Giải ảo lịch sử: Sự Thịnh Vượng của Đàng Trong thời chúa Nguyễn

Lenovo11

Trưởng lão
Argentina
Xứ đàng trong

Khi Nguyễn Hoàng vô Thuận hóa ông đã dẫn đa số người Trại theo. Tới miền đất mới rất nhanh ông đã theo mô hình quản trị của người Chăm vì nó hay và phù hợp với hoàn cảnh:
- Lôi kéo, cưỡng ép người vùng Nghệ tĩnh, người Bắc bằng lời hứa cuộc sống ấm no hơn, bằng các chiến dịch quân sự đường biển là chính. Trong số di dân này có cụ tổ 4 đời của anh em nhà Nguyễn Huệ lừng danh
- Lấy ngoại thương làm nguồn thu chính với cảng Hội an làm trung tâm. Khi Nhật bản, TQ chơi bế quan tỏa cảng hạn chế thương mại giữa 2 bên thì người Nhật, người Hoa đã chọn Hội an như điểm trung chuyển và chúa Nguyễn đã khôn khéo hưởng lợi. Như vậy khối lượng XNK của VN vượt GDP có truyền thống từ đây.
- Chi trả cho các quan theo suất đinh chớ không theo mô hình TQ là tiền và đất. Và thuế má nhẹ nhàng với thuế thân là chính
Hội an phát triển với tính cách là trung tâm tập trung và phân phối hàng hóa làm dân vùng này có thể sống hoàn toàn bằng thương mại và nhập khẩu gạo từ Xiêm, Cao miên về thay vì trồng cấy. Đây là 1 yếu tố làm kinh tế đàng trong phồn thịnh tới 150 năm và vùng đất Thuận Quảng người Việt ở đông cho tới bờ bắc sông Hàn.

Ngày nay chúng ta có thể phân biệt giọng nói khác hẳn nhau của người ở 2 bờ sông này, bờ bắc thì giọng quân khu 4 còn bờ nam tới Phan thiết là 1 giọng nam chệch choạc khác hẳn.
Với sức mạnh tạo dựng được, sau khoảng 150 năm nữa thì người Việt tiến tới Qui nhơn. Vương triều Chăm Đồ bàn sụp đổ, 1 số dân chạy lên cao nguyên với người Thượng, 1 số dân dạt ra biển tiếp tục nghề cá và hải tặc còn lại ở lẫn da báo với người Việt.

Tại sao Đàng Trong thịnh vượng



Nhìn trên bản đồ thế giới, Đàng Trong nằm trên tuyến hải trình, luồng thương mại quốc tế nối liền Đông – Tây, có khi được xem là trạm dừng chân, nơi trung chuyển hàng hóa cho các thương thuyền quốc tế. Với vị trí địa lý thuận lợi, từ rất sớm, Đàng Trong tạo được sự quan tâm, chú ý của thương nhân nước ngoài, đặc biệt là thương nhân các nước phương Tây. Đầu thế kỷ XVII, trong bản tường trình từ Đàng Trong gửi về cho nhà vua Bồ Đào Nha, Cristoforo Borri đã khuyên nhà vua nên ra lệnh cho người Bồ xây dựng một thành phố ở Đà Nẵng để hỗ trợ cho việc phát triển thương mại. Ông cho rằng, Đàng Trong có vị trí quan trọng trong hải trình buôn bán của người Bồ, các thuyền buôn muốn đi đến Trung Quốc, Nhật Bản đều phải đi qua lãnh hải Đàng Trong. Ông viết: “Tôi xin nói rằng ngài nên ra lệnh cho người Bồ nhận lời đề nghị rất lịch thiệp chúa Đàng Trong đã đưa ra và sớm xây cất ở đó một thành phố tốt đẹp, làm nơi an toàn và cư trú, lại dùng để nhanh chóng bảo vệ hết các tàu thuyền đi Trung Quốc. Cũng có thể giữ lại một hạm đội sẵn sàng chống lại người Hà Lan. Họ đi Tàu hay đi Nhật, dù muốn dù không, họ bó buộc phải qua giữa eo biển nằm trong bờ biển xứ này thuộc về các hoàng tử trấn thủ Phú Yên và Quy Nhơn với những quần đảo Chàm

Mặt khác, lãnh thổ Đàng Trong có đường bờ biển kéo dài với nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho việc phát triển thương mại, đặc biệt là về ngoại thương. Cristoforo Borri cho biết: “Còn về hải cảng thì thật là lạ lùng, chỉ trong khoảng hơn một trăm dặm một chút mà người ta đếm được hơn sáu mươi cảng, tất cả đều rất thuận tiện để cập bến và lên đất liền. Là vì ở ven bờ có rất nhiều nhánh biển lớn”
Như vậy, Đàng Trong không chỉ có vị trí địa lý thuận lợi mà còn có những cảng biển tốt, thuận lợi cho việc ra vào, neo đậu của các thuyền buôn. Do đó, từ rất sớm, thương nhân nhiều nước đã đến đây để làm thương mại, đông đảo nhất là người Trung Quốc và Nhật Bản. Đến đầu thế kỷ XVII, thương nhân một số nước phương Tây đã đến dâng lễ vật/quà tặng lên chúa Nguyễn để xin thiết lập quan hệ thương mại với chính quyền Đàng Trong.
- Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa;
Với nhiều ưu thế, thuận lợi về mặt tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cùng với hiệu quả từ những chính sách của chúa Nguyễn nhằm đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, khai thác đất đai, phát triển kinh tế nông nghiệp mang lại, Đàng Trong được biết đến là nơi sản xuất ra lượng hàng hóa nông lâm thổ sản, thủy hải sản, yến sào, động vật hết sức dồi dào, phong phú và đa dạng. Đặc biệt, xứ Quảng Nam có núi rừng xanh tốt, đồng bằng rộng rãi, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, đã sản xuất ra rất nhiều thứ sản vật. Lê Quý Đôn cho biết, xứ Quảng Nam là nơi “ruộng đồng rộng rãi, gạo lúa tốt đẹp, trầm hương, tốc hương, sừng tê, ngà voi, vàng bạc, đồi mồi, trai ốc, bông, sáp, đường, mật,....

