽ đẻ mười năm quả trứng, và mỗi tháng 15 con gà. Trong vòng 2 năm, số gà sẽ lên tầm 300 con, bán đi sẽ được 10 lạng bạc. Với số tiền đó, anh này sẽ mua tầm 5 con bò. 3 năm sau thì sẽ được 25 con, cứ thế thêm 3 năm nữa, tổng đàn bò được 150 con. Sau khi bán sạch đàn bò, cầm trong tay khoảng 300 lạng bạc, hai vợ chồng sẽ đi cho vay lấy lãi. Thêm 2 năm nữa là trong tay có 500 lạng bạc, lúc đó có thể mua thê thiếp được rồi. Nghe đến đó thì bà vợ nổi giận và đập vỡ quả trứng luôn. Truyện trên được cho là ám chỉ phê phán chính sách Công xã nhân dân.

Câu chuyện mà tôi thấy hứng thú nhất là “Tam thập lục kế”, dựa trên nguyên bản của Tôn Vũ thời Chiến quốc. Đặng Tú viết rằng kế sách hay nhất là kế cuối cùng, kế thứ 36: “Tẩu vi thượng sách”. Báo chí cho rằng đây là bức mật thư để báo cho hai đồng đảng của mình giải tán nhằm thoát tội. Mà cuộc Vạn lý Trường chinh của chủ tịch Mao, rời căn cứ về phía Bắc để tránh quân Tưởng đang bao vây, cũng là một dạng “Tẩu vi Thượng sách”. Tôi tự hỏi khi nào sẽ mình dùng đến cái kế đó nhỉ? Nó không khác gì ba chữ “Hãy đợi đấy.” Câu đó thì dễ nói hơn nhiều.​
 
Sửa lần cuối:
Lời bình (2)



Mao và Khruschev - thập niên 1950

Làm sao mà Đảng Сộng Sản Trung Quốc đã nên nông nỗi đó? Mao Trạch Đông kết luận rằng nhiều Đảng viên đã bị rơi vào sai lầm của chủ nghĩa xét lại, cụ thể là đang xét lại những nền tảng cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác-Lê, hay có nghĩa bên ngoài thì theo những tư tưởng gốc, nhưng bên trong thì coi duy trì thể chế chính trị chỉ để hưởng những đặc quyền mà cách mạng đem lại cho bản thân và gia đình. Chủ tịch Mao có mội nỗi sợ từ lâu, rằng ĐСSTQ sẽ bị mất đi tinh thần cách mạng, một khi đã giành được quyền lực và chỉ còn tập trung vào quan liêu hóa và hiện đại hóa. Vào khoảng giữa thập niên 1950, Mao đã phê phán quan điểm của một số cán bộ lão thành về vấn đề: Nếu cải cách ruộng đất, tập thể hóa nông nghiệp và quốc hữu hóa công nghiệp được hoàn thành, liệu ĐСS có thể chuyển mục tiêu từ cải cách toàn diện sang phát triển kinh tế được không?

Mao Trạch Đông tin rằng, cho dù giới địa chủ và tư bản đã bị tiêu diệt và không còn là giai cấp thống trị, xã hội Trung Quốc sẽ vẫn bị ô uế bởi những tư tưởng phong kiến và tư sản còn sót lại. Nếu không duy trì đấu tranh giai cấp, công cuộc cách mạng sẽ thất bại, không phải bởi sự can thiệp ngoại xâm, hay thế lực phản cách mạng của chế độ cũ, mà là bởi sự suy thoái biến chất của những kẻ “phần tử tư sản” đang ẩn trong nội bộ ĐCS. Tóm lại, nỗi lo sợ này có thể hiểu là: “Học thuyết duy trì cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản”, là kim chi nam của CMVH, cho rằng chỉ có đấu tranh tư tưởng chống lại giai cấp tư sản mới, tái tạo lại giá trị xã hội và con người thì mới duy trì được CNXH lâu dài ở Trung Quốc.

Nỗi lo của Mao Trạch Đông về những mối nguy hại đối với CNXH từ bên trong đã được biểu hiện vài lần trước khi CMVH diễn ra. Vào năm 1957, ĐСSTQ mở một chiến dịch “chống hữu khuynh” nhằm vào giới tri thức và những ai phản đối phong trào Trăm Hoa Đua Nở, những người thẳng thắn sử dụng sự phê bình có tính chất xây dựng để góp phần phát triển đất nước. Hàng triệu người bị ảnh hưởng, người thì đi tù, người thì phải đi làm việc tại các nhà máy hoặc làm nông để cải tạo tư tưởng tư sản. Đa số người bị ảnh hưởng trong giai đoạn trên bị gắn mác “Hữu khuynh”.

