[Khoa học-Tâm lý- Triết học] Về sự đau đớn

Đau là một cảm giác nổi bật của cơ thể trong nhóm những cảm giác như ngứa, nhột, buồn, sướng, cực khoái….Cảm giác cơ thể thường được quy cho các vị trí xác định trên cơ thể và liên quan đến các trạng thái vật lý như khối lượng, áp lực, cường độ, thời gian…Về logic, những cảm giác này là cá nhân, chủ quan và không liên quan đến những người không biết cảm giác đó. Tuy nhiên, khi nhìn một người có biểu cảm hạnh phúc hay đau đớn, ta lại luôn có cảm nhận được những điều đó từ họ, chỉ là không biết chính xác nó như thế nào. Ngay cả với đối tượng chủ thể của cảm giác đó cũng có thể lẫn lộn về những cảm giác của chính mình mà họ thực sự không hề hay biết. Chẳng hạn, nếu bạn bị đứt tay, sẽ nhanh chóng nhận ra rằng cơn đau từ đâu đến. Nhưng nếu là một cơn đau âm ỉ trong vùng bụng, bạn sẽ khó thể xác định được cơn đau thực sự đó ở đâu. Xa hơn nữa nó thực sự là một cơn đau vật lý gây tổn thương thể chất hay chỉ là một trải nghiệm của kinh nghiệm nơi não thức về cơn đau đó?

Có 4 loại đau đớn: loại 1 đau cấp tính như vết đứt ở đầu ngón tay. Loại 2, vết thương gây viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mô lớn lan rộng. Loại 3, cảm giác ngứa, nóng rát khắp tuyến, bệnh đau thần kinh tọa hay ung thư là điển hình của dạng đau này. Loại 4, là đau mãn tính, nỗi đau này có thể tồn tại trong não thức của những người bị đau mãn tính. Thật vậy, nghiên não của một số bệnh nhân có tiền sử cơn đau mãn tính kéo dài nhiều năm các nhà khoa học phát hiện ra khi chịu đựng các cơn đau, các tế bào thần kinh có xu hướn liên kết các khu vực não khác nhau lại mà bình thường không diễn ra, nếu cơn đau kéo dài như 1 bệnh nhân mãn tính liên kể này sẽ hình thành rõ nét liên tục tạo thành phản ứng liên tục với cơn đau mãn tính kéo dài mà thậm chí không có một vùng tổn thương mô nào trên cơ thể về sau đó cả. Các cơn đau mãn tính kích hoạt vỏ não trước trán, là vùng chịu trách nhiệm tư duy cấp cao, bao gồm thiết lập mục tiêu và đưa ra quyết định. Như vậy, nếu cơn đau kéo dài, thậm chí ngay cả khi không có tín hiệu gửi về từ các dây thần kinh thì chính bộ não cũng có thể quyết định tạo lên một cái ảo giác đau đớn. Phát hiện này đặc biệt quan trọng trong việc nhận thức về các nỗi đau, cảm giác cũng như cảm xúc của con người. Từ đó sẽ có những hướng điều trị mới cho các bệnh nhân có tiền sử đau mãn tính kéo dài, trầm cảm u uất, hay tổn thương tinh thần do áp lực (chịu áp lực cuộc sống kéo dài, stress, nghiện, mất động lực….)

Cấu trúc não cho phép tính toán các chiến lược hành vi khiến chúng ta phải tìm kiếm hoặc tránh những thứ có thể ảnh hưởng đến sự sống. Nhưng những đau đớn kéo dài sẽ gây tổn thưởng, thay đổi cấu trúc của não bộ gây ra những phỏng đoán, tính toán sai lầm cả trong nhận thức các dữ liệu giác quan cũng như đưa ra phương pháp tối ưu. Tuy nhiên, có rất nhiều tranh luận về cấu trúc thần kinh phức tạp dẫn đến sự nhạy cảm của bộ não, tại sao điều này xảy ra ở một số người nhưng không phải ở những người khác? Cả hai yếu tố môi trường và di truyền đều có khả năng liên quan. Có những người sinh ra đã nhạy cảm hơn đối với những kích thích đau đớn và dễ hình thành những tổn thương thần kinh hơn hẳn những người khác. Rõ ràng đã có một sự giải mã sai của não đối với các kích thích đau đớn, một số người đã giả thuyết rằng việc giải mã sai này có thể hình thành do những phản ứng tương tự không mong muốn khi nhận kích thích của não bộ. Chẳng hạn như thí nghiệm chảy nước dãi khi nghe tiếng chuông nơi chú chó của Pavlov, cứ mỗi khi nghe tiếng chuông hoặc tương tự tiếng chuông là chó tự động chảy dãi. Não đã có hình thành kinh nghiệm để trải nghiệm những đau đớn và với cả những kích thích không phải là tổn thương thực sự nhưng mang tín hiệu tương tự.

