Có Hình Bất ngờ về võ công của Lưu Bị

Một số người cho rằng Lưu Bị nhu nhược, yếu đuối, nhờ “biết khóc” nên có được 1/3 thiên hạ. Sự thật dường như ngược lại.​

3 huynh đệ kết nghĩa Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

3 huynh đệ kết nghĩa Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Tam Quốc Chí (bộ chính sử thời Hán do sử gia Trần Thọ ghi chép) không đề cập trực tiếp tới võ công của Lưu Bị, chỉ tập trung mô tả lòng nhân từ và khả năng chính trị của ông.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Lưu Bị không biết võ thuật.

Theo Sohu, trước khi lãnh đạo Thục Quốc, được xưng tụng là Tiên Chủ, Lưu Bị còn là một tướng quân. Điều này nghĩa là Lưu Bị chắc chắc từng được huấn luyện quân sự, đủ để giúp ông sống sót trên chiến trường và chỉ huy binh sĩ.

Trong Tam Quốc Chí, Trần Thọ chép: “Tiên Chủ (Lưu Bị) không thích đọc sách, chỉ khoái chó ngựa, hát xướng, quần áo đẹp. Tiên chủ người cao bảy thước năm tấc, tay dài quá gối, mắt nhìn được thấy tai. Lại ít nói, mừng giận không lộ ra mặt. Thích giao kết với kẻ hào kiệt, được nhiều người trẻ tuổi vây quanh”.

Cái gọi là “chỉ khoái chó ngựa” nghĩa là Lưu Bị thích săn bắn (dùng chó săn) và cưỡi ngựa, chứ không phải thích nuôi chó và ngựa. Lưu Bị đã thích săn bắn, chắc hẳn ông phải thạo bắn cung, bắn nỏ. Cưỡi ngựa cũng là một kỹ năng cần thiết của võ tướng, theo Sohu.

Nếu Lưu Bị không có võ nghệ hơn người và tính tình tốt, chắc hẳn những “kẻ hào kiệt” cũng không ngưỡng mộ và thích kết giao với ông.

Lưu Bị được cho là cao thủ dùng song kiếm (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Lưu Bị được cho là cao thủ dùng song kiếm (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Năm 184, Trương Giác khởi binh chống lại nhà Hán. Lịch sử gọi đây là cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng. Quân triều đình không thể chống cự, Hán Linh Đế (vua Hán) ra chiếu, kêu gọi quan lại cả nước chiêu mộ quân đội, cùng chống giặc Khăn Vàng.

Tam Quốc Chí chép: “Bọn thương nhân lớn người ở Trung Sơn là Trương Thế Bình, Tô Song gom được ngàn nén vàng, đi buôn ngựa khắp vùng Trác Quận, thấy Tiên Chủ khác thường, bèn giúp cho Tiên Chủ rất nhiều kim ngân tài vật. Nhờ thế, Tiên Chủ tập hợp được một số binh lính”.

“Cuối đời Linh Đế, quân Khăn Vàng nổi dậy, châu quận đều cất nghĩa binh. Tiên Chủ dẫn bộ hạ theo quan hiệu úy Trâu Tĩnh đánh dẹp giặc Khăn Vàng có công, được phong chức Uý ở huyện An Hỷ”.

Thời Hán, Úy là chức quan cai quản việc quân sự, khác với chức Lệnh chuyên lo việc dân sự.

Tam Quốc Chí lại chép: “Có viên quan Đốc Bưu nhân việc công đến huyện, Tiên Chủ xin vào yết kiến không được, liền xông thẳng vào trói cổ viên Đốc Bưu lại, đánh cho 200 trượng rồi bỏ chức quan”.

Trong Tam quốc diễn nghĩa (tiểu thuyết của La Quán Trung), đoạn đánh viên quan Đốc Bưu được gán cho Trương Phi, nhằm thể hiện Trương Phi là người nóng nảy, tính như “hổ lửa”. Thực tế, người nóng tính xông vào đánh quan Đốc Bưu là Lưu Bị.

Theo Sohu, các chi tiết trên cho thấy Lưu Bị là người bản lĩnh, dũng cảm, đủ khả năng huy động được một đội quân và trực tiếp cầm quân đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng. Gặp kẻ trái ý, ông thẳng tay trừng trị, cho dù đó có là quan trên.

