Có Hình Lý Mục: Danh tướng đánh tan 10 vạn quân Hung Nô, 10 vạn quân Tần

Tính Giao

Thích phó đà
Lý Mục là một danh tướng tài giỏi của nước Triệu thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ông chỉ cần đánh một trận mà khiến quân Hung Nô suốt 10 năm không gượng dậy nổi. Tần Thủy Hoàng mấy lần tấn công nước Triệu với tướng giỏi binh mạnh cũng phải thốt lên rằng nếu còn danh tướng Lý Mục thì không sao thu phục lục quốc.

Được giao trọng trách chống Hung Nô
Tổ tiên của Lý Mục vốn là họ Thôi ở huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông. Đến đời ông nội là Lý Đan Nguyên thì đổi sang họ Lý.

Lý Mục từ nhỏ đã giỏi cưỡi ngựa, bắn cung, lớn lên ông trở thành tướng quân dưới thời Triệu Hiếu Thành Vương.

Lúc này ở phía bắc nước Triệu liên tục bị người Hung Nô tấn công cướp bóc. Nhà Triệu dùng đến một nửa quân số để trấn giữ biên giới phía bắc nhưng vẫn thường xuyên bị đánh bại.

Vương Chiêu liền tiến cử lên Lý Mục lên Triệu Vương. Lý Mục yêu cầu mình phải được toàn quyền sắp đặt binh lính và quan lại vùng biên giới, yêu cầu được giữ lại tất cả các khoản thuế thu được ở biên giới để chi tiêu quân phí, đồng thời không ai được can thiệp vào sách lược của mình. Các yêu cầu này được Triệu Vương chấp nhận.

Lý Mục lập tổng hành dinh ở quận Đại, sắp đặt bộ máy quan lại, tiền thuế đều được vào trong dinh để xây dựng quân đội. Binh sĩ được luyện tập, thành trì được tu sửa. Lý Mục không đánh Hung Nô ngay, chỉ bí mật ngày đêm xây dựng, thao luyện quân sĩ, người ngoài không biết được.

Lý Mục còn tìm cách đưa dân vào trong thành, tránh trực tiếp bị quân Hung Nô cướp bóc, thực hiện “vườn không nhà trống”. Ông cũng lệnh cho binh sĩ không giao chiến, nếu quân Hung Nô đến sẽ khua chiêng gõ trống rút hết vào thành cố thủ không ra. Ai vi phạm quân lệnh mà giao chiến sẽ bị xét xử.

Tin tức Lý Mục không dám đánh Hung Nô bay về kinh thành. Qua vài năm nhẫn nại, Triệu Vương không nhịn được cho gọi Lý Mục về. Lý Mục nói rằng thời cơ chưa đến, đồng thời nhắc lại cam kết của Triệu Vương.

Triệu Vương không đồng ý với Lý Mục, liền cử tướng khác thay chống Hung Nô. Các tướng mới thay đổi kế sách trước đó của Lý Mục, nhiều lần giao chiến với Hung Nô, nhưng không chỉ không thắng mà còn tổn thất binh sĩ. Người dân vùng biên giới thường xuyên bị cướp phá mà không được bảo vệ một cách có chiến lược và trật tự như thời Lý Mục.

Triệu Vương nhớ tới Lý Mục, mời Lý Mục tới nhưng ông đóng cửa cáo bệnh không ra. Triệu Vương phải nhờ đến Vương Chiêu thuyết phục, Lý Mục mới chịu đến phụng mệnh. Lý Mục đồng ý lĩnh chỉ đánh Hung Nô, đồng thời nhắc lại điều kiện cũ.

Chỉ một trận đánh tan 10 vạn quân Hung Nô
Lý Mục tới biên giới, lại rời dân vào sâu phía trong, thực hiện “vườn không nhà trống”, binh sĩ trong thành không giao chiến. Quân Hung Nô đã quen với Lý Mục, cho rằng ông sợ Hung Nô.

Sau vài năm, quân Lý Mục có 1.300 chiến xa, 13.000 chiến mã, 5 vạn binh, 10 vạn cung thủ, vậy mà quân Hung Nô không mảy may hay biết. Không chỉ thế, sau vài năm, quân Hung Nô đã quen với cảnh quân Triệu chỉ lo phòng thủ nên nghênh ngang như ở chỗ không người.

Nhận thấy binh lực đã mạnh, thời cơ đã dến, Lý Mục cho dân chúng trở lại biên giới trồng trọt, chăn thả gia súc. Quân Hung Nô đến cướp bóc thì quân của Lý Mục giả sợ hãi vứt hết khí giới tháo chạy.