Trong khi giai đoạn Đại nhảy vọt được thực thi (1958-1960), kế hoạch công nghiệp hóa đại trà, nhằm đạt được nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng của Mao, bao gồm cả tận dụng nguồn nhân lực khổng lồ và nhằm đạt chủ nghĩa Сộng sản thông qua cải tổ xã hội, chủ tịch Mao đã bỏ qua lời cảnh tỉnh của Nguyên soái Bành Đức Hoài, rằng Đại nhảy vọt có mục tiêu ngoài tầm với và những kết quả thu được chỉ mang tính đối phó. Mao Trạch Đông còn buộc tội Bành Đức Hoài và một vài nhà lãnh đạo khác về tội phá hoại công cuộc Đại nhảy vọt bằng cách chế giễu tinh thần cách mạng nhân dân. Nhưng rồi với lượng hàng viện trợ của Liên Xô giảm, thời tiết không thuận, hệ quả của Đại nhảy vọt là nền công nghiệp bị suy thoái nghiêm trọng và một nạn đoi khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của 30 triệu người.


Áp phích cổ động Đại Nhảy Vọt - 1959

Và rồi vào đầu thập niên 1960, khi Trung Quốc mới gượng dậy từ những hậu quả kinh hoàng của Đại Nhảy Vọt, chủ tịch Mao, giờ đã nhận ra sai lầm trước những gì đang hiện ra trước mắt, vẫn nhấn mạnh rằng ĐСSTQ vẫn phải ưu tiên hàng đầu cuộc đấu tranh giai cấp. Một phong trào “Giáo dục về Chủ nghĩa xã hội” đã được tiến hành vào năm 1963 để thanh lọc những tư tưởng tư sản ra khỏi tầng lớp dưới. Nhưng sự tiến hành nửa vời đã làm cho Mao càng ngày càng nghi ngờ rằng, tư tưởng xét lại đang diễn ra bên trong nội bộ Đảng.

Liên Xô cũng đóng vai trò khá quan trọng trong sự nghi ngờ của Mao về xu hướng hữu khuynh, mà sau này sẽ là một tiêu chí nổi bật trong Cách mạng Văn hóa. Mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước dần xấu đi vào cuối thập niên 1950, vì 2 quốc gia Chủ nghĩa xã hội trên theo đuổi lý tưởng Сộng sản của mình theo 2 lối khác nhau. Trung Quốc cho rằng Liên Xô áp đặt sự kiểm soát chặt chẽ với các nước Chủ nghĩa xã hội ở Châu Âu và những đường lối hòa hoãn với phương Tây là khó chấp nhận được. Mặt khác, các nhà lãnh đạo Liên Xô cảm thấy lo ngại với chính sách ngoại giao cẩu thả của Trung Quốc và cảm thấy tư tưởng về chủ nghĩa Сộng Sản của Mao là phi chính thống, với ví dụ điển hỉnh là Đại nhảy vọt. Mao Trạch Đông kết luận rằng với sự lãnh đạo của Khrushchev, Liên Xô đã rởi xa lý tưởng Chủ nghĩa xã hội ban đầu và trở thành một kiểu tư bản mới, khi Đảng ******** Liên Xô trở thành giai cấp lãnh đạo. Câu hỏi đặt ra với Mao Trạch Đông lúc này là: Liệu Trung Quốc có bị lao theo vết xe đổ đó không?
 