Nghiên cứu khoa học về não bộ đã cho phép các nhà tâm lý học tin rằng có thể điều trị các bệnh nhân đau mãn tính, trầm cảm, stress kéo dài bằng các biện pháp thay đổi hành vi, nhận thức về nỗi đau thay vì phải dùng thuốc điều trị hay các loại ma túy để giảm đau. Các biện pháp như đấu tranh về mặt nhạy cảm của cơn đau, tránh sợ hãi khi cơn đau kéo đến, suy nghĩ tích cực, không bi quan về tình trạng nghiêm trọng có thể trở thành, hy vọng về một kết quả tốt đẹp…đã tạo ra hiệu quả tích cực giảm trừ các cơn đau mà không cần dùng đến thuốc điều trị. Phương pháp đối diện với những nỗi sợ hãi sâu thẳm trong bạn là một cách hiệu quả để vượt qua những trải nghiệm đau đớn. Chẳng hạn nếu bạn sợ độ cao, hãy tập đi bộ trên cao thật nhiều. Sợ rắn hãy tập để kiểm soát và chơi với rắn. Hoặc khi bị những cơn đau như bệnh tật kéo dài, tránh nghĩ đến những kết quả xấu, vì nó vốn là kết cục sau cùng, tránh hoảng loạn dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn. Học cách kiểm soát tinh thần và cơ thể, làm chủ tinh thần của mình, tránh tình trạng nhăn nhó như một nạn nhân bất lực trước các vấn đề của các kích thích bên ngoài đến nhận thức là cách hiệu quả để đối phó với các nỗi đau.
 
Sửa lần cuối:
Kiểu như trầm cảm ko thấy tương lai thành công là một nỗi đau xuật phát từ tâm lý.
Quay lại bài toán nhận thức, tương lai là 1 thứ ko thể nắm bắt và ko thể chắc chắn với các biến số đc. Tương lai luôn cần thời gian mà thời gian thì lại có tính hủy diệt vậy nên dù có thành công đạt đc cái này thì cũng sẽ mất đi những cái khác. Chỉ có hiện tại mới là thực tế của trải nghiệm cảm giác, chỉ có khoái lạc trong hiện tại mới có thể khiến mày thấy có nhiều ý nghĩa :)
 
Thật ra thì các kỹ thuật điều trị này cũng không phải mới mẻ lắm. Thiền định, kiểm soát tinh thần, nỗi sợ hãi có thể thấy trong ở phật giáo, ấn độ giáo hay một vài tôn giáo khác. Một vài người đắc đạo, có thể đánh lừa đc tâm trí phản ứng với những kích thích đau đớn như dao đâm, lửa đốt cơ. Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại thì ta nhìn nhận những vấn đề này tinh vi và logic hơn và có những biện pháp cụ thể, phác đồ điều trị hiệu quả hơn cho từng bệnh nhân, từng loại đối tượng chứ ko phải phương pháp phức tạp, không minh bạch như xưa nữa :)). Con đường nghiên cứu về nhận thức, bản chất của con người vẫn là 1 con đường rất dài và nhiều lý thú :)
 
Thật ra thì các kỹ thuật điều trị này cũng không phải mới mẻ lắm. Thiền định, kiểm soát tinh thần, nỗi sợ hãi có thể thấy trong ở phật giáo, ấn độ giáo hay một vài tôn giáo khác. Một vài người đắc đạo, có thể đánh lừa đc tâm trí phản ứng với những kích thích đau đớn như dao đâm, lửa đốt cơ. Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại thì ta nhìn nhận những vấn đề này tinh vi và logic hơn và có những biện pháp cụ thể, phác đồ điều trị hiệu quả hơn cho từng bệnh nhân, từng loại đối tượng chứ ko phải phương pháp phức tạp, không minh bạch như xưa nữa :)). Con đường nghiên cứu về nhận thức, bản chất của con người vẫn là 1 con đường rất dài và nhiều lý thú :)
Vậy bình thường là cảm xúc nắm quyền chủ đạo điều khiển con người và ta không biết chính xác nó từ đâu ra?
 
Vậy bình thường là cảm xúc nắm quyền chủ đạo điều khiển con người và ta không biết chính xác nó từ đâu ra?
Cảm xúc là các trạng thái biểu hiện của não thức như buồn đau, hạnh phúc, vui sướng, lên đỉnh... chứ ko phải là cảm xúc nắm quyền chủ đạo điều khiển . Nguồn gốc từ đâu sinh ra cảm xúc thì hiện tại có từ 3 nguồn: bản năng nguyên thủy phản ứng với sinh tồn như sợ chết, đói khát, hứng tình.... Từ nguồn văn hóa xã hội, giáo dục, môi trường ảnh hưởng tới cảm xúc. Và thứ 3, cao nhất là quá trình tự trải nghiệm, xử lý trong não thức để đưa ra trạng thái. Cái thứ 3 này thường thấy rõ nét ở tụi thiền đến đắc đạo, tu luyện lâu năm :)
 
Top