Nghe tin dân Triệu trở lại biên giới với rất nhiều của cải. Thiền vu Hung Nô mừng rỡ cho đại quân 10 vạn tới nơi. Quân Triệu thấy quân Hung Nô thì bỏ chạy, nhử đại quân Hung Nô vào trận địa bố trí sẵn ở ngay trước Nhạn Môn Quan.

Quân Hung Nô vừa vào trận địa, Lý Mục liền cho bộ binh và chiến xa tập kích từ 2 cánh ép lại, rồi cho đội cung thủ bắn tên như mưa. Quân Hung Nô tử trận vô số, một số thoát ra khỏi vòng vây chạy trốn thì bị quân Triệu cho kỵ binh truy đuổi diệt sạch. Thiền vu Hung Nô phải trốn vào rừng sâu.

Chớp thời cơ, Lý Mục đưa quân đuổi theo, vượt biên giới sang Hung Nô diệt Đan Lâm, phá Đông Hồ, khiến người Lân Hồ phải đầu hàng quy thuận. Đây là lần đầu tiên người ở vùng đất Trung Nguyên có thể đánh bại Hung Nô trong một trận đánh quy mô lớn.

Sau trận đánh này, hơn 10 năm sau quân Hung Nô vẫn không gượng dậy nổi, kinh sợ không dám đến gần biên giới với nước Triệu.

Kế sách “vườn không nhà trống” của danh tướng Lý Mục sau này trở thành hình mẫu cho binh pháp. Khoảng 1.500 năm sau, đại quân Mông Cổ hùng bá khắp thiên hạ, xâm chiếm từ Á sang Âu gây kinh hoàng khắp thế giới, biên niên sử châu Âu ghi nhận rằng “vó ngựa quân Mông Cổ đến đâu cỏ không mọc được đến đấy”. Tuy nhiên khi đến Đại Việt, vó ngựa quân Mông Cổ bị chùn bước, rút chạy thảm bại bởi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người sử dụng chính sách lược “vườn không nhà trống”. Sách lược này đã 3 lần giúp Đại Việt đánh tan đại quân Mông Cổ, viết nên trang sử hào hùng cho hậu thế.
 
Trong khi Lý Mục đang trấn giữ phương bắc chống Hung Nô thì nước Triệu chuẩn bị cho trận Trường Bình. Đây là trận đánh lớn ảnh hưởng đến vận mệnh nước Triệu sau này.

Liêm Pha chặn đứng quân Tần
Bấy giờ quân Tần tấn công Trường Bình, tướng nước Triệu là Liêm Pha biết quân Tần rất mạnh nên dù quân đông vẫn quyết thủ vững chứ không đánh, mặc cho quân Tần khiêu khích. Điều này khiến cho suốt 2 năm liền quân Tần không tiến được.

Tần Chiêu Tương Vương thấy đánh mãi không thắng liền tìm kế ly gián, cho người mang nhiều vàng bạc đến đút lót các quan nước Triệu, tung tin Liêm Pha già cả lú lẫn hèn nhát, không dám mang quân ra đối địch. Sau đó Tần lại phao tin rằng quân Tần chỉ sợ mỗi Triệu Quát, con trai của danh tướng Triệu Xa.

Triệu Vương tin thật, năm 260 TCN, cho gọi Liêm Pha trở về, phái Triệu Quát đến Trường Bình cầm quân. Nhiều tướng can ngăn Triệu Vương không được, đến mẹ của Triệu Quát cũng can ngăn nhưng Triệu Vương không đồng ý.

Triệu Quát vốn trẻ người non dạ, chỉ biết “bàn việc binh trên giấy”, chưa đi thực chiến bao giờ. Xưa kia khi cùng cha bàn việc quân, Triệu Quát từng bàn bạc khiến Triệu Xa không bắt bẻ được. Nhưng Triệu Xa lại nhận xét rằng:

“Cầm quân đánh nhau là việc đặt tính mạng vào chỗ chết, thế mà Triệu Quát coi việc cầm quân là việc dễ dàng nhẹ nhàng. Sau này nước Triệu không dùng Triệu Quát làm tướng thì thôi, nếu dùng, người làm cho nước Triệu thảm bại nhất định sẽ là nó.”

45 vạn quân Triệu bị diệt
Triệu Quát cứ nhất nhất theo binh pháp, ỷ quân đông liền tấn công quân Tần. Không ngờ quân Tần bí mật thay tướng Bạch Khởi, vốn là danh tướng bách chiến bách thắng.

Bạch Khởi cho quân đánh thua mấy trận, làm Triệu Quát đắc thắng chủ quan. Đợi triệu Triệu Quát tiến vào thế trận chuẩn bị trước, Bạch Khởi liền cho tinh binh đánh bọc hậu cắt đứt đường rút của quân Triệu, bao vây chặt rồi tiêu diệt toàn bộ 45 vạn quân Triệu.