4. Thông điệp bí mật

Vào một buổi chiều khi chúng tôi làm đại tự báo, Mỹ Hồ chạy xộc vào lớp, trên tay là một tờ tạp chí và hét lớn: “Phát hiện lớn! Phát hiện lớn!” Chúng tôi liền quây lại xem. Đó là ấn bản tháng Năm của tạp chí Thanh Niên Trung Hoa. Nó chỉ tay vào bìa sau của tờ tạp chí, môt cảnh tượng những thanh thiếu niên tầm chúng tôi đang vác trên mình những bó lúa mì to tướng, trên nền là một biển vàng lúa mì chín. “Nhìn về cái cờ trong tranh xem, nó đang bay về bên phải. Chúng mày nghĩ xem, bên phải là phương Đông, bên trái là phương Tây, cho nên gió phải thổi từ phương Tây. Chủ tịch Mao nói rằng gió đông phải át gió tây, nhưng ở đây phương Tây đang lấn át phương Đông!” Mỹ Hồ thao thao bất tuyệt. Sau đó nó còn lật trang sách lên, chỉ vào một chỗ góc tranh nhỏ: “Bốn chữ nhỏ này, chúng mày thấy chứ?”. Chúng tôi không thể tin được, “Giới Thạnh muôn năm” ư? Báo này dám ca tụng kẻ thù của cách mạng à?

Chúng tôi chuyền tay nhau tờ tạp chí. Chúng tôi đã sốc khi kẻ thù của Chủ nghĩa xã hội khá to gan, dám thách thức dư luận bằng phương pháp táo tợn này. Giờ chúng tôi đã hiểu tại sao báo chí chính thống đã cảnh báo chúng tôi, rằng những thành phần phản động đã chui lủi vào bộ mặt văn hóa của Đảng.



Tranh cổ động can thiệp quân sự lên đảo Đải Loan - 1955

Vài ngày sau, Bá Vương chỉ lên bức chân dung của chủ tịch Mao và kêu: “Nhìn kìa, tranh của chủ tịch Mao sao chỉ có một bên tai thế kia?” Nhưng thực tế là mặt chủ tịch Mao hơi nghiệng về bên phải, nên chỉ có tai trái. Một số đứa trong lớp cười phá lên. “Chúng mày cười cái gì?” Bá Vương nhảy dựng lên. “Đây là vấn đề nghiêm trọng đấy. Người thường có hai bên tai, mà vì sao tay họa sĩ này lại dám vẽ tranh Mao chủ tịch có một tai thôi?” Lớp bèn chia ra làm hai ý kiến chính. Vưu Linh, tôi và một số đứa khác cho là tranh này tả thực, nhưng quan điểm của Bá Vương đã dành được sự ủng hộ của đa số. Chúng nó bàn rằng có nên báo cho Đảng ủy ở trường không.

Trang bìa của tạp chí Thanh Niên Trung Hoa trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi ở trường. Mọi người tranh nhau tìm những chứng cứ rõ ràng hơn, và những phát hiện mới nhất đều được đăng lên các tấm áp phích Đại tự báo hàng ngày. Một nhóm học sinh báo rằng đã tìm thấy một con rắn trên mặt tranh chân dung Lenin, nhóm khách thì bảo rằng đó là cái bóng của cánh mũi Lenin, vì mũi ông dài kiểu châu Âu. Một nhóm khác bảo đã thấy ảnh có một thanh kiếm kề cổ chủ tịch Mao khi ông đang đứng phát biểu ở trên bục giữa quảng trường Thiên An Môn. Phe phản đối thì bảo đó là vệt sáng trên ảnh thôi. Nói chung có nhiều phát hiện theo lối suy diễn, nhưng có lẽ cái thông điệp ẩn trong trang bìa đó là rõ ràng nhất rồi.

Cuộc tìm kiếm được mở rộng, và không thứ gì là không bị nghi ngờ. Đọc xong báo, giới học sinh tìm thấy vấn đề với truyện ngắn, tiểu thuyết, phim ảnh và vở kịch. Các bài viết đấu tố dưới dạng Tiểu tự báo, cũng như Đại tự báo, nhưng chữ nhỏ hơn, dần mọc lên nhan nhản. Nhiều học sinh cố bắt chước văn phong của học giả Diêu Văn Nguyên ở Thượng Hải, người đầu tiên viết bài phê phán vở kịch “Hải Thụy bãi quan”. Mục đích này để, một là tuyên bố mình là một người góp phần vào công cuộc bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Mao Trạch Đông, hai là để đưa ra những câu hỏi buộc tội đối tượng khả nghi, và ba là để đem những đối tượng trên làm ví dụ cho bọn phản động đang cố chen vào Đảng.