Lưu Bị từng hạ sát một viên tướng của Tào Tháo (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Lưu Bị từng hạ sát một viên tướng của Tào Tháo (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Đầu năm 200, Tào Tháo và Viên Thiệu quyết phân thắng bại trong trận Quan Độ. Lưu Bị lúc này về phe Viên Thiệu, trấn thủ ở Nhữ Nam (huyện thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay).

Tam Quốc Chí chép: “Tào Công sai Thái Dương đánh Bị. Thái Dương bị Tiên Chủ giết chết ở đó”.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, công chém Thái Dương được La Quán Trung gán cho Quan Vũ. Thực tế, người lấy mạng Thái Dương là Lưu Bị. Chi tiết này cho thấy võ nghệ của Lưu Bị dư sức đối đầu với một viên tướng hạng hai của phe Tào.

Năm 201, Lưu Bị bị Tào Tháo đánh bại ở Nhữ Nam, phải đem quân nương nhờ Lưu Biểu ở Kinh Châu.

Sách Cửu Châu xuân thu chép: “Bị ở Kinh Châu mấy năm, có lần ngồi dự tiệc ở chỗ Biểu, lúc đứng lên đi nhà xí, thấy thịt bắp vế mập ra thì bùi ngùi chảy nước mắt. Khi về chỗ ngồi, Biểu lấy làm lạ hỏi Bị, Bị đáp: “Tôi thân thường chẳng rời yên ngựa, thịt ở bắp vế đều săn chắc. Nay chẳng ngồi trên yên ngựa nữa, bắp vế lại mập ra. Ngày tháng trôi qua, già lão đến nơi rồi mà chẳng làm nên công trạng gì, bởi thế nên thương cảm vậy”.

Tam Quốc Chí chép: “Biểu sai Bị chống cự bọn Hạ Hầu Đôn, Vu Cấm ở Bác Vọng. Được ít lâu, Bị đặt phục binh, tự đốt quân doanh rồi vờ bỏ chạy, bọn Đôn đuổi theo, bị quân của Bị đánh tan”.

Sohu bình luận, chi tiết “không rời yên ngựa” cho thấy Lưu Bị đích thực là một võ tướng, thường xuyên cưỡi ngựa đánh trận. Trận Bác Vọng xảy ra vào khoảng năm 204, Lưu Bị dám đương đầu với Hạ Hầu Đôn (một trong 5 viên tướng mạnh nhất của Tào Tháo) thì võ nghệ của ông quả thực không tầm thường.

Theo Qulishi, mô tả về võ công của Lưu Bị trong chính sử có vẻ khá mờ nhạt, nhưng trong Tam quốc diễn nghĩa, ông thực sự là “cao thủ võ lâm”.

Hồi 1 của Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung viết: “Huyền Đức (Lưu Bị) sai thợ đến rèn 2 thanh kiếm. Vân Trường (Quan Vũ) đánh một thanh long đao nặng 82 cân. Trương Phi đánh một ngọn xà mâu dài một trượng 8 thước. Mỗi người làm một bộ áo giáp, họp hương dũng được hơn 500 người”.

Đoạn này đã có ý ngầm miêu tả võ nghệ của Lưu Bị không thua kém Quan Vũ, Trương Phi, Qulishi bình luận.

Ở hồi thứ 5, La Quán Trung đặc biệt miêu tả võ nghệ của 3 anh em Lưu – Quan – Trương trong trận đại chiến với Lã Bố (mãnh tướng mạnh nhất thời Tam Quốc):

“Trương Phi hăng hái cố đánh Lã Bố. Hai người đánh nhau được hơn năm mươi hiệp chưa rõ bên nào thua bên nào được. Quan Vũ đứng ngoài thấy thế cũng múa thanh long đao nặng tám mươi hai cân đến cùng đánh. Ba con ngựa đứng dàn kiểu chữ đinh, đánh nhau được ba mươi hiệp nữa hai người vẫn không hạ được Lã Bố. Lưu Bị bấy giờ cũng cầm đôi gươm tế ngựa chạy vào đánh giúp. Ba người vây tròn lấy Lã Bố đánh chẳng khác gì quân đèn cù. Binh mã tám xứ ngây mặt ra trông”.