Trận Trường Bình là trận đánh nổi tiếng bậc nhất thời chiến quốc. Thất bại này khiến nước Triệu suy yếu không bao giờ vực dậy như trước được nữa.

Tần muốn diệt Triệu
Thấy Triệu đã suy yếu, năm 258 TCN, quân Tần tiến đánh Kinh đô Hàm Đan của nước Triệu. Triệu phải nhờ Ngụy cứu mới thoát được.

Năm 247 TCN, Tần Thủy Hoàng lên ngôi Vua, mang hoài bão thu phục lục quốc thống nhất thiên hạ. Năm 234 TCN, nhà Tần cử viên tướng Hoàn Nghĩ đưa quân tiến đánh Bình Dương và Vũ Thành, 10 vạn quân Triệu tiếp tục bị tiêu diệt.

ban-do-chien-quoc.webp

Bản đồ thời chiến quốc năm 260 TCN.

Năm sau, Hoàn Nghĩ lại đưa quân vượt Thái Hành sơn tấn công Xích Ly và Nghi An, nước Triệu lâm nguy. Triệu U Mục vương phải gọi Lý Mục đang ở phương bắc trở về, phong cho ông làm đại tướng quân, giao cho ông chỉ huy toàn quân chống Tần.

Lý Mục khiến 10 vạn quân Tần tử trận
Lý Mục cho Triệu Thông trấn giữ Kinh thành Hàm Đan, còn bản thân chặn quân Tần ở Phì Lũy. Ông nhận thấy quân Tần rất mạnh lại thắng liên tục nên sĩ khí đang hăng, nếu giao chiến rất khó thắng. Lý Mục bèn lệnh cho quân cố thủ trong trại tránh giao chiến, chờ cơ hội phản công.

Lý Mục lại chia quân thành từng nhóm nhỏ, ngày đêm luyện tập. Ông yêu thương tướng sĩ như con, được các tướng sĩ hết mực tôn kính. Binh tướng nhiều lần xin được xuất quân quyết chiến nhưng Lý Mục đều từ chối.

Nhuệ khí quân Tần dần dần suy giảm. Nhận thấy đánh lâu dài quân Tần sẽ bất lợi, Hoàn Nghĩ liền tìm cách nhử Lý Mục đưa quân ra. Nhưng Lý Mục là người có tâm đại nhẫn, dẫu quân Tần khiêu khích thế nào cũng không làm ông lay chuyển.

Hoàn Nghĩ liền chia quân ra đánh quân của Triệu Thông đang ở Phì Hạ. Kế hoạch của Hoàn Nghĩ là dụ quân Triệu Thông ra đánh rồi vây chặt, nhằm dụ Lý Mục phải xuất quân ra ngoài ứng cứu. Mục đích cuối cùng là tiêu diệt Lý Mục.

Trái với suy nghĩ của Hoàn Nghĩ, Lý Mục lợi dụng tâm lý chủ quan của quân Tần, lệnh cho quân Triệu chuẩn bị tấn công thẳng vào trại quân Tần ở Vu Phì chứ không đi cứu viện. Không chỉ vậy, Lý Mục còn lệnh cho Triệu Thông cứ thủ vững, khi nào thấy quân Tần rút đi thì đi theo nhưng không đánh mà phải đợi lệnh.

Lý Mục chia quân làm 3 cánh bất ngờ tấn công vào doanh trại quân Tần. Quân Tần trước giờ đã quen thấy quân Triệu phòng thủ nên không có sự chuẩn bị, nên bất ngờ không chống nổi, sĩ tốt đều tử trận, tàn quân bỏ chạy đến báo tin cho Hoàn Nghĩ.

Hoàn Nghĩ vội đưa quân về chiếm lại. Bấy giờ Lý Mục dàn quân chờ sẵn, Triệu Thông lại ở phía sau Hoàn Nghĩ. Quân của Lý Mục thường ngày đều tập luyện và nghỉ ngơi dưỡng sức, nay mới được giao chiến thì rất hăng. Kết quả Hoàn Nghĩ bị rơi vào gọng kìm, đại quân 10 vạn của Tần bị tiêu diệt. Hoàn Nghĩ bỏ chạy không dám về nước.

Triệu Vương vui sướng vì thắng trận, phong Lý Mục làm Vũ An Quân cùng thực ấp vạn hộ. Trong khi đó về phía nhà Tần, Tần Thủy Hoàng vẫn quyết diệt Triệu, cho rằng đây là nền tảng để thu phục lục quốc.
 