Chúng tôi dần nhận ra rằng chiến dịch này còn nhiều ý nghĩa hơn cả tranh luận khoa học, khi mà ngòi bút chúng tôi có quyền lực. Vào buổi tối nọ, một nhóm học sinh đi vào thị trấn để xem một đoàn ca vũ từ Thiên Tân biểu diễn. Hôm sau các tấm áp phích quanh trường cáo buộc các vũ công dám truyền bá tư tưởng tư sản. Ai ai cũng tức giận bởi vì một điệu nhảy minh họa cho cô gái nông thôn nhổ dưa chuột, cho rằng động tác xoay hông đó là chế giễu tầng lớp bần nông và tiểu trung nông. Học sinh gửi những bản sao chép từ tấm áp phích đấu tố kia đến chủ nhiệm đoàn ca vũ. Đoàn đành hủy bỏ những buổi trình diễn còn lại và rời đi.



Các đại tự báo còn sót lại - Bảo tàng Cách mạng Văn hóa - Sán Đầu - Quảng Đông

Ngoài ra, chúng tôi cũng điều tra về sách giáo khoa, phương thức dạy học, và thậm chí là giáo viên của mình. Một tấm áp phích phê bình rằng sách văn học đang truyền bá tư tưởng tư sản không đúng đắn, vì nó có bài thơ về người ta yêu nhau vào mùa xuân. Một tấm khác phê phán thầy giáo dạy địa lý của chúng tôi, thầy Lưu, vì quyến rũ học sinh với vùng thảo nguyên Mông Cổ và núi non Tân Cương, thay vì truyền bá tư tưởng Mao Trạch Đông. Có tấm thì phê phán thầy Thẩm giáo viên tiếng Anh, vì viết một bài thơ có nghĩa ẩn cho một tạp chí văn học của tỉnh. Bài thơ của thầy mô tả hoa sen:

Đâm sâu cắm rễ trong bùn tanh,
Hoa sen tuy vậy lại thơm lành.
Nước bẩn, độc trùng vây tua tủa,
Hương thơm, sắc hoa vẫn tựa tranh.
Hạ đến, khắp hồ hoa khoe sắc,
Đông về, xoa xuýt ngó nấu canh.

….

Tôi không nhớ rõ vế cuối của bài, nhưng nội dung phê phán cho rằng “Nước bẩn, độc trùng” là tả về Chủ nghĩa xã hội.

Cũng có vài tấm áp phích hỏi về lý lịch giáo viên. Sao thầy Phong lại có cha là người Mỹ? Sao thầy Lý lại đào ngũ từ Quốc dân Đảng sang Сộng Sản? Vân vân… Các câu hỏi dần không liên quan đến Tam Gia Thôn nữa. Mặc dù cái tên vẫn còn đó, nhưng bị gạch chéo bằng mực đỏ, như dạng phán quyết là sẽ bị lĩnh án tử vậy.

Đã sang tháng 6. Năm nay không có lễ hội bắt cá. Không có cuộc thi hay bất cứ bài kiểm tra nào hay bài tập cho kì nghỉ hè. Không có những cuộc thi thơ ca. Chúng tôi vẫn học, nhưng dường như không còn bài tập về nhà. Thư ký Đinh gọi tất cả mọi người lại để đọc tuyên bố mới nhất trên tờ Nhân Dân Nhật báo. Nhưng cũng có vài biện pháp chế tài được đưa ra. Sau vụ chỉ trích đoàn ca vũ Thiên Tân, ông Thư ký bảo chúng tôi chỉ nên phê phán ở trong khu vực nhà trường. Khi các tấm áp phích về giáo viên xuất hiện, chúng tôi không được công kích cá nhân, mà chỉ nên tập trung vào các vấn đề văn hóa và chính trị quan trọng. Cuối cùng việc chỉ trích giáo viên bị cấm tiệt.

Phong trào này được đặt tên: Đại Cách mạng Văn hóa Chủ nghĩa xã hội. Báo đài ra ra đưa tin về cuộc cách mạng được khởi đầu ở Bắc Kinh. Viện Triều cho chúng tôi biết về những quyết định quan trọng của Ủy ban Trung ương. Bố nó hay cho nó đọc thông cáo nội bộ Đảng, đó là việc mà bố tôi không bao giờ cho tôi làm.​
 
Sửa lần cuối:
4. Thông điệp bí mật (tiếp)

Cho dù bí thư Đinh cố kìm hãm những hoạt động của chúng tôi, cánh học sinh sinh viên ở Bắc Kinh lại đang mở rộng, với sự khuyến khích của Đảng ủy trung ương. Một hôm, đài phát thanh trung ương báo rằng một tấm bích chương lớn được dựng lên ở đại học Bắc Kinh, chỉ trích ban giám hiệu nhà trường và kêu gọi tất cả các phần tử trí thức cách mạng tham gia vào Cách mạng Văn hóa. Bức bích chương miêu tả rằng những “lũ quỷ” và “bọn xét lại của Khrushchev” đang phá hoại Chủ nghĩa xã hội. Thêm nữa, Viện Triều kể cho chúng tôi nghe về lời đồn, rằng có văn bản từ Đảng ủy trung ương phát hiện bọn tư sản đã trà trộn vào Đảng và quân đội.