Đàng Trong, vào nửa sau thế kỷ XVI, khi chúa Nguyễn Hoàng lập nghiệp, đóng dinh phủ ở Ái Tử, Trà Bát thuộc huyện Vũ Xương, phủ Triệu Phong (nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) đã nhanh chóng tiến hành các hoạt động giao thương với các nước bên ngoài, đón nhận các thương thuyền của Trung Quốc, Nhật Bản...đến buôn bán ở Cảng Cửa Việt (Cảng Mai Xá). Nhiều mặt hàng nước ngoài được đưa vào bán ở Dinh Chúa, chợ phiên Cam Lộ và các nơi; đồng thời, thương nhân ngoại quốc cũng mua nhiều mặt hàng địa phương để mang đi. Như vậy, ngay từ thời chúa Nguyễn Hoàng, ông đã sớm thực hiện chính sách mở cửa ngoại thương. Sau đó, các chúa Nguyễn tiếp tục có nhiều chính sách nhằm ưu tiên phát triển thương nghiệp cả về nội thương lẫn ngoại thương. Vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, sản xuất hàng hóa phát triển, sự sôi động của thị trường trong nước là những tiền đề quan trọng để chúa Nguyễn có thể mạnh dạn mở cửa, chủ động mời gọi thương nhân nước ngoài từ Đông sang Tây giong buồm đến Đàng Trong giao dịch, mua bán.
Tận dụng ưu thế là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên, chúa Nguyễn đã có những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông lâm ngư nghiệp, thủ công nghiệp, từ đó tạo ra một khối lượng hàng hóa dồi dào, phong phú, đa dạng, có chất lượng tốt cung cấp cho thị trường, làm động lực cho sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Ở thế kỷ XVII - XVIII, trên các thương cảng Đàng Trong, bên cạnh các thương nhân ngoại quốc từ các phương phương Đông đến để giao dịch, mua bán, thì còn có sự xuất hiện của thương nhân nhiều nước phương Tây. Đàng Trong cho thấy không chỉ là nơi cung cấp nguồn hàng dồi dào, chất lượng tốt, mà còn là thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn.
Nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của các thuyền buôn nước ngoài là đến lãnh thổ Đàng Trong để giao dịch, buôn bán, các chúa Nguyễn đã chủ động mời gọi họ thông qua những chính sách, biện pháp cởi mở như: chủ động viết thư cho chính quyền Nhật Bản, viết thư cho lãnh đạo Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Batavia (Indonesia)...
Chúa Nguyễn chủ động mở cửa, mời gọi thương nhân nước ngoài, mà đặc biệt là thương nhân các nước phương Tây đến Đàng Trong giao dịch, mua bán vì nhiều mục đích, toan tính khác nhau. Trong đó, mục đích lớn nhất là mua sắm các loại vũ khí quân sự tối tân được sản xuất ở phương Tây thời bấy giờ nhằm gia tăng sức mạnh cho quân đội, đủ khả năng để chống lại quân Trịnh ở Đàng Ngoài trong các cuộc giao tranh.
Bên cạnh viết thư mời gọi thương nhân nước ngoài đến giao thương, sự chủ động mở cửa giao lưu, buôn bán với nước ngoài của chúa Nguyễn còn thể hiện ở chỗ dành sự ưu ái đặc biệt cho thương nhân nước nào thể hiện rõ thiện chí muốn thiết lập quan hệ buôn bán lâu dài, gắn bó. Ví như cho phép họ được chọn đất để lập phố xá, thương điếm, miễn giảm thuế, cho phép định cư và lấy vợ người Việt...
Chính sách mở cửa phát triển ngoại thương của chúa Nguyễn ở Đàng Trong được Cristoforo Borri ghi lại: “Chúa Đàng Trong không đóng cửa trước một quốc gia nào, người để cho tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc, người Hà Lan cũng tới như những người khác, cùng với tàu chở rất nhiều hàng hóa của họ...Phương châm của người Đàng Trong là không bao giờ tỏ ra sợ một nước nào trên thế giới. Thật là hoàn toàn trái ngược với vua Trung Hoa, ông này sợ tất cả, đóng cửa không cho người ngoại quốc vào và không cho phép buôn bán trong nước ông. Các sứ giả phải nại nhiều lí do mới được như ý sở cầu”
 
Top