Năm 233 TCN, nước Triệu bị mất mùa đói kém khiến suy yếu, lương thực không đủ, cỏ khô cũng không đủ cho ngựa ăn. Lợi dụng tình thế này, năm 232 TCN, quân Tần lại chia làm 2 cánh đánh Triệu, một cánh qua Lang Mạnh, cánh chủ lực tiến vào đất Nghiệp. Dù quân Tần rất mạnh nhưng Triệu U Mục Vương lại lệnh cho danh tướng Lý Mục phải tốc chiến tốc thắng vì cho rằng trong hoàn cảnh khó khăn thiếu lương thì không thể đánh lâu dài.

Lý Mục lại đánh bại quân Tần
Lý Mục quyết định phải đánh bại đội quân chủ lực của Tần ở Nghiệp thành trước. Ông sai phó tướng Tư Mã Thượng cố thủ ở Kinh thành Hàm Đan, còn bản thân dẫn phần lớn quân nhử quân Tần tiến theo hướng bắc.

Quân Tần tiến đánh cánh quân của Lý Mục, muốn tiêu diệt đa số quân Triệu. Lý Mục vừa đánh vừa lui, cố gắng tiêu hao dần binh lực của Tần mà lại bảo toàn được binh lực của mình.

Phương bắc có thể nói là “đại bản doanh” của Lý Mục. Ông vốn nổi danh từ đây, đánh bại quân Hung Nô cũng là ở đây. Hơn nữa Lý Mục năm xưa luôn yêu thương binh lính và dân chúng, nên bách tính đều nhớ ơn ông mà ủng hộ lương thảo.

Lý Mục càng rút về bắc, quân Triệu lại càng được tiếp tế lương thảo hậu cần đầy đủ hơn. Trong khi đó quân Tần càng tiến sâu đến phương bắc thì càng hao tổn binh lực, tiếp tế lương thảo càng khó khăn, quân đội cũng ngày càng kéo giãn.

Khi quân Tần đuổi theo quân Triệu đến Phiên Ngô ở phướng bắc, nhận thấy mũi tiến quân này của Tần đã dàn trải tách khỏi cánh quân phía nam, Lý Mục cho quân dừng lại đón đánh. Quân Tần dù đông hơn nhưng bị đánh cho tan nát.

Cánh quân còn lại của Tần tiến về phía Kinh đô Hàm Đan, nhưng phó tướng Tư Mã Thượng thủ chắc khiến quân Tần không thắng được. Khi nghe tin cánh quân chủ lực đuổi theo Lý Mục bị tiêu diệt thì quân Tần hốt hoảng cho quân rút về nước.

Tần dùng kế trừ Lý Mục
Tin quân Tần thất trận bay về Kinh thành Hàm Dương, Tần Thủy Hoàng bàng hoàng không ngờ quân Tần lại bại trận nhanh đến thế.

Không đánh được nước Triệu, năm 230 TCN, Tần Thủy Hoàng cho quân đánh bại được nước Hàn. Cũng năm này nước Triệu có động đất lớn, lại bị mất mùa đói kém, nhân cơ hội này Tần Thủy Hoàng lại quyết định đánh Triệu.

Triệu và Hàn là 2 nước có vị trí quan trọng, vì chiếm được 2 nước này sẽ có chung biên giới với tất cả các nước còn lại. Có thể nói đây là cửa ngõ quan trọng để thu phục thiên hạ. Chiếm được 2 nước này thì tiến có thể công, thoái có thể thủ.

Tần Thủy Hoàng hiểu rằng nếu còn Lý Mục thì không sao thu phục lục quốc được. Ông bàn với các đại thần rằng: “Không trừ được Lý Mục, khó có thể công hạ được Triệu quốc”.

Các đại thần liền hiến kế ly gián, dùng vàng để thuyết phục Thừa tướng Quách Khai ly gián Lý Mục. Vương Ngao được giao vạn cân vàng đến Triệu. Ông ta đưa vàng cho Thừa tướng Quách Khai nhờ liên kết với các quan chủ chốt để sẵn sáng giúp đỡ nước Tần khi cần.

Lý Mục lại chặn đứng quân Tần
Năm 229 TCN, Tần Thủy Hoàng dùng danh tướng Vương Tiễn cùng 10 vạn đại quân chia làm 3 cánh hình thành gọng kìm bắc nam quyết thu phục nước Triệu bằng được.

Một cánh quân Tần do Vương Tiễn thống lĩnh vượt Thái Hành Sơn tiến vào miền trung nước Triệu. Một cánh khác do Dương Đoan Hòa chỉ huy đánh vào phía bắc nước Triệu rồi đến Kinh đô Hàm Đan. Cánh còn lại của Lý Tín tấn công quận Đại ở phía bắc.

Nước Triệu mấy năm liên tiếp thiên tai mất mùa, lại chiến tranh liên miên nên rất yếu. Triệu U Mục Vương dốc hết quân giao cho Lý Mục chống quân Tần.