Những tin mới đến từ thủ đô còn thú vị hơn: Toàn bộ Đảng ủy thành phố Bắc Kinh và hai lãnh đạo cấp cao ở trường đại học Bắc Kịnh bị bãi nhiệm. Đảng ủy mới được tái lập đã gửi một đoàn đại diện đến trường làm việc, để chắc chắn rằng giới học sinh sinh viên tiếp tục theo đuổi phong trào mà không bị can thiệp. Tờ Nhân Dân nhật báo ngợi khen những sự kiện này với tiêu đề: “Quét sạch bọn ma quỷ!” hay “Chúng ta cùng phê phán chế độ cũ!”

Được truyền cảm hứng bởi những gì đang diễn ra ở Bắc Kinh, anh Phương Bồ tấn công thẳng vào lãnh đạo trường chúng tôi. Anh dán một tấm áp phích, bảo rằng bí thư Đinh đang cản trở cách mạng với những biện pháp chế tài, cấm đoán vô lý. Nhưng phê phán một ông bí thư không dễ tí nào. Bí thư Đinh lại còn là Đảng viên lâu năm, mà ngay cả giới chức ở Bắc Kinh cũng biết danh tiếng. Sau khi phục vụ cho Đảng trong thời nội chiến, bí thư Đinh đã chứng tỏ bản thân với việc đập tan một vụ án phản động hồi 1962. Lúc đó công việc đang khan hiếm bởi vì kinh tế đất nước còn khó khăn, những sinh viên sắp tốt nghiệp ở Học viện địa chất Chính Định đã mất kiên nhẫn với việc chờ được bổ nhiệm vị trí, đã xuống đường và giương cờ, hô lớn đòi việc làm. Khi họ đến ga xe lửa, đám đông đã dừng đoàn tàu Bắc Kinh – Quảng Đông chừng 6 tiếng, cho đến khi Lưu Thiếu Kỳ đến và thương thuyết. Bí thư Đinh có liên quan đến là bởi khi đoàn sinh viên kia đi qua trường chúng tôi, một số người định vào trường kêu gọi học sinh tham gia. Ông bí thư kêu gọi khóa chặt cổng trường lại. Bí thư Đinh là mẫu người trung thành với Đảng và khó lay chuyển.

Cuộc họp chính trị của trường sau đó có thêm ba người lạ ngồi cùng với bí thư Đinh. Họ là đoàn công tác đến để theo dõi tiến triển Cách mạng Văn hóa ở trường chúng tôi. Chị gái trưởng đoàn có vẻ là một đảng viên dày dạn kinh nghiệm. Chị ấy đã tốt nghiệp trường đại học Bắc Kinh và đang là phó chủ tịch xã Chính Định. Đi cùng với chị là một công chức khoảng 30 tuổi và một ông bác trông chán đời. Đoàn làm việc với trường vài ngày, và sau đó viết một báo cáo rằng bí thư Đinh đang làm rất tốt việc theo dõi công cuộc cách mạng. Phương Bồ buộc phải viết một bức thư xin lỗi công khai. Tôi sau đó gặp anh ở thư viện, anh quả quyết với tôi rằng: “Anh bị buộc làm thế không có nghĩa là anh sẽ đổi ý đâu.”


