Gửi tiết kiệm ở ngân hàng, chưa hẳn đã an toàn

Khấc Việt

Thôi vậy thì bỏ
China
Gần đây có rất nhiều vụ khách hàng bị mất tiền khi gửi tiết kiệm vào Ngân hàng, vậy vấn đề đặt ra ở đây là khi gửi tiền vào Ngân hàng mà bị mất tiền, thì liệu khách hàng có được đền bù hay không? Và nếu như có được đền bù, thì Ngân hàng sẽ đền hay Nhân viên ngân hàng làm sai/lừa đảo sẽ phải đền?
Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta phải chia nhỏ ra thành các trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, khách hàng đóng vai "ác", chủ động gửi tiền vào ngân hàng nhưng bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như làm hợp đồng/thẻ tiết kiệm đồng sở hữu, gửi vào rồi ngay lập tức cầm cố hợp đồng tiền gửi/thẻ tiết kiệm lấy tiền ra rồi lại tiếp tục gửi vào, cứ thế quay vòng... tổng số tiền + nợ vay của khách có khi lên đến vài trăm tỷ, và nghiễm nhiên trở thành khách VIP của ngân hàng. Vậy khi mà khách hàng đã chủ động đóng vai "ác", thì họ lừa ngân hàng như thế nào? Như đã nói ở trên, bằng nhiều thủ thuật, khách hàng đã trở thành VIP, thuộc đối tượng được chăm sóc đặc biệt của Ngân hàng và nghiễm nhiên được hưởng rất nhiều quyền lợi của VIP như giao dịch mà không cần đến Ngân hàng, chứng từ được mang đến tận nhà, hay nợ chữ ký... Tóm lại là hoàn toàn sai về quy trình ngân hàng. Và khi ngân hàng đã sai về mặt quy trình, khách hàng ngay lập tức khởi kiện lại ngân hàng với lý do khách hàng không hề ký vào hợp đồng cầm cố tiền gửi/giấy chuyển tiền... nhưng tài khoản lại bị phong tỏa và giải ngân cho bên thứ 3 hoặc bị rút tiền (trên thực tế có thể khách hàng trao đổi miệng với nhân viên ngân hàng, xin nợ chữ ký nhưng về sau ra tòa cãi bay biến ngay rằng không có chữ ký của tôi sao ngân hàng dám giải ngân/chuyển tiền). Của đáng tội, nhân viên thường chỉ làm theo chỉ đạo của các sếp, sếp nhỏ lại bị sếp lớn ép chỉ tiêu từ trên xuống, chỉ vì phục vụ mấy ông khách "VIP" như này mà đi tù cả dây. Anh em banker hãy phải nhớ nằm lòng, khi bị ép làm việc sai quy trình, đừng ngại làm 2 lá đơn, một lá đơn xin nghỉ việc, một lá đơn tố cáo hành vi của "sếp" gửi cho cấp trên, đồng thời gửi cho Ngân hàng Nhà nước và Cơ quan Công an. Hãy đọc thật kỹ vụ siêu lừa Hà Thành là ví dụ điển hình của case này. 2 ông NCB và PVCombank đã yếu thì chớ, dính thêm vụ này đúng là đen đủ đường, lại cùng nhau tiến thêm một bước dài gia nhập Câu lạc bộ được Chăm sóc đặc biệt.
-> Tóm tắt lại: Khách hàng giả vờ là VIP, có nhiều tiền hoặc bằng thủ đoạn nào đó để khiến cho ngân hàng tin tưởng là khách có nhiều tiền (ví dụ gửi tiết kiệm, rồi vay cầm cố ra, lấy tiền đó tiếp tục gửi tiết kiệm. Hoặc chỉ có vài trăm triệu đồng nhưng cứ chuyển đi chuyển lại rất nhiều lần trong Tài khoản khiến doanh số giao dịch khi sao kê ra lên đến vài trăm tỷ...). Đối tượng khách này thường hay dẫn dắt nhân viên Ngân hàng đi vào ma trận như hay mở sổ đồng sở hữu, vay cầm cố nhiều lần, chuyển tiền qua lại nhiều lần. Có lúc giao dịch ở Ngân hàng, có khi lại giao dịch tại nhà, chữ ký có lúc ký đầy đủ, có khi xin nợ... Chờ khi cá cắn câu rồi thì trong mớ hồ sơ đấy chỉ cần 1 chứng từ không có đủ chữ ký, ngân hàng sẽ bị khách hàng kiện ngược vì tội khách hàng ko ký, ko biết gì mà dám giải ngân, dám chuyển tiền...
https://baodautu.vn/vu-sieu-lua-nguyen-thi-ha-thanh-nhieu...