Lý Mục đóng trại dựa vào núi Hôi Tuyền ngăn cản quân chủ lực của Vương Tiễn, khiến quân Tần không sao tiến được.

Lý Mục cùng Vương Tiễn đều là đại tướng quân của hai nước, đều là những danh tướng bậc nhất thời Chiến quốc. Lý Mục dù quân ít và yếu hơn, nhưng “trúc lũy cố thủ” tránh đánh trực diện, nên cầm chân quân Tần hết lần này đến lần khác, khiến danh tướng Vương Tiễn không sao tiến được.

Triệu trúng kế ly gián
Vương Ngao liền đến Hàm Đan gặp Quách Khai, yêu cầu Quách Khai tung tin cho Triệu U Mục Vương rằng Lý Mục tự ý hòa đàm với Vương Tiễn, đồng ý quy thuận theo Tần, đổi lại Lý Mục có được đất Đại làm nước riêng. Vương Ngao cũng báo Vương Tiễn ngừng chiến giả hòa đàm với Lý Mục để Triệu U Mục Vương tin là thật.

Triệu U Mục Vương quả nhiên trúng kế, quyết định để Triệu Thông và Nhan Tụ thay Lý Mục. Tuy nhiên Lý Mục cho rằng cuộc chiến chống Tần vô cùng quan trọng, không thể giữa chừng bỏ về.

Triệu U Mục Vương liền sai người bắt Lý Mục giết đi. Lý Mục để lại ấn tín trốn đi nhưng bị võ sĩ truy tìm giết được.

Quân Triệu vốn cảm phục Lý Mục, nay chủ tướng bị giết thì tâm tình chán nản, lòng quân ly tán. Vương Tiễn nhờ đó dễ dàng đánh bại quân Triệu.

Quân Tần tến đến Hàm Đan, Triệu U Mục Vương đầu hàng. Nước Triệu đến đây bị diệt.

Hậu duệ của Lý Mục
Lý Mục là danh tướng nổi tiếng, trăm trận trăm thắng, dân chúng và binh lính đều hết lòng tôn kính ông. Hậu duệ của ông sau này cũng nhận được sự tôn kính.

Sau khi Tần Thủy Hoàng mất, lục quốc lại nổi lên khôi phục đất cũ. Cháu nội của Lý Mục là Lý Tả Xa trở thành mưu sĩ được trọng dụng ở nước Triệu, được phong làm Quảng Vũ Quân.

Năm 204 TCN, Hàn Tín thống lĩnh quân Hán vượt Thái Hành Sơn tiến đánh nước Triệu. Triệu Vương Yết cùng đại tướng Trần Dư và mưu sĩ Lý Tả Xa đưa quân chống lại.

Lý Tả Xa lên kế sách đánh bại quân Hán, tuy nhiên Triệu Vương Yết lại nghe theo kế sách của Trần Dư. Kết quả quân Triệu dù đông hơn nhưng bị Hàn Tín bày trận Bối Thủy đánh cho thảm bại. Đại tướng Trần Dư bị diệt, Triệu Vương Yết bị bắt. Đây là trận đánh nổi tiếng lịch sử, đề cao tài dùng binh của Hàn Tín.

Chiến thắng xong, Hàn Tín trao thưởng ngàn lượng vàng cho ai bắt được Lý Tả Xa. Sau khi bắt được Lý Tả Xa, biết ông là cháu nội danh tướng Lý Mục, Hàn Tín cho cởi trói, tôn kính đối đãi ông như thầy.

Hàn Tín hỏi Lý Tả Xa sách lược đánh Yên, Tề. Lý Tả Xa nói rằng: “Quân Hán mỏi mệt, gặp phải quân Yên – Tề kiên cường chống trả, thắng bại khó đoán. Không bằng xếp giáp dừng binh, vỗ về dân Triệu, phái người dùng binh uy khuyên hàng, Yên – Tề có thể bình định.” (Theo “Sử ký” của Tư Mã Thiên).

Hàn Tín nghe theo kế ấy, quả nhiên không cần dùng binh mà thu phục được nước Yên.
 
Nếu Liêm Pha trận ấy mà ko bị cho về vườn, đánh với Bạch Khởi thì ntn nhỉ :doubt:
thì cả nước Triệu chết hết vì đói, lương thực toàn quốc còn cầm cự nuối quân và nước trong 2 tháng nữa. May là chết 45v quân đỡ 45v cái miệng ăn nên nước Triệu sau khi thủ thành công mới còn lếch lếch được
 
Nếu Liêm Pha trận ấy mà ko bị cho về vườn, đánh với Bạch Khởi thì ntn nhỉ :doubt:
Công giỏi gặp thủ hay. Khả năng Bạch Khởi không tiến được phải rút. Nhưng quả đồ sát mấy chục vạn quân Triều thì đéo ngửi nổi thật. Nếu phải tao, tao thả mẹ nó hết quân đấy về Triệu và bảo bọn đó ghi nhớ là đang nợ tao một mạng. Sau này đánh nước nào nó cũng dễ. Chứ để nó tử thủ đến chết vì vụ đồ sát thì cũng căng.
 