Một Hồng vệ binh đang dán Đại tự báo lên cột - Bắc Kinh - 1966

Cho dù đoàn công tác đã bãi bỏ đòn tấn công của anh Phương Bồ lên bí thư Đinh, nó lại vô hiệu hóa việc ngăn cấm chỉ trích giáo viên. Ngoài ra, đoàn công tác yêu cầu ngừng việc dạy học để chúng tôi có thể tiến hành Cách mạng Văn hóa liên tục. Một lần nữa, các áp phích về giáo viên lại diễn ra tràn lan và lần này, giọng văn còn mạnh mẽ hơn. Một tấm áp phích còn ghi: “Đả Đảo tên bội nghĩa Lục!” Thầy Lục vốn là giáo viên dạy môn lịch sử cho các lớp năm cuối, trước hoạt động ngầm cho Đảng ở Thượng Hải. Việc thầy bị Quốc Dân Đảng bắt giam là tiền đề cho lời buộc tội thầy đã phản bội các đồng đội của mình để chạy vào hàng ngũ địch. Một tấm áp phích khác có dòng chữ: “Tên hữu khuynh Chu là một tên rác rưởi!” Thầy Chu dạy tiếng Trung cho các lớp khóa trên, bị cáo buộc là không hối cải cho dù đã bị phán xét là hữu khuynh từ hồi 1957. Thầy còn bị gọi là “giáo chủ Chu” vì hay viết bài luận có yếu tố Khổng, Pháp, Mặc Gia.

Hay là một tấm khác ghi chữ: “Tên Lãnh, tên phản động theo tư tưởng của tên đế quốc Mỹ Leighton Stuart, phải ra trình diện trước nhân dân” Thầy Lãnh là giáo viên dạy môn triết học cao tuổi, luôn mặc đồ tây khi lên lớp. Thầy tốt nghiệp trường Yên Kinh, một trường được thành lập bởi người Mỹ và sau này được nhập vào trường đại học Bắc Kinh. Thầy bị cáo buộc là đã bắt tay ngầm với tên đại sứ cuối cùng của đế quốc Mỹ tại Trung Quốc.

Thêm nhiều tấm áp phích đấu tố thầy Phong dạy vật lý của chúng tôi. Thầy bị buộc là truyền bá tư tưởng bá quyền của Mỹ vào Trung Quốc. Thầy viết thư trả lời lại rằng, thân mẫu của thầy là nạn nhân của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Tay sĩ quan hải quân Mỹ đã cưỡng hiếp bà, ép bà phải cưới hắn, rồi ruồng bỏ gia đình. Bên cạnh đó, thầy treo một bức ảnh lớn, trong đó là một người đàn ông Tây phương mặc đồng phục, bên cạnh là một người phụ nữ Trung Quốc mặc sườn xám và vài đứa trẻ. Thầy Phong là một trong những đứa trẻ đó. Câu chuyện của thầy thu hút đám đông rõ rệt, và sau đó không còn tấm áp phích nào về thầy nữa.

Thầy Thẩm bị đấu tố mạnh mẽ hơn trước. Có tấm áp phích ghi lại là “Thanh trừng tên Thẩm tư sản!” Nội dung kể về thầy được sinh ra trong một gia đình địa chủ giàu có, và đã trốn chạy sang Hồng Kông sau khi giải phóng để trốn tránh tòa án nhân dân, và kiếm được nhiều tiền bằng cách làm việc cho một công ty ngoại quốc. Viện Triều thậm chí còn viết ra một tấm áp phích, với cáo buộc thầy Thẩm đã xúc phạm đến bố nó, một cựu binh từng tham gia Vạn Lý Trường Chinh. Viện Triều một lần ghi nhầm trong bài kiểm tra là” “Bố tôi là một thằng đầu uồi” (My father is a cock) thay vì “Bố tôi là một đầu bếp” (My father is a cook). Thầy Thẩm đã đọc to lỗi của nó trước lớp để làm ví dụ cho việc cẩu thả. Viện Triều cho rằng thầy cố tình đọc to như thế để xúc phạm đến danh dự của bố nó.

Các cáo buộc đấu tố thầy Lý cũng nhiều dần. Một tấm áp phích kêu gọi: “Hãy giật tung lớp vỏ bọc ăn bám cách mạng của lão Lý!”. Thầy bị cáo buộc là đã không chỉ huy binh lính dưới quyền chống lại Quốc dân Đảng. Còn có một cáo buộc khác là: Binh lính của thầy trong lúc đang chống lại cuộc tiến công của quân giải phóng ở Nam Kinh vào năm 1949, thầy Lý đã đi đâu đó để giải khuây. Trong lúc thầy còn đang vui thú ở nhà thổ, binh lính nổi loạn và đào ngũ về phe Сộng sản. Thầy bị bỏ lại nên không cách nào khác phải đầu hàng. Tôi chợt nhớ lại lúc thầy suýt khóc vì một đoạn văn về nữ anh hùng Сộng sản, giờ tôi không biết phải tin theo hướng nào.