Trường hợp thứ hai là khi khách hàng đứng bên nguyên thật sự, chúng ta phải nhớ lại đại án Huyền Như. Vụ án này khách hàng đã gửi tiền vào Vietinbank rồi nhưng khi bị mất tiền, thì thay vì Vietinbank phải đền tiền, tòa đã tuyên án Huyền Như LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN phải có trách nhiệm đền bù số tiền lại cho khách hàng. Nhưng hỡi ôi tiền thu hồi lại từ Huyền Như có là bao, nhiều khách hàng phải ngậm đắng nuốt cay và gần như mất không số tiền. Và đặc biệt là chỉ khác nhau có 2 từ "tham ô" hay "lừa đảo" thôi mà có thể thay đổi hẳn bản chất vụ án, và cũng giúp ông anh tôi hiện nay làm lên đến tận Bộ trưởng bộ đường xá.

Bên cạnh case Huyền Như này, lại có một case khác là bà đại gia thủy sản nọ, có gửi tiền vào Eximbank và cũng bị mất sạch số tiền do Phó Giám đốc chi nhánh lừa đảo, tẩu sang Mỹ định cư. Nhưng vụ này tòa lại phán Eximbank phải có trách nhiệm đền tiền cho khách hàng, mà không bắt khách hàng phải đòi ông Phá Giám đốc kia. Vậy vụ này với vụ Huyền Như, tại sao khách hàng cùng gửi tiền, cùng mất tiền, mà kết quả 2 vụ án lại khác hẳn nhau, và quyết định trực tiếp đến việc khách hàng có được đền tiền hay không? Nói nốt chỗ dở này cho rõ: Phải thống nhất rằng cả 2 vụ án này, khách hàng đều được đền tiền, nhưng đòi Ngân hàng thì ngân hàng mới có tiền mà trả, đòi bị cáo thì chỉ có cái mạng thôi, có thích lấy thì lấy.

Mấu chốt ở 2 vụ án này là ở vụ Huyền Như, tiền gửi tiết kiệm của khách hàng chưa hề được hạch toán vào hệ thống Core của ngân hàng. Chính vì thế mà Huyền Như KHÔNG tham ô tài sản của ngân hàng (vì tài sản chưa được ghi nhận trên hệ thống Core), mà chỉ vướng tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Và nếu Huyền Như là người đi lừa, thì khách hàng phải đòi Huyền Như chứ không thể đòi Vietinbank được. Còn trong case thứ 2 ở Eximbank, tiền này tất nhiên đã được hạch toán vào hệ thống Core, nên Eximbank buộc phải đền cho khách hàng.
Hiện nay cũng đang rộ lên vụ Sacombank Khánh Hòa, dù tòa chưa xử nhưng tôi cũng mạnh dạn đoán (bừa) rồi Ngân hàng cũng phải đền tiền cho khách thôi, tiền được chuyển đi từ Tài khoản thanh toán của khách và chuyển trên Mobile Banking thì chắc chắn là đã được hạch toán vào hệ thống Core rồi.
https://thuonghieuvaphapluat.vn/loi-dung-bien-dong-tien...
Vì vậy, hãy cẩn trọng. Gửi tiết kiệm là phương án đầu tư an toàn nhất, nhưng cũng phải biết cách, đừng chủ quan, tin tưởng vào Ngân hàng chứ đừng quá tin tưởng nhân viên Ngân hàng.

 
Sửa lần cuối:
Vậy gửi tiết kiệm online chắc an toàn hơn, sễ vào core của NH luôn, với có biến động gì biết ngay.
Ra quầy gửi có khi nó nuốt mất, mà mất rồi đéo biết cơ.
 
Vậy gửi tiết kiệm online chắc an toàn hơn, sễ vào core của NH luôn, với có biến động gì biết ngay.
Ra quầy gửi có khi nó nuốt mất, mà mất rồi đéo biết cơ.
Gửi online sợ nhất là bị lừa ấn vào link lừa đảo, nó đánh cắp tên đăng nhập với MK ngân hàng thôi. Nếu có đủ kiến thức thì gửi online bao giờ cũng tiện hơn, và thường được hưởng mức lãi suất cao hơn
 
Tao gửi tiền ngân hàng mà mấy con lồn nhân viên bảo: A để em gửi cho :)) Có cái lồn tao :)) Tiền của mình lại đưa cho thằng khác :d Nó đéo gửi tk mà mà trò gì ai mà biết được :d

1) Nếu chúng mày có vài trăm củ, vài tỷ trong tài khoản. Thì theo tao nên gửi Tiết Kiệm. Nếu dùng liên tục thì gửi 1 tháng. Mục đích chính ko phải lấy lãi. Mà để nó an toàn. Vì tiền không nằm trong tài khoản. Muốn rút hay chuyển đi đâu thì nó phải Tất toán trước. Sẽ có thông báo về máy.