Công giỏi gặp thủ hay. Khả năng Bạch Khởi không tiến được phải rút. Nhưng quả đồ sát mấy chục vạn quân Triều thì đéo ngửi nổi thật. Nếu phải tao, tao thả mẹ nó hết quân đấy về Triệu và bảo bọn đó ghi nhớ là đang nợ tao một mạng. Sau này đánh nước nào nó cũng dễ. Chứ để nó tử thủ đến chết vì vụ đồ sát thì cũng căng.
Trần Hưng Đạo xưa cũng có cái trò hứa là thả xong vẫn âm thầm cho người dùi thủng thuyền làm chết bao nhiêu hàng binh nhà Nguyên. Từ đó bọn Tàu nó cũng chả bao giờ tin vào cái mồm dân An Nam, đến thời Lê Lợi bao vây quân Minh, hứa là sẽ tha nhưng chúng nó đéo tin nữa, cố thủ đánh đến cùng. Cuối cùng kéo dài thêm cuộc chiến, về sau Lê Lợi giữ chữ tín cũng có thả về thật chứ không làm cái trò hứa mõm.
 
thì cả nước Triệu chết hết vì đói, lương thực toàn quốc còn cầm cự nuối quân và nước trong 2 tháng nữa. May là chết 45v quân đỡ 45v cái miệng ăn nên nước Triệu sau khi thủ thành công mới còn lếch lếch được
M nghĩ ts tần phải chơi trò để triệu vương đưa thằng quát ra thay liêm pha k
Tần cũng k chịu nổi tiêu hao như triệu nữa r
Nên phải tìm cách ép triệu ra đánh
 
Triệu có liêm pha, lý mục mà vua ngu nên để tần thành độc bá chiến quốc
Chiến quốc 4 đại tướng thì tần 2 triệu 2
Chỉ bằng trận trường bình triệu mất sạch
 
Công giỏi gặp thủ hay. Khả năng Bạch Khởi không tiến được phải rút. Nhưng quả đồ sát mấy chục vạn quân Triều thì đéo ngửi nổi thật. Nếu phải tao, tao thả mẹ nó hết quân đấy về Triệu và bảo bọn đó ghi nhớ là đang nợ tao một mạng. Sau này đánh nước nào nó cũng dễ. Chứ để nó tử thủ đến chết vì vụ đồ sát thì cũng căng.
Vấn đề là bạch khởi chơi trò làm suy yếu quốc lực đấy, tại vì xét trên bình diện quân lực thời đấy, triệu và sở là 2 nước có thể đối kháng được với tần, nếu không diệt dc triệu, tần k thể thống nhất dc, rất may cho tần là vua triệu ngu như chó vậy, hại chết 2 thằng tướng giỏi nhất. Về chuyện tại sao k thả quân triệu về để lấy lòng thì k hợp lí, do thời này cái tinh thần yêu nước của từng nước là nó rất cao, bằng chứng là các trận chiến gần như là chơi đến cuối cùng, éo có hàng binh và có hàng thì cũng ít. Chưa kể thêm 1 lý do là bọn tần nó có chính sách lập quân công, càng giết địch nhiều càng dc thưởng nhiều, k quan trọng xuất thân, cho nên ra chiến trường quân tần nó cuồng sát bỏ mẹ. Trận trường bình mặc dù bạch khởi ra tay tàn độc nhưng xét về lâu dài và bá mộng thống nhất thì nó lại là cách tốt nhất, sau trận này thì triệu xem như oẳng vì éo còn thanh niên trai tráng
 
M nghĩ ts tần phải chơi trò để triệu vương đưa thằng quát ra thay liêm pha k
Tần cũng k chịu nổi tiêu hao như triệu nữa r
Nên phải tìm cách ép triệu ra đánh
Tần nó mới xong đường thông từ 3 thục chuyển lương thực ra, sau khi đánh xong trận trường bình nó còn vây hàm đan 2 năm kêu hết lương. Đọc thì đọc cho kỹ vào. tần vương a cay vụ ko làm đòi ngồi hưởng đất nên quyết tâm đấm triệu sml thôi. Còn theo tao triệu vương quyết phải đánh vì không đánh chết đói hết cả nước,lương thực lúc đó chỉ còn đủ 2 tháng cho cả nước, đánh chết bớt hoặc thắng thì lùa quân qua chiếm lương thực,chứ nói chỉ bị diềm pha 1,2 lời thì còn gì đợi 3 năm . Triệu tính ra lính tinh anh nhất trong đám 6 quốc hồi đó do địa thế giao với hung nô, tần, yến,tề,ngụy,hàn đánh nhau liên miên , thủ hàm đan toàn đàn bà con nít vẫn thủ được.
 