Đoạn tiếp: “Lã Bố cố sức chống đỡ không nổi, bèn nhắm giữa mặt Lưu Bị phóng vờ một ngọn kích. Lưu Bị tránh được. Lã Bố mở góc của trận, cắp đao ngược kích, phi ngựa chạy về. Ba người thúc ngựa sấn vào; quân mã tám xứ đều reo ầm lên, xô cả ra đánh. Quân Lã Bố chạy về trên cửa Hổ Lao. Ba người theo sau đuổi mãi”.

Cảnh Lưu – Quan – Trương đại chiến Lã Bố đã trở thành kinh điển (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Cảnh Lưu – Quan – Trương đại chiến Lã Bố đã trở thành kinh điển (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Qulishi bình luận, Trương Phi, Quan Vũ chỉ có thể đánh cầm hòa với Lã Bố. Chỉ khi Lưu Bị tham chiến, Lã Bố mới cảm thấy nguy hiểm đến tính mạng. Cũng có giả thuyết cho rằng, Lưu Bị xông vào cuộc chiến nhằm giải vây cho Lã Bố. Nếu không, Lã Bố đã bị Trương Phi, Quan Vũ đoạt mạng.

Không rõ mục đích của Lưu Bị khi tham chiến là gì, nhưng nếu đã dám đọ sức với “chiến thần” Lã Bố, ông phải có võ nghệ và đủ tự tin vào thực lực của mình.

Xét về võ nghệ, Lưu Bị tuy không mạnh bằng Quan Vũ, Trương Phi, nhưng ông tuyệt đối không phải một võ tướng tầm thường. Trên thực tế, Lưu Bị từng hạ sát một tướng của Tào Tháo và đủ khả năng sống sót sau những trận chiến lớn. Từ sau trận thủy chiến Xích Bích, Lưu Bị tập trung vào gây dựng địa bàn riêng và phát huy khả năng chính trị, theo Sohu.
 

Một số người cho rằng Lưu Bị nhu nhược, yếu đuối, nhờ “biết khóc” nên có được 1/3 thiên hạ. Sự thật dường như ngược lại.​

3 huynh đệ kết nghĩa Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

3 huynh đệ kết nghĩa Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Tam Quốc Chí (bộ chính sử thời Hán do sử gia Trần Thọ ghi chép) không đề cập trực tiếp tới võ công của Lưu Bị, chỉ tập trung mô tả lòng nhân từ và khả năng chính trị của ông.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Lưu Bị không biết võ thuật.

Theo Sohu, trước khi lãnh đạo Thục Quốc, được xưng tụng là Tiên Chủ, Lưu Bị còn là một tướng quân. Điều này nghĩa là Lưu Bị chắc chắc từng được huấn luyện quân sự, đủ để giúp ông sống sót trên chiến trường và chỉ huy binh sĩ.

Trong Tam Quốc Chí, Trần Thọ chép: “Tiên Chủ (Lưu Bị) không thích đọc sách, chỉ khoái chó ngựa, hát xướng, quần áo đẹp. Tiên chủ người cao bảy thước năm tấc, tay dài quá gối, mắt nhìn được thấy tai. Lại ít nói, mừng giận không lộ ra mặt. Thích giao kết với kẻ hào kiệt, được nhiều người trẻ tuổi vây quanh”.

Cái gọi là “chỉ khoái chó ngựa” nghĩa là Lưu Bị thích săn bắn (dùng chó săn) và cưỡi ngựa, chứ không phải thích nuôi chó và ngựa. Lưu Bị đã thích săn bắn, chắc hẳn ông phải thạo bắn cung, bắn nỏ. Cưỡi ngựa cũng là một kỹ năng cần thiết của võ tướng, theo Sohu.

Nếu Lưu Bị không có võ nghệ hơn người và tính tình tốt, chắc hẳn những “kẻ hào kiệt” cũng không ngưỡng mộ và thích kết giao với ông.