2) Cài hạn mức chuyển khoản thấp thôi. Khi nào cần giao dịch thì thay đổi lại.
 
Tao quen mấy người giàu có tài sản trên 100 tỏi thì họ bẩu ko tin vào đám ngân hàng, có bao nhiêu rút ra mua đất hết chỉ để lại vài tỷ, đó là lý do giá bds cao vì ai cũng giữ tiền thông qua đất, đừng ai bẩu sao ko mua vàng, ck, bitcoin nhé. Tao cho cửu thiên thần lôi đánh chết cụ
 
Vậy gửi tiết kiệm online chắc an toàn hơn, sễ vào core của NH luôn, với có biến động gì biết ngay.
Ra quầy gửi có khi nó nuốt mất, mà mất rồi đéo biết cơ.
jo gửi tại quầy nó cũng hiện trên app r mà mày
 
Lũ 3/ phản động toàn tuyên truyền tiêu cực nào là phá sản bank,vỡ nợ,đổi tiền
 
Luật pháp vn vốn đã không rõ ràng, nhiều sơ hở, và tòa án thì không độc lập rất dễ bị tác động bởi thế lực có quan hệ. Người gửi tiền luôn trong tình trạng rủi ro cao, dân đem thì thấp cổ bé họng không thể đấu tranh cho quyền lợi của mình mà còn gặp lũ bò đỏ, bê hường chửi nạn nhân ngu dốt và cười khẩy nữa chứ.
Quá nhiều case xảy ra nhưng luật pháp không cải thiện đủ thấy nền chính trị pháp luật này vốn nát, chỉ phục vụ nhóm lợi ích và cán bụ.
 
Lũ 3/ phản động toàn tuyên truyền tiêu cực nào là phá sản bank,vỡ nợ,đổi tiền
Tao nghĩ đợi khi nào nền kinh tế khỏe lại, BĐS, trái phiếu khơi thông thì cũng nên cho thí điểm phá sản một vài ngân hàng nho nhỏ, sân-trước sân-sau làm ăn bố láo. Hơn ai hết chính người gửi tiền phải là người đầu tiên có trách nhiệm với đồng tiền của chính mình, sau mới đến nhà nước.
 
Tao nghĩ đợi khi nào nền kinh tế khỏe lại, BĐS, trái phiếu khơi thông thì cũng nên cho thí điểm phá sản một vài ngân hàng nho nhỏ, sân-trước sân-sau làm ăn bố láo. Hơn ai hết chính người gửi tiền phải là người đầu tiên có trách nhiệm với đồng tiền của chính mình, sau mới đến nhà nước.
Hiện tại,các tổ chức tài chính,viện nghiên cứu kinh tế đều khuyến cáo CP nên lấy lại niềm tin của nhân dân để dân đưa tiền vào nền kinh tế,việc này có vẻ khá khó khăn
 
Hiện tại,các tổ chức tài chính,viện nghiên cứu kinh tế đều khuyến cáo CP nên lấy lại niềm tin của nhân dân để dân đưa tiền vào nền kinh tế,việc này có vẻ khá khó khăn
Mày chỉ đạo rất đúng. Đất nước này không cần thêm niềm tin nữa, mà cần một cuộc cách mạng.
 
Mày chỉ đạo rất đúng. Đất nước này không cần thêm niềm tin nữa, mà cần một cuộc cách mạng.
Mày phản động quá,nhân dân cùng đồng thuận đổi tiền là xong,VN trải qua 6 lần đổi tiền rồi nên mới phát triển như hiện nay
 
Gửi online sợ nhất là bị lừa ấn vào link lừa đảo, nó đánh cắp tên đăng nhập với MK ngân hàng thôi. Nếu có đủ kiến thức thì gửi online bao giờ cũng tiện hơn, và thường được hưởng mức lãi suất cao hơn
gửi tiết kiệm mở sổ tại quầy tầm 500tr đổ lên ra deal dc bới bọn bank và ls cao hơn cả gửi onl luôn nhé
 
Top