Một hôm, cả ký túc xá náo loạn vì thầy Lãnh, kẻ học trò của tên đế quốc Mỹ Leighton Stuart, bị bắt quả tang đang cố tự tử bằng cách cắt cổ. May là thầy chỉ cắt trúng khí quản chứ không phải động mạch cổ. Các giáo viên tìm thấy thầy ở trước cửa phòng riêng, đã gọi cấp cứu chở thầy đến bệnh viện quân đội. May thay, thầy bình phục nhưng không quay trở lại trường để dạy nữa.

Hành động táo bạo của thầy Lãnh đã làm các vụ đấu tố đến thầy bị ngưng hẳn, nhưng đó là chỉ riêng mình thầy. Thầy Thẩm giờ bị cáo buộc đã hiếp dâm một đứa ở trong gia đình địa chủ cũ khi còn trẻ, và viết những bài thơ phản cách mạng bằng cả tiếng Hán lẫn tiếng Anh. Thầy Lý bị buộc tội tha hóa tư tưởng học sinh với chiêu trò đạp xe không đi và múa súng trường, và còn có tội kể với các giáo viên khác về chuyện trong nhà thổ hồi còn ở Thượng Hải. Tôi lúc đó cảm thấy chán trường với thầy Lý.

Các giáo viên bắt đầu đấu tố lẫn nhau. Hai thầy Lưu và Dương là minh chứng rõ rệt nhất, với các tấm áp phính dán kín sân bóng rổ trước tháp chuông cổ. Thầy Dương buộc tội thầy Lưu không biết gì về địa lý, mà lại cố truyền bá tư tưởng cánh hữu cho học sinh. Thầy Lưu đấu tố thầy Dương vì ngoại tình với một bà vợ sĩ quan quân đội, khi mà chồng bà này đang tham chiến ở Triều Tiên. Cuộc đấu khẩu này thu hút đông đảo sự chú ý của mọi người. Song chẳng ai thằng, mà hai thầy thậm chí còn cung cấp thêm bằng chứng buộc tội nữa. Một số giáo viên khác bắt chước kiểu thầy Phong, viết những tấm áp phích thanh minh, tự thú và tự phê bình để được tha thứ. Thỉnh thoảng khi gặp những bài trên, cánh học sinh cho rằng các giáo viên đang bày trò “Man thiên quá hải” để tránh tội.

Mục tiêu về Tam Gia Thôn trở nên lãng quên, chìm nghỉm trong những bài viết đấu tố về giáo viên. Học sinh ban đầu để ý tới gia cảnh, như là địa chủ hoặc tư bản, hay lai lịch bất ổn, như là hữu khuynh hay phản động. Về sau, các yếu tố đó không còn quan trọng nữa. Những ai nói những điều gì không hay trong lớp cũng trở thành mục tiêu.



Sinh viên dán Đại tự báo lên tường - 1967

Tôi yêu mến tất cả các thầy cô dạy mình, và không muốn đấu tố họ, nhưng tôi cũng không muốn mình bị coi là một kẻ làm biếng trong Cách mạng Văn hóa. Cuối cùng, tôi quyết định phê bình cô Văn. Mặc dù cô hay nói với tôi với một chất giọng nhẹ nhàng và ân cần, nhưng tôi đã chán ngấy về những lời giảng của cô về “vừa hồng vừa chuyên”, và tôi càm thấy cô đang cố cô lập tôi. Tôi viết lên tấm áp phích của mình với tiêu đề: “Cô Văn Tú đã áp bức tôi” và dán nó vào bức tường ở tháp chuông. Tấm áp phích dài hơn 1 mét và chữ trên đó đủ điền kín 13 trang vở thường. Một số học sinh viết vào lề giấy, bảo rằng tôi viết rất hay, nhưng tấm áp phích của tôi bị lãng quên nhanh chóng. Ngoại trừ Song Căn, lớp phó thể dục thể thao. Cô Văn có một lần nghi rằng thằng này ăn cắp một cái bút mực trong lớp, và cô ra lệnh đám con trai quay trở lại ký túc xá, cởi hết quần áo ra để khám. Ai ai cũng biết là việc này để phạt Song Căn. Nhưng cái bút thì mất hẳn, còn nó thì bắt đầu có tư thù với cô.