Tần nó mới xong đường thông từ 3 thục chuyển lương thực ra, sau khi đánh xong trận trường bình nó còn vây hàm đan 2 năm kêu hết lương. Đọc thì đọc cho kỹ vào. tần vương a cay vụ ko làm đòi ngồi hưởng đất nên quyết tâm đấm triệu sml thôi. Còn theo tao triệu vương quyết phải đánh vì không đánh chết đói hết cả nước,lương thực lúc đó chỉ còn đủ 2 tháng cho cả nước, đánh chết bớt hoặc thắng thì lùa quân qua chiếm lương thực,chứ nói chỉ bị diềm pha 1,2 lời thì còn gì đợi 3 năm . Triệu tính ra lính tinh anh nhất trong đám 6 quốc hồi đó do địa thế giao với hung nô, tần, yến,tề,ngụy,hàn đánh nhau liên miên , thủ hàm đan toàn đàn bà con nít vẫn thủ được.
Đọc thì đọc cho kỹ vào
Đường vận lương tần bằng 10 lần triệu
Có cái l mà đủ lương
Đéo chịu chơi thủ nổi nên mới dùng tiền lừa thg triệu vương đưa triệu quát ra xin chết
 
Đọc thì đọc cho kỹ vào
Đường vận lương tần bằng 10 lần triệu
Có cái l mà đủ lương
Đéo chịu chơi thủ nổi nên mới dùng tiền lừa thg triệu vương đưa triệu quát ra xin chết
vậy lương đâu để 25v quân tần vay hàn đan 2 năm từ 259tcn đến 257tcn:, sau khi các nước sở,ngụy vào giúp tần mới bại ??? Lương tự đẻ ra ? thiếu lương cái lồn, ngu thì đừng sủa
 
Công giỏi gặp thủ hay. Khả năng Bạch Khởi không tiến được phải rút. Nhưng quả đồ sát mấy chục vạn quân Triều thì đéo ngửi nổi thật. Nếu phải tao, tao thả mẹ nó hết quân đấy về Triệu và bảo bọn đó ghi nhớ là đang nợ tao một mạng. Sau này đánh nước nào nó cũng dễ. Chứ để nó tử thủ đến chết vì vụ đồ sát thì cũng căng.
Đéo nói dc như vậy. Nó nhớ ơn nhưng vẫn phải chiến đấu nếu bị đánh tiếp đó.
Nói chung giết hết thì sau này dễ giải quyết Triệu, còn các nước khác thì khoai hơn.
Nhưng mệnh về Tần rồi, giết hay k giết cũng đéo thay đổi dc gì.
 
Vấn đề là bạch khởi chơi trò làm suy yếu quốc lực đấy, tại vì xét trên bình diện quân lực thời đấy, triệu và sở là 2 nước có thể đối kháng được với tần, nếu không diệt dc triệu, tần k thể thống nhất dc, rất may cho tần là vua triệu ngu như chó vậy, hại chết 2 thằng tướng giỏi nhất. Về chuyện tại sao k thả quân triệu về để lấy lòng thì k hợp lí, do thời này cái tinh thần yêu nước của từng nước là nó rất cao, bằng chứng là các trận chiến gần như là chơi đến cuối cùng, éo có hàng binh và có hàng thì cũng ít. Chưa kể thêm 1 lý do là bọn tần nó có chính sách lập quân công, càng giết địch nhiều càng dc thưởng nhiều, k quan trọng xuất thân, cho nên ra chiến trường quân tần nó cuồng sát bỏ mẹ. Trận trường bình mặc dù bạch khởi ra tay tàn độc nhưng xét về lâu dài và bá mộng thống nhất thì nó lại là cách tốt nhất, sau trận này thì triệu xem như oẳng vì éo còn thanh niên trai tráng
Tao vẫn rất thần tượng thằng cha Bạch Khởi này, nhưng vụ đồ sát thì quá là hạ sách. Thả về có thể quốc lực Triệu không mất nhưng nhân tâm mất, sĩ khí mất, 5 quốc nhìn vào. Tất nhiên nếu mang góc nhìn của người thế kỷ này so với người xưa là lệch lạc nhưng đọc thì có chút tiếc vậy thôi.
 
thằng này trong Kingdom vương giả thiên hạ - bá vl
Bá đéo gì. Gặp a Vương Tiễn có ăn được đâu, sau lại hẹo dưới tay Quách Khai. Tướng trong Kingdom mà bá đạo và ấn tượng dữ dội đéo ai thắng nổi: Liêm Pha vs Vương Kị. Đấu trí, đấu dũng mãnh đéo ngán con vợ nào.
 