Lưu Bị được cho là cao thủ dùng song kiếm (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Lưu Bị được cho là cao thủ dùng song kiếm (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Năm 184, Trương Giác khởi binh chống lại nhà Hán. Lịch sử gọi đây là cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng. Quân triều đình không thể chống cự, Hán Linh Đế (vua Hán) ra chiếu, kêu gọi quan lại cả nước chiêu mộ quân đội, cùng chống giặc Khăn Vàng.

Tam Quốc Chí chép: “Bọn thương nhân lớn người ở Trung Sơn là Trương Thế Bình, Tô Song gom được ngàn nén vàng, đi buôn ngựa khắp vùng Trác Quận, thấy Tiên Chủ khác thường, bèn giúp cho Tiên Chủ rất nhiều kim ngân tài vật. Nhờ thế, Tiên Chủ tập hợp được một số binh lính”.

“Cuối đời Linh Đế, quân Khăn Vàng nổi dậy, châu quận đều cất nghĩa binh. Tiên Chủ dẫn bộ hạ theo quan hiệu úy Trâu Tĩnh đánh dẹp giặc Khăn Vàng có công, được phong chức Uý ở huyện An Hỷ”.

Thời Hán, Úy là chức quan cai quản việc quân sự, khác với chức Lệnh chuyên lo việc dân sự.

Tam Quốc Chí lại chép: “Có viên quan Đốc Bưu nhân việc công đến huyện, Tiên Chủ xin vào yết kiến không được, liền xông thẳng vào trói cổ viên Đốc Bưu lại, đánh cho 200 trượng rồi bỏ chức quan”.

Trong Tam quốc diễn nghĩa (tiểu thuyết của La Quán Trung), đoạn đánh viên quan Đốc Bưu được gán cho Trương Phi, nhằm thể hiện Trương Phi là người nóng nảy, tính như “hổ lửa”. Thực tế, người nóng tính xông vào đánh quan Đốc Bưu là Lưu Bị.

Theo Sohu, các chi tiết trên cho thấy Lưu Bị là người bản lĩnh, dũng cảm, đủ khả năng huy động được một đội quân và trực tiếp cầm quân đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng. Gặp kẻ trái ý, ông thẳng tay trừng trị, cho dù đó có là quan trên.

Lưu Bị từng hạ sát một viên tướng của Tào Tháo (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Lưu Bị từng hạ sát một viên tướng của Tào Tháo (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Đầu năm 200, Tào Tháo và Viên Thiệu quyết phân thắng bại trong trận Quan Độ. Lưu Bị lúc này về phe Viên Thiệu, trấn thủ ở Nhữ Nam (huyện thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay).

Tam Quốc Chí chép: “Tào Công sai Thái Dương đánh Bị. Thái Dương bị Tiên Chủ giết chết ở đó”.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, công chém Thái Dương được La Quán Trung gán cho Quan Vũ. Thực tế, người lấy mạng Thái Dương là Lưu Bị. Chi tiết này cho thấy võ nghệ của Lưu Bị dư sức đối đầu với một viên tướng hạng hai của phe Tào.

Năm 201, Lưu Bị bị Tào Tháo đánh bại ở Nhữ Nam, phải đem quân nương nhờ Lưu Biểu ở Kinh Châu.

Sách Cửu Châu xuân thu chép: “Bị ở Kinh Châu mấy năm, có lần ngồi dự tiệc ở chỗ Biểu, lúc đứng lên đi nhà xí, thấy thịt bắp vế mập ra thì bùi ngùi chảy nước mắt. Khi về chỗ ngồi, Biểu lấy làm lạ hỏi Bị, Bị đáp: “Tôi thân thường chẳng rời yên ngựa, thịt ở bắp vế đều săn chắc. Nay chẳng ngồi trên yên ngựa nữa, bắp vế lại mập ra. Ngày tháng trôi qua, già lão đến nơi rồi mà chẳng làm nên công trạng gì, bởi thế nên thương cảm vậy”.

Tam Quốc Chí chép: “Biểu sai Bị chống cự bọn Hạ Hầu Đôn, Vu Cấm ở Bác Vọng. Được ít lâu, Bị đặt phục binh, tự đốt quân doanh rồi vờ bỏ chạy, bọn Đôn đuổi theo, bị quân của Bị đánh tan”.