Song Căn cũng làm một tấm áp phích, cáo buộc cô Văn Tú đã ngược đãi nó. Tấm áp phích mau chóng được để ý, vì nó dám gọi cô là “Đứa con gái của một gái điếm tư sản.” Mẹ cô Văn sống ở ký túc xá cùng con gái mình, có khuôn mặt tàn tạ và xấu xí. Song Căn ghi lại rằng, khuôn mặt của bà lão là do bệnh giang mai gây ra, từ hồi bà làm gái điếm ở Thượng Hải. “Văn Tú đây giả danh làm trí thức, nhưng cái gia cảnh của cô ta lại mục ruỗng từ bên trong” – trích đoạn phê bình của Song Căn.

Tôi cố tránh mặt cô Văn khi chạm trán nhau ở trường, nhưng cô dừng tôi lại và nói: “Kiến Hoa, cô cảm thấy rất ân hận vì những gì cô đã nói với em, nhưng cô chỉ muốn em biết rằng cô làm thế vì muốn tốt cho em thôi. Cô đâu muốn làm em bị tổn thương.” Cô Văn lúc này trông tái nhợt, mắt thì đỏ hoe, tóc thì rối bù. Tôi chợt cảm thấy hối hận. Cô Văn bảo tôi và Song Căn về nhà của cô để hiểu về gia cảnh. Chúng tôi nghe theo, một phần vì tò mò, một phần vì trong thâm tâm vẫn nghe lời giáo viên chủ nhiệm. Hai mẹ con cô sống ở trong một căn hộ hai gian gần chỗ tháp chuông. Ngồi trong căn phòng bừa bộn, cô Văn mời chúng tôi trà và kể về gia cảnh của mình. Mẹ cô được sinh ra trong một gia đình bần cố nông ở miền Nam, và vì không nuôi nổi, cha mẹ đã bán bà ở tuổi 14 cho một tay buôn người. Tên này lại bán bà cho một nhà thổ ở khu tô giới Thượng Hải. Bà buộc phải bán thân cho cả người Hoa lẫn ngoại quốc. Khi có tàu chiến nước ngoài cập cảng, bà phải phục vụ tầm 20 thủy thủ và binh lính mỗi ngày. Có vài lần bà cố chạy trốn, nhưng sau đó toàn bị bắt lại và kèm theo một trận đòn roi. Một nhà tư sản mua lại bà làm thê thiếp, và cô Văn Tú ra đời. Chẳng bao lâu, tay tư sản này phát hiện bà bị giang mai và đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà, và họ phải đi ăn xin.

“Bệnh giang mai của mẹ cô không chữa được..” Cô Văn Tú vừa nói vừa khóc. Sau khi bình tâm lại, cô cho chúng tôi xem một bức ảnh từ trong góc tủ cá nhân ra. Đó là ảnh chụp một người phụ nữ mặc áo bì bào (tiếng Ngô ở Thượng Hải chỉ áo sườn xám). Cô ấy đang cười, nhưng thoáng trong đó là một chút mệt mỏi đắng cay. Cô ấy không giống bà lão xấu xí ở phòng kế bên. Tôi nhìn qua cô Văn, và chợt nhớ ra cô ấy thật giống với mẹ, trước khi bà bị căn bệnh tàn phá khuôn mặt.

Trời đã xế chiều khi chúng tôi rời khỏi nhà cô Văn. Tôi nhìn vào chỗ áp phích tôi vừa dán hôm trước. Tác phẩm của tôi bị những tấm áp phích khác che kín từ bao giờ. Tôi đoán chả mấy chốc tác phẩm của mình sớm muộn sẽ bị che phủ trong mai kia. Và ngày hôm sau, tôi thấy Mỹ Hồ làm một tấm khác, tiêu đề là “Phơi bày hành vi đồi trụy của bà Văn Tú!”. Với nét chữ xấu như ma, nó kể rằng cô Văn hay vào ký túc nam và sờ vào tấm mền để xem có đủ ấm không. Tôi bảo nó rằng làm thế thì người ta cười vào mặt, nhưng nó cứ câng câng vậy. Nó chỉ xé tấm áp phích sau khi tôi kể cho nghe về gia cảnh khó khăn của cô Văn Tú.


Khám bệnh lậu cho gái mại dâm - Thượng Hải 1939
 
Sửa lần cuối:
Top