Tao vẫn rất thần tượng thằng cha Bạch Khởi này, nhưng vụ đồ sát thì quá là hạ sách. Thả về có thể quốc lực Triệu không mất nhưng nhân tâm mất, sĩ khí mất, 5 quốc nhìn vào. Tất nhiên nếu mang góc nhìn của người thế kỷ này so với người xưa là lệch lạc nhưng đọc thì có chút tiếc vậy thôi.
Tùy tình hình lúc đó: có thể không đủ lương nuôi lính, thả lính về sợ nó quay lại phản công lại thiệt hại nặng hơn. Giết sạch là an toàn nhất.
- Việt Nam mà có 1 Bạch Khởi hay Hoàn Kị thì bọn mọi như @Miu Miu Tây Bắc chắc không còn 1 mống. Để bây giờ nó lan tràn vào cộng đồng người Kinh.
 
Trần Hưng Đạo xưa cũng có cái trò hứa là thả xong vẫn âm thầm cho người dùi thủng thuyền làm chết bao nhiêu hàng binh nhà Nguyên. Từ đó bọn Tàu nó cũng chả bao giờ tin vào cái mồm dân An Nam, đến thời Lê Lợi bao vây quân Minh, hứa là sẽ tha nhưng chúng nó đéo tin nữa, cố thủ đánh đến cùng. Cuối cùng kéo dài thêm cuộc chiến, về sau Lê Lợi giữ chữ tín cũng có thả về thật chứ không làm cái trò hứa mõm.
Thằng Ô Mã Nhi là tướng tài bậc nhất bên Nguyên thông thạo cả thủy lục, có kinh nghiệm đánh trận tại Đại Việt nhiền lần khiến Hưng Đạo khốn khổ. Thằng này mà thả về thì nó lại củng cố binh lực quân Vân Nam kéo sang tiếp. Cho chết chìm tao thấy hợp lý. Nhà Trần cũng thả người nhiều đợt rất đàng hoàng, riêng cái thằng Ô Mã Nhi là phải khử.
 
Thằng Ô Mã Nhi là tướng tài bậc nhất bên Nguyên thông thạo cả thủy lục, có kinh nghiệm đánh trận tại Đại Việt nhiền lần khiến Hưng Đạo khốn khổ. Thằng này mà thả về thì nó lại củng cố binh lực quân Vân Nam kéo sang tiếp. Cho chết chìm tao thấy hợp lý. Nhà Trần cũng thả người nhiều đợt rất đàng hoàng, riêng cái thằng Ô Mã Nhi là phải khử.
Sông Bặch đàn chết tươi Ô Mã
 
Nếu Liêm Pha trận ấy mà ko bị cho về vườn, đánh với Bạch Khởi thì ntn nhỉ :doubt:
Trận Trường Bình không được quyết định bằng quân sự, mà quyết định bằng chính trị. Từ trước khi khởi binh Tần Chiêu Tương Vương đã xác định thắng bằng quân sự là không thể, nên đấu bằng Quốc Lực, thống soái của quân Triệu là Liêm Pha, thống soái của quân Tần là Vương Hột.
Chỉ khi nước Triệu thay Triệu Quát thì Tần mới thay Vương Hột bằng Bạch Khởi, vì sao vì đơn giản lúc này Triệu thay đổi chiến lược là không phòng thủ nữa mà phải quyết định thắng thua vì 40 vạn quân Triệu ăn sạch lương thực, còn Tần sao biến pháp đã trở thành một nước giàu mạnh. Liêm Pha chỉ đại diện cho phe phòng thủ, Triệu Quát đại diện cho phe tấn công mà thôi.
Bạch Khởi từng tâu với Tần Vương : Bất kì tướng nước Triệu nào cầm quân mà chuyển thủ thành công thì thần đều tự tin chiến thắng.
 
Trần Hưng Đạo xưa cũng có cái trò hứa là thả xong vẫn âm thầm cho người dùi thủng thuyền làm chết bao nhiêu hàng binh nhà Nguyên. Từ đó bọn Tàu nó cũng chả bao giờ tin vào cái mồm dân An Nam, đến thời Lê Lợi bao vây quân Minh, hứa là sẽ tha nhưng chúng nó đéo tin nữa, cố thủ đánh đến cùng. Cuối cùng kéo dài thêm cuộc chiến, về sau Lê Lợi giữ chữ tín cũng có thả về thật chứ không làm cái trò hứa mõm.
Ô mã nhi chết là đáng rồi, tướng giỏi bậc nhất, lại còn tội tày đình là quật mồ mả nhà trần, đắn đo lắm mới giết đó, chứ những thằng khác thả về ráo một
 
Top