Sohu bình luận, chi tiết “không rời yên ngựa” cho thấy Lưu Bị đích thực là một võ tướng, thường xuyên cưỡi ngựa đánh trận. Trận Bác Vọng xảy ra vào khoảng năm 204, Lưu Bị dám đương đầu với Hạ Hầu Đôn (một trong 5 viên tướng mạnh nhất của Tào Tháo) thì võ nghệ của ông quả thực không tầm thường.

Theo Qulishi, mô tả về võ công của Lưu Bị trong chính sử có vẻ khá mờ nhạt, nhưng trong Tam quốc diễn nghĩa, ông thực sự là “cao thủ võ lâm”.

Hồi 1 của Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung viết: “Huyền Đức (Lưu Bị) sai thợ đến rèn 2 thanh kiếm. Vân Trường (Quan Vũ) đánh một thanh long đao nặng 82 cân. Trương Phi đánh một ngọn xà mâu dài một trượng 8 thước. Mỗi người làm một bộ áo giáp, họp hương dũng được hơn 500 người”.

Đoạn này đã có ý ngầm miêu tả võ nghệ của Lưu Bị không thua kém Quan Vũ, Trương Phi, Qulishi bình luận.

Ở hồi thứ 5, La Quán Trung đặc biệt miêu tả võ nghệ của 3 anh em Lưu – Quan – Trương trong trận đại chiến với Lã Bố (mãnh tướng mạnh nhất thời Tam Quốc):

“Trương Phi hăng hái cố đánh Lã Bố. Hai người đánh nhau được hơn năm mươi hiệp chưa rõ bên nào thua bên nào được. Quan Vũ đứng ngoài thấy thế cũng múa thanh long đao nặng tám mươi hai cân đến cùng đánh. Ba con ngựa đứng dàn kiểu chữ đinh, đánh nhau được ba mươi hiệp nữa hai người vẫn không hạ được Lã Bố. Lưu Bị bấy giờ cũng cầm đôi gươm tế ngựa chạy vào đánh giúp. Ba người vây tròn lấy Lã Bố đánh chẳng khác gì quân đèn cù. Binh mã tám xứ ngây mặt ra trông”.

Đoạn tiếp: “Lã Bố cố sức chống đỡ không nổi, bèn nhắm giữa mặt Lưu Bị phóng vờ một ngọn kích. Lưu Bị tránh được. Lã Bố mở góc của trận, cắp đao ngược kích, phi ngựa chạy về. Ba người thúc ngựa sấn vào; quân mã tám xứ đều reo ầm lên, xô cả ra đánh. Quân Lã Bố chạy về trên cửa Hổ Lao. Ba người theo sau đuổi mãi”.

Cảnh Lưu – Quan – Trương đại chiến Lã Bố đã trở thành kinh điển (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Cảnh Lưu – Quan – Trương đại chiến Lã Bố đã trở thành kinh điển (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Qulishi bình luận, Trương Phi, Quan Vũ chỉ có thể đánh cầm hòa với Lã Bố. Chỉ khi Lưu Bị tham chiến, Lã Bố mới cảm thấy nguy hiểm đến tính mạng. Cũng có giả thuyết cho rằng, Lưu Bị xông vào cuộc chiến nhằm giải vây cho Lã Bố. Nếu không, Lã Bố đã bị Trương Phi, Quan Vũ đoạt mạng.

Không rõ mục đích của Lưu Bị khi tham chiến là gì, nhưng nếu đã dám đọ sức với “chiến thần” Lã Bố, ông phải có võ nghệ và đủ tự tin vào thực lực của mình.

Xét về võ nghệ, Lưu Bị tuy không mạnh bằng Quan Vũ, Trương Phi, nhưng ông tuyệt đối không phải một võ tướng tầm thường. Trên thực tế, Lưu Bị từng hạ sát một tướng của Tào Tháo và đủ khả năng sống sót sau những trận chiến lớn. Từ sau trận thủy chiến Xích Bích, Lưu Bị tập trung vào gây dựng địa bàn riêng và phát huy khả năng chính trị, theo Sohu.
Xàm lol vô đối đmm
 
Top